Chuyện nhà quê - Anh hờ hờ (Nguyễn Quang Lập)
Phương Như | Chat Online | |
11/07/2019 19:55:51 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
72 lượt xem
- * Chuyện nhà quê - Tuyệt tình (Nguyễn Quang Lập) (Văn học trong nước)
- * Chuyện nhà quê - Những giấc mơ phải gió (Nguyễn Quang Lập) (Văn học trong nước)
- * Em (Huynhuyn) (Văn học trong nước)
- * Chuyện nhà quê - Quê cha chí dị (Nguyễn Quang Lập) (Văn học trong nước)
Sáng nay hết tiền, lò dò ra cột rút tiền, vừa đẩy cửa cabin ATM thì gặp ngay một người đàn bà chừng năm mươi tuổi. Chị nhìn mình cười cười, nói chào nhà văn rồi cúi mặt bỏ đi. Nhìn mặt hơi quen quen nhưng không nhớ ra là ai, nghĩ bụng chắc là một blogger nào đó. Đỗ Trung Quân vẫn hay trêu mình, nói bác Lập có cả một trung đoàn fans hâm mộ tiền mãn kinh, đi đâu cũng gặp, ngồi đâu cũng gặp. Hi hi, nghĩ bụng chắc chị này cũng vậy. Về tới nhà mới nhớ ra đó là vợ anh Hờ Hờ. Ủa, vợ chồng anh Hờ Hờ vào Sài Gòn khi nào nhỉ?
Gọi là anh Hờ Hờ là vì anh này hay cười hờ hờ, nói gì cũng cười hờ hờ rồi mới nói. Đầu câu cười hờ hờ, cuối câu lại cười hờ hờ, rất vui. Anh to cao đen thui, rất gấu. Người như võ sĩ hạng nặng, thơ phú thì ỏn ẻn như con gái, sến chảy nước. May là anh chỉ đọc thơ cho con gái nghe, chưa khi nào bắt mình nghe thơ anh cả. Hồi mình còn làm báo Văn Nghệ Trẻ, anh hay ghé qua tòa soạn chơi, rủ mình và Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thành Phong đi nhậu. Tan cuộc tất nhiên anh dành lấy việc trả tiền và nhét vào tay tụi mình một chùm thơ. Thơ dở quá chẳng đăng được, lần sau anh lại đến, không hỏi vì sao không đăng thơ, lại kéo tụi mình đi nhậu, lại giành trả tiền, lại dúi vào tay một chùm thơ. Miết rồi cũng ớn, nhậu của người ta quá nhiều mà không in cho người ta được cái gì ngượng lắm. Những lần sau cả bọn thấy anh là trốn biệt.
Cộng tác viên như vậy khá nhiều, mình cũng không để ý. Về sau mới biết anh ở tận Sơn Tây, cách Hà Nội bốn chục cây mà ngày nào cũng về đánh đu với đám văn sĩ Hà Thành, thật phục quá. Một hôm mình với anh Nguyễn Khải đang ngồi uống nước chè ở hồ HaLe, bỗng thấy anh từ đâu xộc tới, vỗ vai mình đánh bốp, cười hờ hờ, nói chú mày mà dám quen Nguyễn Khải à, hờ hờ. Anh lại vỗ vai Nguyễn Khải đánh bốp, cười hờ hờ, nói đại ca ra khi nào không báo cho thằng em biết, tệ quá tệ quá, hờ hờ.
Anh cố kéo mình với Nguyễn Khải vào quán nhậu cho bằng được nhưng cả hai đều khẩn khoản nói phét đang họp trong Hội Nhà văn, không đi được. Anh đi rồi, Nguyễn Khải mới nhìn theo, cười cái hậc, nói người ta mua danh ba vạn, thằng này mua danh mười mấy tấn lúa, hơn chục con lợn rồi. Mình trợn mắt há mồm, nói thật thế hả anh. Nguyễn Khải gật đầu nhếch mép cười, nói tôi nói phét làm gì. Nhà văn thằng nào cũng hành vợ, tôi cũng thế, nhưng không thấy thằng nào hành vợ như thằng này. Kinh lắm. Để tôi kể cho nghe.
