Bến không chồng - Chương 3 (Dương Hướng)
Phương Như | Chat Online | |
11/07/2019 21:02:06 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
98 lượt xem
- * Bến không chồng - Chương 4 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
- * Bến không chồng - Chương 5 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
- * Bến không chồng - Chương 2 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
- * Bến không chồng - Chương 1 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
Trong ánh mắt đen láy của bé Hạnh, làng Đông là thế giới huyền diệu, luỹ tre làng xanh mượt, những thân cau cao vút, dòng sông Đình lung linh in bóng cây quéo và nhịp cầu Đá Bạc.
Vốn nhạy cảm, nhút nhát, Hạnh sợ cả hai con chó đá, suốt ngày cứ nhe răng gầm gừ trước cửa đình Đông. Hạnh sợ nhất con ma mắt đỏ trên cây duối đầu cánh mả Rốt. Tuy sợ đủ thứ nhưng bé Hạnh vẫn nhằng nhẵng theo anh Hà, anh Hiệp ra đồng. Hạnh đội chiếc nón rách của mẹ lon ton chạy trên các bờ ruộng, bờ mương xem hai anh của nó cắt cỏ, bắt cua, tát cá. Nhiệm vụ của Hạnh được hai anh giao bắt cào cào cho sáo. Suốt ngày Hạnh rít rít với chú sáo trong lồng: "Mày phải ra đồng với chị, ở nhà một mình là anh cu mèo nó xơi thịt".
Đồng quê cứ rộn ràng trong lòng bé Hạnh. Cô nhẩy tâng tâng nhìn những nhành lúa nếp, những củ khoai lang, những bắp ngô non vùi trong đống lửa cháy nghi ngút giữa đồng. Mắt cô bé sáng lên khi nghe những tiếng nổ lách tách. Những hạt thóc, hạt ngô nhẩy lên trong than nóng, nở ra trắng toát...
Bây giờ là mùa xuân, mùa trồng đậu. Khắp cánh đồng mầu rực lên những dây cờ xanh, đỏ, trắng vàng và những thằng người nộm. Chúng đứng im phắc như những bóng ma đội nón mê, áo quần tả tơi giương roi doạ dẫm lũ chim sẻ. Lũ chim sẻ khôn như ranh, sà xuống chén những mầm đậu non mới nhú lên khỏi mặt đất. Bé Hạnh say sưa ngắm những mầm đậu đội mũ đứng thành hàng đầu tăm tắp dưới làn mưa xuân lất phất bay.
- Vào lều ngay! Cấm được ra mưa đứng - Anh Hà ra lệnh - Chúng tao đi đặt bẫy chim.
Bé Hạnh ngoan ngoãn chui vào lêu. Mái lều khum khum do hai anh nó làm bằng ngọn rào lợp bằng những tàu lá chuối. Hạnh kiêu hãnh thấy lều của ba anh em nó to và đẹp nhất cánh đồng màu. Ngồi trong lều mà bé Hạnh quan tâm đến đủ mọi thứ. Chú chuồn chuồn to kềnh có tấm thân đỏ au và bộ cánh vàng óng mà không hiểu sao lại bị đàn kiến nhỏ xíu bâu vào xâu xé. Bé Hạnh đang nằm bò trong lều nhìn ra thì thấy thằng Nghĩa cháu cụ Nghiên hay kể chuyện cổ tích cho nó nghe. Bé Hạnh nhổm dậy chạy ra khỏi lều gọi thằng Nghĩa. Thằng Nghĩa một tay cầm thuổng, một tay xách xâu chuột đứng trước cửa lều, Hạnh nhìn trân trân những con chuột đang giãy giụa trên tay Nghĩa.
- Mày có thích chuột con không?
Thằng Nghĩa nói và móc trong túi ra một nắm con tý đỏ hỏn chưa mở mắt đưa cho Hạnh.
- Ừ, em sợ.
- Sợ gì, về cho mèo!
- Em ứ lấy chuột, em thích đi xem nhà thờ. Tối nay anh phải cho em đi xem nhà thờ.
- Thằng Hà thằng Hiệp nó không cho mày đi đâu.
- Một mình anh dẫn em đi vậy. Em cho anh cái này.
Hạnh kéo tay thằng Nghĩa chui vào lều. Trời lất phất mưa. Hai đứa nằm cuộn tròn trong ổ lá chuối khô.
- Em cho anh củ khoai to nhất đấy, tối anh phải cho em đi xem nhà thờ Thượng.
Nghĩa khoái chí nằm ăn khoai. Mỗi chuyện cái Hạnh đi xem nhà thờ mà Nghĩa đã dỗ của nó khối thứ. Nó kể cho Hạnh nghe đủ mọi chuyện hấp dẫn trong nhà thờ Thượng. Cái Hạnh nằm nghe Nghĩa kể chuyện và nhìn về tháp chuông nhà thờ Thượng cao vút mà xa xôi quá, nó chưa bao giờ được đặt chân tới đó. Chiều chiều từ ngọn tháp đầy bí ẩn kia cứ ngân lên những hồi chuông làm xao động tâm hồn bé Hạnh. Bất chợt, Hạnh nhìn thấy trên đường từ nhà thờ Thượng có đoàn người quần áo sặc sỡ đang đi về phía Hạnh.
- Anh Nghĩa ơi, lại có đám rước! - Bé Hạnh reo lên.
Thằng Nghĩa chồm dậy cầm thuổng lao lên đường cái.
- Anh làm gì thế?
- Phải trừng trị bọn đi đạo - Nghĩa nói - Bữa trước bọn tao sang nhà thờ bị bọn nó bắt nạt.
Thằng Nghĩa hối hải trừng trị bọn đi đạo bằng cách khoét xuống đường thành hình một cây thánh giá khổng lồ kín cả mặt đường.
- Chúng muốn qua đấy phải bước qua mặt Chúa của chúng! - Nghĩa lẩm bẩm. Vẽ xong cây thánh giá, Nghĩa kéo Hạnh chạy về lều nằm chờ đám rước tới. Đám rước là những con chiên khoẻ mạnh mặc đồ trắng nhông nhông khiêng đức cha ngồi trên chiếc võng đỏ thẫm đi trước, các ông già bà cả lốc nhốc theo sau.
- Chú Xình bảo tao, bọn đi đạo là bọn phản động. Chúng lấy cớ đi rước cha từ nhà thờ này đến nhà thờ kia để làm gián điệp.
Hạnh run bắn khi đám rước tới gần. Các con chiên nháo nhác nhìn cây thánh giá trên đường sợ hãi đưa tay làm dấu lia lịa.
- Chúa sẽ trừng phạt những kẻ vô thần dám báng bổ Chúa.
Đức cha chau mày đưa tay làm dấu ra hiệu cho các con chiên khiêng cha đi men theo vườn đậu. Hạnh run sợ như chính mình vừa gây ra một tội lỗi ghê gớm lắm.
- Chúa sẽ trừng phạt anh - Hạnh nói.
- Chẳng có Chúa nào hết, chú Xình bảo thế, và tao chỉ thấy mỗi lão cha cố nằm chổng vó trên võng, bắt lũ con chiên phải è cổ ra khiêng. Tao muốn trừng trị những kẻ phản động như trừng trị những con chuột.
Thằng Nghĩa hung hăng đóng một chiếc cọc treo lũ chuột lên, vơ rác, bật diêm đốt.
- Chúng mày phải chết nhục nhã, loài sâu bọ! - Nghĩa hét lên nhảy tâng tâng nhìn lũ chuột giẫy dụa quằn quại dưới ngọn lửa lem lém bốc mùi khét lẹt. Những con chuột mắt lồi ra, da căng mọng sùi ra những giọt mỡ xèo xèo. Xử tội xong lũ chuột to, thằng Nghĩa lại bắt lũ chuột con cho vào cóng bơ treo lên ngọn lửa. Nhìn lũ chuột con quằn quại vì nóng, Hạnh xô lại đạp tung cái cóng bơ văng ra khỏi ngọn lửa rồi ngồi bệt xuống đất khóc thút thít. Nghĩa cười khoái chí nhìn cái Hạnh khiếp sợ. Anh Hà anh Hiệp của Hạnh về, mang thêm những tù binh mới, đó là những chú rắn nước, những con cóc cụ. Hạnh càng hoảng sợ khi anh Hà, anh Hiệp và Nghĩa hành hình, mổ bụng, lột da những con vật.
- Ấy! Đừng làm thế. "Con cóc là cậu ông trời đấy!" - Hạnh hét lên.
- Mày ngu lắm, cậu ông trời mà phải chui lủi ở đây à?