Nguyễn Khải túc tắc kể, nói thằng này trước đây khá lắm, nhà nó thuộc loại giàu nhất làng, từ ngày nó đổ đốn làm thơ mới khuynh gia bại sản. Cứ mỗi lần nó đòi in thơ là vợ nó mặt xanh như đít nhái. Một tập thơ tiền in hết nửa tấn, tiền nhậu hết nửa tấn với một con lợn, kinh không. Thỉnh thoảng nó lôi bằng được một ông nhà văn nào đó ở Hà Nội về nhà, bắt vợ mổ lợn khao cả làng, khổ thế chứ. Nó đòi vào Hội Nhà văn cho bằng được, khổ nỗi thơ nó quá tệ, chẳng ai cho vào. Năm sáu năm liền, cứ đến mùa xét kết nạp Hội viên mới, nó lại bắt vợ mổ lợn, mời các ông nhà văn Hà Nội về nhậu để kiếm phiếu, sáu con lợn đi toi mà chẳng vào được. Tôi cũng được nó lôi về làng một lần. Khổ, nào tôi có biết nó là ai, thơ phú thế nào đâu. Chỉ vì tôi chơi với ông anh họ của nó thành ra phải quen nó. Thời tôi ở Hà Nội, ngày nào nó cũng chèo kéo tôi về làng, nể quá tôi đành tắc lưỡi về nhà nó một lần cho biết.
Chẳng ngờ về tới làng, giật mình thấy cái băng rôn treo ở cổng làng: Nhiệt liệt chào mừng đồng chí nhà văn Nguyễn Khải…, thất kinh. Té ra thằng này làm trưởng thôn. Nó xui làng mổ bò khao “nhân sự kiện” tôi về nhà nó, chết mẹ thế. Đáng ra tôi chửi nó một trận về cái tội đã dùng tôi làm trò lố bịch, nhưng thấy con vợ nó chạy ngược ngước xuôi lo lắng bữa tiệc, thương quá nên thôi. Con vợ nó tội lắm ông ạ. Nghe nói ngày xưa đẹp nhất làng, vì nó mà héo quắt như cành củi khô…
Mấy ngày sau, vừa bảnh mắt tôi đã nghe tiếng gõ cửa, rất ngạc nhiên. Mở cửa thì thấy con vợ nó đứng trước mặt, nói em về đây chỉ xin bác một điều thôi. Bác cho chồng em vào Hội Nhà văn đi bác. Mình kéo vợ nó vào nhà, nói tôi không là Ban chấp hành, chẳng quyền thế gì. Giả sử là Ban chấp hành cũng không can thiệp được, dưới hội đồng người ta bỏ phiếu kín. Thơ thì khó lắm, mấy trăm người mới chọn được vài người, phải kiên nhẫn chờ thôi, chẳng biết làm thế nào. Vợ nó ôm mặt khóc òa, nói nhà em mất sáu con lợn tạ rồi bác ơi.
Nghe Nguyễn Khải kể, mình đâm tò mò, định bụng thế nào cũng về nhà anh một lần xem sao. Mơ được ước thấy, hôm sau gặp anh, chưa kịp mở mồm anh đã cười hờ hờ, nói chú mày nhất định phải về nhà anh, không anh không thèm nhìn mặt chú mày nữa, hờ hờ. Mình đi ngay. Anh không mổ lợn đãi mình nhưng cũng bày tiệc linh đình lắm. Chị vợ anh cứ vào vào ra ra, hết lấy cái này lại lấy cái kia, chèo kéo thế nào cũng nhất định không chịu vào mâm. Anh xua tay cười hờ hờ, nói chú mày không cần quan tâm, đàn bà chân đất mắt toét biết gì văn chương thơ phú, ngồi vào đây hỏng cả mâm rượu. Mình cười, nói anh nói anh tốn trăm bài thơ mới tán đổ chị cơ mà. Chị không biết văn chương thơ phú sao anh phải tốn thơ tặng? Anh cười hờ hờ kéo cổ mình thì thầm, nói ngày xưa đang tán nhau, mỗi lần tao đọc thơ mắt nó long lanh ứa lệ. Tao tưởng nó mê thơ tao thật mới cưới nó làm vợ. Chẳng ngờ nó khinh thơ tao như cỏ rác, nó chỉ mê con cu tao thôi, mê con cu tao thôi... bi kịch bi kịch, hờ hờ.