- Em bảo thật đấy, chính cụ Nghiên nói "Con cóc là cậu ông trời, ai mà đánh nó thì trời đánh cho". Hạnh bỏ chạy lên đường cái. Nó chợt sững lại khi nhìn thấy chú Vạn.
- Cháu có phải con mẹ Nhân?
- Vâng ạ!
- Hai anh của cháu đâu?
Hạnh dẫn chú Vạn tới vườn đậu, Nguyễn Vạn tần ngần nhìn ba đứa trẻ đang say sưa xử tử những con vật. Nguyễn Vạn nhận ra hai đứa trẻ sinh đôi của chị Nhân, thằng Hà thằng Hiệp đều giống bố nó như đúc.
- Chú có phải ở chỗ bố cháu về hả?
Thằng Hà mạnh dạn đến hỏi chú Vạn.
- Ừ! - Chú Vạn nói.
- Bố cháu bao giờ về hả chú?
- Không! Bố cháu chưa thể về được - Cả bốn đứa trẻ theo chú Vạn về làng. Thằng Hà thằng Hiệp nghe tiếng mẹ khóc, nó chạy bổ về nhà. Nguyễn Vạn bế xốc bé Hạnh lên:
- Chú chẳng giấu cháu nữa - Vạn nói - Bố đã hy sinh ngoài mặt trận - Bé Hạnh bỗng tu lên khóc. Chú Vạn bế nó về đến nhà, nó thấy mẹ và cả hai anh của nó đang khóc vật vã. Trong nhà ngoài sân người ra vào nườm nượp. Mẹ nó ôm chầm lấy nó khóc: "Con ơi, bố chết rồi".
Chị Nhân thấy mình như đang ở một thế giới khác, mọi cảnh vật quanh chị đều nhuộm màu chết chóc. Nằm mãi chị cũng phải gượng dậy đi lại xem xét nhà cửa. Con lợn nằm chũi trong đống rác ở góc chuồng, chị lại ngỡ nó cũng chết ngoẻo rồi. Chị cầm chiếc gậy chọc vào đít con lợn, nó hoảng hốt chồm dậy. Đã mất mấy ngày nay chị không cho con lợn ăn mà nó vẫn sống. Con Hạnh chị đã cho nó ra đình Đông ở hẳn với chú Vạn, hai thằng con sinh đôi của chị chắc gì chúng hỏi han đến lợn gà.
Chị Nhân lặng lẽ cầm rổ ra ao vớt bèo, nhìn đàn cá mè ngáp ăn nổi đặc ao, chị nghĩ là chúng cũng đang bị ngạt thở. Chị thấy ngực đau nhói, mắt hoa lên. Mấy đêm nay chị liên tục mơ thấy chồng về, anh ấy cứ lặng lẽ đứng bên giường chị mà chẳng nói gì cả. "Bố thằng Hà về đấy à? Khiếp! Sao nhà cứ bôi nhem cái mặt thế kia hả? Chú Vạn cùng về rồi đấy! Chú ấy có bao nhiêu là huân chương. Nhà đừng doạ tôi nữa, vào đây với tôi đi". Chồng chị nhẩy bổ lên giường đè sấn lên người chị, chị thấy mình chìm nghỉm xuống vực thẳm, chân tay chị tê dại. Chị chới với giãy dụa, đạp: "Ối! Bố thằng Hà, đứng làm thế, tôi chết mất". Chị hét lên cố vùng dậy. "Mẹ nói lảm nhảm gì con sợ lắm". Tiếng thằng Hà vang lên trong đêm làm chỉ tỉnh giấc. Chị nghe tiếng hai con mèo rên rỉ như tiếng trẻ con khóc, thỉnh thoảng chúng lại rượt đuổi nhau trên mái nhà gào rống lên từng cơn. Chị loạng choạng dậy mở cửa, cầm cây sào khuơ khuơ, hai con mèo hoảng hốt chạy vụt vào vườn chuối. Chị cứ đứng nhìn mãi mảnh vườn trước cửa. Ánh trăng vàng nhẫy trên những tàu chuối đẫm sương.
Chị Nhân định lội xuống ao vớt bèo thì nghe thằng Hà gọi giật:
- Mẹ! Mẹ về nghỉ đi, để đó cho chúng con.
Thằng Hà vừa nói vừa cởi quần áo nhảy phốc xuống ao. Nước ao sủi bùn đục ngầu. Thằng Hiệp xách xâu chim sẻ vừa bẫy được đến khoe mẹ.