Tháng sau anh chở một em mắt xanh mỏ đỏ tới tòa soạn, giới thiệu là bạn gái. Em này mắt lươn, tính hay cười, ai nói gì cũng cười tít mắt rất vui. Anh ôm vai cô bé cười hờ hờ, nói đây mới đúng là nữ thần tình yêu của tao, thuộc cả trăm bài thơ tình của tao rồi đấy. Cô bé cười he he he, nói một chăm mười chín bài cơ, bài lào em cũng thuộc nòng. Mình nói em thích thơ người yêu em lắm à. Cô lại cười he he he, nói vâng, bài lào của anh í em cũng thấy nâng nâng.
Anh khoa chân múa tay, cười hơ hơ, nói hễ tao đọc bài nào em cũng khóc, em rất hiểu thơ tao. Con mụ vợ già của tao thì ngược lại, mỗi lần tao đọc thơ nó đều nhăn mặt che mũi như đang nghe mùi rắm, đúng là loại vô văn hóa. Cô bé lại cười he he he, nói chời chời, biết nòng dạ người ta ra xao mà anh lói vậy. Mình vỗ đùi đánh đét, nói em nói hay lắm, biết đâu anh đang đi với em thì ở nhà chị ấy lại đi theo nhà thơ khác. Anh cười hờ hờ, nói càng tốt, tao đang mơ có ai đó rước con vợ vô văn hóa đi cho tao nhờ, hờ hờ.
Sáng nay sau khi gặp chị, chợt nhớ đến chuyện này, mình hỏi mãi mới tìm được số máy của anh, gọi điện cho anh, nói anh chị vô Sài Gòn rồi à. Anh cười hờ hờ, nói đâu có, vợ tao theo trai biến vô Sài Gòn, thả cả đàn con cho tao, hờ hờ. Mình nói cái cô bé ngày xưa thế nào. Anh cười hờ hờ, nói bé nào? Chả nhớ bé nào, tao có cả chục bé nhưng cũng biến sạch cả rồi, toàn loại vô văn hóa, chúng chỉ mê con cu tao thôi, hờ hờ.
Gọi là anh Hờ Hờ là vì anh này hay cười hờ hờ, nói gì cũng cười hờ hờ rồi mới nói. Đầu câu cười hờ hờ, cuối câu lại cười hờ hờ, rất vui. Anh to cao đen thui, rất gấu. Người như võ sĩ hạng nặng, thơ phú thì ỏn ẻn như con gái, sến chảy nước. May là anh chỉ đọc thơ cho con gái nghe, chưa khi nào bắt mình nghe thơ anh cả. Hồi mình còn làm báo Văn Nghệ Trẻ, anh hay ghé qua tòa soạn chơi, rủ mình và Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thành Phong đi nhậu. Tan cuộc tất nhiên anh dành lấy việc trả tiền và nhét vào tay tụi mình một chùm thơ. Thơ dở quá chẳng đăng được, lần sau anh lại đến, không hỏi vì sao không đăng thơ, lại kéo tụi mình đi nhậu, lại giành trả tiền, lại dúi vào tay một chùm thơ. Miết rồi cũng ớn, nhậu của người ta quá nhiều mà không in cho người ta được cái gì ngượng lắm. Những lần sau cả bọn thấy anh là trốn biệt.