- Chúng con quây được cả đàn đến hai chục con! Con đã đem cho chú Vạn và cái Hạnh một chục.
Chị Nhân nhìn mãi xâu chim, có con đang giãy chết run lẩy bẩy rã cánh rũ rượi. Từ hôm chú Vạn về báo tin chồng hy sinh, chị hay bị xúc động. Theo sau thằng Hiệp về nhà, chị thấy sợ cái bóng của chính chị và bóng thằng Hiệp in lên vạt khoai nước. Chị nhìn mãi bóng hai mẹ con chị cứ dài ngoẵng méo mó dưới ánh nắng nhợt nhạt của buổi chiều. Chưa bao giờ chị thấy hai thằng con sinh đôi lại là chỗ dựa duy nhất của mình như lúc này. Chị thấy mấy ngày nay chúng ra vẻ người lớn, tự giác lo toan mọi việc.
- Mẹ ơi! Như vậy bây giờ gia đình ta là gia đình liệt sỹ mẹ nhỉ?
- Ai bảo con thế?
- Chú Vạn, chú Vạn bảo bố dũng cảm lắm, phải chết như bố mới anh hùng. Chú Vạn còn bảo làm trai phải xông pha nơi chiến trận.
Thằng Hiệp quăng xâu chim xuống sân:
- Bây giờ tao phải làm thịt chúng mày.
Mẹ con chị Nhân vừa ăn cơm xong đã thấy chú Vạn dẫn bé Hạnh về. Bé Hạnh lao vào ôm lấy cổ mẹ như thế nó vừa đi đâu xa lắm.
- Thỉnh thoảng phải dẫn nó về cho đỡ nhớ - chú Vạn nói - Con bé đến kỳ quặc - Bảo ai ăn thịt chim là có tội. Ôi, những con chim béo nhẫy thơm nức mũi...
Chị Ngân ngồi vuốt tóc con Hạnh. Có nó ở nhà ríu rít như con chim non cũng vui, nhưng thương hoàn cảnh chú Vạn mỗi mình đơn độc ở trong gian hậu đình Đông, chị đành để cho con Hạnh đến ở với chú Vạn.
Bây giờ chị cứ vững vàng mà sống. Hoà bình rồi, hai thằng con trai của chị chúng quản cơ ngơi này rồi sẽ ra trò đấy. Bọn nhà giầu đã hết thời, chúng ta sẽ là những chủ nhân của đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế giới sẽ đại đồng. Có ai mà ngờ thằng Đột đơm ràng lại làm được chủ tịch...
Vốn nhạy cảm, nhút nhát, Hạnh sợ cả hai con chó đá, suốt ngày cứ nhe răng gầm gừ trước cửa đình Đông. Hạnh sợ nhất con ma mắt đỏ trên cây duối đầu cánh mả Rốt. Tuy sợ đủ thứ nhưng bé Hạnh vẫn nhằng nhẵng theo anh Hà, anh Hiệp ra đồng. Hạnh đội chiếc nón rách của mẹ lon ton chạy trên các bờ ruộng, bờ mương xem hai anh của nó cắt cỏ, bắt cua, tát cá. Nhiệm vụ của Hạnh được hai anh giao bắt cào cào cho sáo. Suốt ngày Hạnh rít rít với chú sáo trong lồng: "Mày phải ra đồng với chị, ở nhà một mình là anh cu mèo nó xơi thịt".
Đồng quê cứ rộn ràng trong lòng bé Hạnh. Cô nhẩy tâng tâng nhìn những nhành lúa nếp, những củ khoai lang, những bắp ngô non vùi trong đống lửa cháy nghi ngút giữa đồng. Mắt cô bé sáng lên khi nghe những tiếng nổ lách tách. Những hạt thóc, hạt ngô nhẩy lên trong than nóng, nở ra trắng toát...
Bây giờ là mùa xuân, mùa trồng đậu. Khắp cánh đồng mầu rực lên những dây cờ xanh, đỏ, trắng vàng và những thằng người nộm. Chúng đứng im phắc như những bóng ma đội nón mê, áo quần tả tơi giương roi doạ dẫm lũ chim sẻ. Lũ chim sẻ khôn như ranh, sà xuống chén những mầm đậu non mới nhú lên khỏi mặt đất. Bé Hạnh say sưa ngắm những mầm đậu đội mũ đứng thành hàng đầu tăm tắp dưới làn mưa xuân lất phất bay.