Cộng tác viên như vậy khá nhiều, mình cũng không để ý. Về sau mới biết anh ở tận Sơn Tây, cách Hà Nội bốn chục cây mà ngày nào cũng về đánh đu với đám văn sĩ Hà Thành, thật phục quá. Một hôm mình với anh Nguyễn Khải đang ngồi uống nước chè ở hồ HaLe, bỗng thấy anh từ đâu xộc tới, vỗ vai mình đánh bốp, cười hờ hờ, nói chú mày mà dám quen Nguyễn Khải à, hờ hờ. Anh lại vỗ vai Nguyễn Khải đánh bốp, cười hờ hờ, nói đại ca ra khi nào không báo cho thằng em biết, tệ quá tệ quá, hờ hờ.
Anh cố kéo mình với Nguyễn Khải vào quán nhậu cho bằng được nhưng cả hai đều khẩn khoản nói phét đang họp trong Hội Nhà văn, không đi được. Anh đi rồi, Nguyễn Khải mới nhìn theo, cười cái hậc, nói người ta mua danh ba vạn, thằng này mua danh mười mấy tấn lúa, hơn chục con lợn rồi. Mình trợn mắt há mồm, nói thật thế hả anh. Nguyễn Khải gật đầu nhếch mép cười, nói tôi nói phét làm gì. Nhà văn thằng nào cũng hành vợ, tôi cũng thế, nhưng không thấy thằng nào hành vợ như thằng này. Kinh lắm. Để tôi kể cho nghe.
Nguyễn Khải túc tắc kể, nói thằng này trước đây khá lắm, nhà nó thuộc loại giàu nhất làng, từ ngày nó đổ đốn làm thơ mới khuynh gia bại sản. Cứ mỗi lần nó đòi in thơ là vợ nó mặt xanh như đít nhái. Một tập thơ tiền in hết nửa tấn, tiền nhậu hết nửa tấn với một con lợn, kinh không. Thỉnh thoảng nó lôi bằng được một ông nhà văn nào đó ở Hà Nội về nhà, bắt vợ mổ lợn khao cả làng, khổ thế chứ. Nó đòi vào Hội Nhà văn cho bằng được, khổ nỗi thơ nó quá tệ, chẳng ai cho vào. Năm sáu năm liền, cứ đến mùa xét kết nạp Hội viên mới, nó lại bắt vợ mổ lợn, mời các ông nhà văn Hà Nội về nhậu để kiếm phiếu, sáu con lợn đi toi mà chẳng vào được. Tôi cũng được nó lôi về làng một lần. Khổ, nào tôi có biết nó là ai, thơ phú thế nào đâu. Chỉ vì tôi chơi với ông anh họ của nó thành ra phải quen nó. Thời tôi ở Hà Nội, ngày nào nó cũng chèo kéo tôi về làng, nể quá tôi đành tắc lưỡi về nhà nó một lần cho biết.
Chẳng ngờ về tới làng, giật mình thấy cái băng rôn treo ở cổng làng: Nhiệt liệt chào mừng đồng chí nhà văn Nguyễn Khải…, thất kinh. Té ra thằng này làm trưởng thôn. Nó xui làng mổ bò khao “nhân sự kiện” tôi về nhà nó, chết mẹ thế. Đáng ra tôi chửi nó một trận về cái tội đã dùng tôi làm trò lố bịch, nhưng thấy con vợ nó chạy ngược ngước xuôi lo lắng bữa tiệc, thương quá nên thôi. Con vợ nó tội lắm ông ạ. Nghe nói ngày xưa đẹp nhất làng, vì nó mà héo quắt như cành củi khô…
Mấy ngày sau, vừa bảnh mắt tôi đã nghe tiếng gõ cửa, rất ngạc nhiên. Mở cửa thì thấy con vợ nó đứng trước mặt, nói em về đây chỉ xin bác một điều thôi. Bác cho chồng em vào Hội Nhà văn đi bác. Mình kéo vợ nó vào nhà, nói tôi không là Ban chấp hành, chẳng quyền thế gì. Giả sử là Ban chấp hành cũng không can thiệp được, dưới hội đồng người ta bỏ phiếu kín. Thơ thì khó lắm, mấy trăm người mới chọn được vài người, phải kiên nhẫn chờ thôi, chẳng biết làm thế nào. Vợ nó ôm mặt khóc òa, nói nhà em mất sáu con lợn tạ rồi bác ơi.