- Vào lều ngay! Cấm được ra mưa đứng - Anh Hà ra lệnh - Chúng tao đi đặt bẫy chim.
Bé Hạnh ngoan ngoãn chui vào lêu. Mái lều khum khum do hai anh nó làm bằng ngọn rào lợp bằng những tàu lá chuối. Hạnh kiêu hãnh thấy lều của ba anh em nó to và đẹp nhất cánh đồng màu. Ngồi trong lều mà bé Hạnh quan tâm đến đủ mọi thứ. Chú chuồn chuồn to kềnh có tấm thân đỏ au và bộ cánh vàng óng mà không hiểu sao lại bị đàn kiến nhỏ xíu bâu vào xâu xé. Bé Hạnh đang nằm bò trong lều nhìn ra thì thấy thằng Nghĩa cháu cụ Nghiên hay kể chuyện cổ tích cho nó nghe. Bé Hạnh nhổm dậy chạy ra khỏi lều gọi thằng Nghĩa. Thằng Nghĩa một tay cầm thuổng, một tay xách xâu chuột đứng trước cửa lều, Hạnh nhìn trân trân những con chuột đang giãy giụa trên tay Nghĩa.
- Mày có thích chuột con không?
Thằng Nghĩa nói và móc trong túi ra một nắm con tý đỏ hỏn chưa mở mắt đưa cho Hạnh.
- Ừ, em sợ.
- Sợ gì, về cho mèo!
- Em ứ lấy chuột, em thích đi xem nhà thờ. Tối nay anh phải cho em đi xem nhà thờ.
- Thằng Hà thằng Hiệp nó không cho mày đi đâu.
- Một mình anh dẫn em đi vậy. Em cho anh cái này.
Hạnh kéo tay thằng Nghĩa chui vào lều. Trời lất phất mưa. Hai đứa nằm cuộn tròn trong ổ lá chuối khô.
- Em cho anh củ khoai to nhất đấy, tối anh phải cho em đi xem nhà thờ Thượng.
Nghĩa khoái chí nằm ăn khoai. Mỗi chuyện cái Hạnh đi xem nhà thờ mà Nghĩa đã dỗ của nó khối thứ. Nó kể cho Hạnh nghe đủ mọi chuyện hấp dẫn trong nhà thờ Thượng. Cái Hạnh nằm nghe Nghĩa kể chuyện và nhìn về tháp chuông nhà thờ Thượng cao vút mà xa xôi quá, nó chưa bao giờ được đặt chân tới đó. Chiều chiều từ ngọn tháp đầy bí ẩn kia cứ ngân lên những hồi chuông làm xao động tâm hồn bé Hạnh. Bất chợt, Hạnh nhìn thấy trên đường từ nhà thờ Thượng có đoàn người quần áo sặc sỡ đang đi về phía Hạnh.
- Anh Nghĩa ơi, lại có đám rước! - Bé Hạnh reo lên.
Thằng Nghĩa chồm dậy cầm thuổng lao lên đường cái.
- Anh làm gì thế?
- Phải trừng trị bọn đi đạo - Nghĩa nói - Bữa trước bọn tao sang nhà thờ bị bọn nó bắt nạt.
Thằng Nghĩa hối hải trừng trị bọn đi đạo bằng cách khoét xuống đường thành hình một cây thánh giá khổng lồ kín cả mặt đường.
- Chúng muốn qua đấy phải bước qua mặt Chúa của chúng! - Nghĩa lẩm bẩm. Vẽ xong cây thánh giá, Nghĩa kéo Hạnh chạy về lều nằm chờ đám rước tới. Đám rước là những con chiên khoẻ mạnh mặc đồ trắng nhông nhông khiêng đức cha ngồi trên chiếc võng đỏ thẫm đi trước, các ông già bà cả lốc nhốc theo sau.
- Chú Xình bảo tao, bọn đi đạo là bọn phản động. Chúng lấy cớ đi rước cha từ nhà thờ này đến nhà thờ kia để làm gián điệp.
Hạnh run bắn khi đám rước tới gần. Các con chiên nháo nhác nhìn cây thánh giá trên đường sợ hãi đưa tay làm dấu lia lịa.
- Chúa sẽ trừng phạt những kẻ vô thần dám báng bổ Chúa.
Đức cha chau mày đưa tay làm dấu ra hiệu cho các con chiên khiêng cha đi men theo vườn đậu. Hạnh run sợ như chính mình vừa gây ra một tội lỗi ghê gớm lắm.