Nghe Nguyễn Khải kể, mình đâm tò mò, định bụng thế nào cũng về nhà anh một lần xem sao. Mơ được ước thấy, hôm sau gặp anh, chưa kịp mở mồm anh đã cười hờ hờ, nói chú mày nhất định phải về nhà anh, không anh không thèm nhìn mặt chú mày nữa, hờ hờ. Mình đi ngay. Anh không mổ lợn đãi mình nhưng cũng bày tiệc linh đình lắm. Chị vợ anh cứ vào vào ra ra, hết lấy cái này lại lấy cái kia, chèo kéo thế nào cũng nhất định không chịu vào mâm. Anh xua tay cười hờ hờ, nói chú mày không cần quan tâm, đàn bà chân đất mắt toét biết gì văn chương thơ phú, ngồi vào đây hỏng cả mâm rượu. Mình cười, nói anh nói anh tốn trăm bài thơ mới tán đổ chị cơ mà. Chị không biết văn chương thơ phú sao anh phải tốn thơ tặng? Anh cười hờ hờ kéo cổ mình thì thầm, nói ngày xưa đang tán nhau, mỗi lần tao đọc thơ mắt nó long lanh ứa lệ. Tao tưởng nó mê thơ tao thật mới cưới nó làm vợ. Chẳng ngờ nó khinh thơ tao như cỏ rác, nó chỉ mê con cu tao thôi, mê con cu tao thôi... bi kịch bi kịch, hờ hờ.
Tháng sau anh chở một em mắt xanh mỏ đỏ tới tòa soạn, giới thiệu là bạn gái. Em này mắt lươn, tính hay cười, ai nói gì cũng cười tít mắt rất vui. Anh ôm vai cô bé cười hờ hờ, nói đây mới đúng là nữ thần tình yêu của tao, thuộc cả trăm bài thơ tình của tao rồi đấy. Cô bé cười he he he, nói một chăm mười chín bài cơ, bài lào em cũng thuộc nòng. Mình nói em thích thơ người yêu em lắm à. Cô lại cười he he he, nói vâng, bài lào của anh í em cũng thấy nâng nâng.
Anh khoa chân múa tay, cười hơ hơ, nói hễ tao đọc bài nào em cũng khóc, em rất hiểu thơ tao. Con mụ vợ già của tao thì ngược lại, mỗi lần tao đọc thơ nó đều nhăn mặt che mũi như đang nghe mùi rắm, đúng là loại vô văn hóa. Cô bé lại cười he he he, nói chời chời, biết nòng dạ người ta ra xao mà anh lói vậy. Mình vỗ đùi đánh đét, nói em nói hay lắm, biết đâu anh đang đi với em thì ở nhà chị ấy lại đi theo nhà thơ khác. Anh cười hờ hờ, nói càng tốt, tao đang mơ có ai đó rước con vợ vô văn hóa đi cho tao nhờ, hờ hờ.
Sáng nay sau khi gặp chị, chợt nhớ đến chuyện này, mình hỏi mãi mới tìm được số máy của anh, gọi điện cho anh, nói anh chị vô Sài Gòn rồi à. Anh cười hờ hờ, nói đâu có, vợ tao theo trai biến vô Sài Gòn, thả cả đàn con cho tao, hờ hờ. Mình nói cái cô bé ngày xưa thế nào. Anh cười hờ hờ, nói bé nào? Chả nhớ bé nào, tao có cả chục bé nhưng cũng biến sạch cả rồi, toàn loại vô văn hóa, chúng chỉ mê con cu tao thôi, hờ hờ.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!