- Chúa sẽ trừng phạt anh - Hạnh nói.
- Chẳng có Chúa nào hết, chú Xình bảo thế, và tao chỉ thấy mỗi lão cha cố nằm chổng vó trên võng, bắt lũ con chiên phải è cổ ra khiêng. Tao muốn trừng trị những kẻ phản động như trừng trị những con chuột.
Thằng Nghĩa hung hăng đóng một chiếc cọc treo lũ chuột lên, vơ rác, bật diêm đốt.
- Chúng mày phải chết nhục nhã, loài sâu bọ! - Nghĩa hét lên nhảy tâng tâng nhìn lũ chuột giẫy dụa quằn quại dưới ngọn lửa lem lém bốc mùi khét lẹt. Những con chuột mắt lồi ra, da căng mọng sùi ra những giọt mỡ xèo xèo. Xử tội xong lũ chuột to, thằng Nghĩa lại bắt lũ chuột con cho vào cóng bơ treo lên ngọn lửa. Nhìn lũ chuột con quằn quại vì nóng, Hạnh xô lại đạp tung cái cóng bơ văng ra khỏi ngọn lửa rồi ngồi bệt xuống đất khóc thút thít. Nghĩa cười khoái chí nhìn cái Hạnh khiếp sợ. Anh Hà anh Hiệp của Hạnh về, mang thêm những tù binh mới, đó là những chú rắn nước, những con cóc cụ. Hạnh càng hoảng sợ khi anh Hà, anh Hiệp và Nghĩa hành hình, mổ bụng, lột da những con vật.
- Ấy! Đừng làm thế. "Con cóc là cậu ông trời đấy!" - Hạnh hét lên.
- Mày ngu lắm, cậu ông trời mà phải chui lủi ở đây à?
- Em bảo thật đấy, chính cụ Nghiên nói "Con cóc là cậu ông trời, ai mà đánh nó thì trời đánh cho". Hạnh bỏ chạy lên đường cái. Nó chợt sững lại khi nhìn thấy chú Vạn.
- Cháu có phải con mẹ Nhân?
- Vâng ạ!
- Hai anh của cháu đâu?
Hạnh dẫn chú Vạn tới vườn đậu, Nguyễn Vạn tần ngần nhìn ba đứa trẻ đang say sưa xử tử những con vật. Nguyễn Vạn nhận ra hai đứa trẻ sinh đôi của chị Nhân, thằng Hà thằng Hiệp đều giống bố nó như đúc.
- Chú có phải ở chỗ bố cháu về hả?
Thằng Hà mạnh dạn đến hỏi chú Vạn.
- Ừ! - Chú Vạn nói.
- Bố cháu bao giờ về hả chú?
- Không! Bố cháu chưa thể về được - Cả bốn đứa trẻ theo chú Vạn về làng. Thằng Hà thằng Hiệp nghe tiếng mẹ khóc, nó chạy bổ về nhà. Nguyễn Vạn bế xốc bé Hạnh lên:
- Chú chẳng giấu cháu nữa - Vạn nói - Bố đã hy sinh ngoài mặt trận - Bé Hạnh bỗng tu lên khóc. Chú Vạn bế nó về đến nhà, nó thấy mẹ và cả hai anh của nó đang khóc vật vã. Trong nhà ngoài sân người ra vào nườm nượp. Mẹ nó ôm chầm lấy nó khóc: "Con ơi, bố chết rồi".
Chị Nhân thấy mình như đang ở một thế giới khác, mọi cảnh vật quanh chị đều nhuộm màu chết chóc. Nằm mãi chị cũng phải gượng dậy đi lại xem xét nhà cửa. Con lợn nằm chũi trong đống rác ở góc chuồng, chị lại ngỡ nó cũng chết ngoẻo rồi. Chị cầm chiếc gậy chọc vào đít con lợn, nó hoảng hốt chồm dậy. Đã mất mấy ngày nay chị không cho con lợn ăn mà nó vẫn sống. Con Hạnh chị đã cho nó ra đình Đông ở hẳn với chú Vạn, hai thằng con sinh đôi của chị chắc gì chúng hỏi han đến lợn gà.
Chị Nhân lặng lẽ cầm rổ ra ao vớt bèo, nhìn đàn cá mè ngáp ăn nổi đặc ao, chị nghĩ là chúng cũng đang bị ngạt thở. Chị thấy ngực đau nhói, mắt hoa lên. Mấy đêm nay chị liên tục mơ thấy chồng về, anh ấy cứ lặng lẽ đứng bên giường chị mà chẳng nói gì cả. "Bố thằng Hà về đấy à? Khiếp! Sao nhà cứ bôi nhem cái mặt thế kia hả? Chú Vạn cùng về rồi đấy! Chú ấy có bao nhiêu là huân chương. Nhà đừng doạ tôi nữa, vào đây với tôi đi". Chồng chị nhẩy bổ lên giường đè sấn lên người chị, chị thấy mình chìm nghỉm xuống vực thẳm, chân tay chị tê dại. Chị chới với giãy dụa, đạp: "Ối! Bố thằng Hà, đứng làm thế, tôi chết mất". Chị hét lên cố vùng dậy. "Mẹ nói lảm nhảm gì con sợ lắm". Tiếng thằng Hà vang lên trong đêm làm chỉ tỉnh giấc. Chị nghe tiếng hai con mèo rên rỉ như tiếng trẻ con khóc, thỉnh thoảng chúng lại rượt đuổi nhau trên mái nhà gào rống lên từng cơn. Chị loạng choạng dậy mở cửa, cầm cây sào khuơ khuơ, hai con mèo hoảng hốt chạy vụt vào vườn chuối. Chị cứ đứng nhìn mãi mảnh vườn trước cửa. Ánh trăng vàng nhẫy trên những tàu chuối đẫm sương.
Chị Nhân định lội xuống ao vớt bèo thì nghe thằng Hà gọi giật:
- Mẹ! Mẹ về nghỉ đi, để đó cho chúng con.
Thằng Hà vừa nói vừa cởi quần áo nhảy phốc xuống ao. Nước ao sủi bùn đục ngầu. Thằng Hiệp xách xâu chim sẻ vừa bẫy được đến khoe mẹ.
- Chúng con quây được cả đàn đến hai chục con! Con đã đem cho chú Vạn và cái Hạnh một chục.
Chị Nhân nhìn mãi xâu chim, có con đang giãy chết run lẩy bẩy rã cánh rũ rượi. Từ hôm chú Vạn về báo tin chồng hy sinh, chị hay bị xúc động. Theo sau thằng Hiệp về nhà, chị thấy sợ cái bóng của chính chị và bóng thằng Hiệp in lên vạt khoai nước. Chị nhìn mãi bóng hai mẹ con chị cứ dài ngoẵng méo mó dưới ánh nắng nhợt nhạt của buổi chiều. Chưa bao giờ chị thấy hai thằng con sinh đôi lại là chỗ dựa duy nhất của mình như lúc này. Chị thấy mấy ngày nay chúng ra vẻ người lớn, tự giác lo toan mọi việc.
- Mẹ ơi! Như vậy bây giờ gia đình ta là gia đình liệt sỹ mẹ nhỉ?
- Ai bảo con thế?
- Chú Vạn, chú Vạn bảo bố dũng cảm lắm, phải chết như bố mới anh hùng. Chú Vạn còn bảo làm trai phải xông pha nơi chiến trận.
Thằng Hiệp quăng xâu chim xuống sân:
- Bây giờ tao phải làm thịt chúng mày.
Mẹ con chị Nhân vừa ăn cơm xong đã thấy chú Vạn dẫn bé Hạnh về. Bé Hạnh lao vào ôm lấy cổ mẹ như thế nó vừa đi đâu xa lắm.
- Thỉnh thoảng phải dẫn nó về cho đỡ nhớ - chú Vạn nói - Con bé đến kỳ quặc - Bảo ai ăn thịt chim là có tội. Ôi, những con chim béo nhẫy thơm nức mũi...
Chị Ngân ngồi vuốt tóc con Hạnh. Có nó ở nhà ríu rít như con chim non cũng vui, nhưng thương hoàn cảnh chú Vạn mỗi mình đơn độc ở trong gian hậu đình Đông, chị đành để cho con Hạnh đến ở với chú Vạn.
Bây giờ chị cứ vững vàng mà sống. Hoà bình rồi, hai thằng con trai của chị chúng quản cơ ngơi này rồi sẽ ra trò đấy. Bọn nhà giầu đã hết thời, chúng ta sẽ là những chủ nhân của đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế giới sẽ đại đồng. Có ai mà ngờ thằng Đột đơm ràng lại làm được chủ tịch...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!