Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Chương 80)
Only 1 | Chat Online | |
11/07/2019 23:47:19 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
90 lượt xem
- * Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Chương 81) (Văn học trong nước)
- * Đánh bạc (Tản Đà) (Văn học trong nước)
- * Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Chương 79) (Văn học trong nước)
- * Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Chương 78) (Văn học trong nước)
Thằng Tường cũng quay nhìn con Nhi. Từ lúc nó xông vào giải vây, cô “công chúa” nhỏ vẫn đứng yên một chỗ, đăm đăm nhìn “phò mã” của mình.
Tường có vẻ bối rối khi bắt gặp ánh mắt trìu mến của con Nhi. Bằng những bước thật chậm, nó tiến lại gần cô “công chúa” đến từ xóm Miễu.
- Công chúa đừng sợ. - Tường nói, giọng nhẹ như tiếng sáo.
Tôi chưa từng kể cho Tường nghe mọt cách tỉ mỉ về cuộc gặp gỡ giữa tôi và cha con ông Tám Tàng nhưng lúc này cách xử sự của nó giống hệt những gì tôi đã làm ở xóm Miễu. Nó không muốn con Nhi thình lình bị lôi tuột ra khỏi thế giới của mình. Còn hơn thế nữa, vẻ mặt và giọng nói của nó còn toát ra sự nâng niu, che chở của một phò mã chính cống.
Con Nhi khẽ lắc đầu khi nghe Tường nói vậy.
Trước cử chỉ của cô bạn nhỏ, hình như có một nụ cười thấp thoáng trên môi Tường. Nó nói, dịu dàng như thể đang nói với một người câm:
- Công chúa muốn nói là công chúa không sợ phải không?
Con Nhi lại lắc đầu, lần này nó mấp máy môi:
- Em không phải là công chúa.
Cứ như thể con Nhi vừa thốt ra một câu hết sức kỳ quái. Tôi bất giác xích sát lại chỗ hai đứa nó đang đứng. Đám trẻ chung quanh cũng đồng loạt dỏng tai lên, hoàn toàn không tự chủ.
Tường cau mày:
- Công chúa nói sao?
- Em nói em không phải là công chúa. - Con Nhi lặp lại, lần này nó nói chậm và rõ đến mức không ai có thể bảo là mình nghe nhầm.
Tường bối rối chỉ tay vào ngực mình:
- Thế…
- Anh cũng không phải là phò mã. - Lần này con Nhi mỉm cười - Em nhớ rồi. Anh là anh Tường…
Nếu như không trấn tĩnh, tôi đã ngã lăn ra đất. Như vậy là con Nhi đã nhận biết thế giới chung quanh. Nó đã ra khỏi cơn mê dài của nó theo cách không ai ngờ tới. Tôi bấm mười ngón tay lên đùi, nhìn sững nó, đoán rằng mấy ngày trước đây lúc nhìn thấy “phò mã” Tường chắc trong tiềm thức nó cũng lờ mờ nhận ra người bạn thân của nó. Nhưng có lẽ phải đợi đến tiếng quát quen thuộc của Tường, tâm trí con Nhi mới bị lay động và bừng tỉnh.
Ở bên cạnh, tụi thằng Dưa giống như bị một bàn tay vô hình chẹn lấy họng, chỉ phát ra những tiếng ú ớ:
- Nó… nó…
“Đức vua” xuất hiện đúng lúc đó.
Từ trên đỉnh đồi ông Tám Tàng chạy như bay xuống, vẫn chiếc áo dài trắng bay phần phật trong gió, tấm khăn choàng quấn quanh ngực và thanh kiếm gỗ trên tay. So với lần gặp gỡ trước, ông chỉ thiếu mỗi chiếc vương miệng trên đầu.
Tôi không nghĩ ông Tám Tàng đủ can đảm ăn mặc như thế khi vượt qua đồi Cỏ Úa (thực sự tôi cũng chưa bao giờ bắt gặp ông trong làng với bộ dạng như vậy) nhưng lập tức tôi suy ra có lẽ khi phát giác con Nhi biến mất, ông quá nóng lòng đi tìm con gái nên không kịp thay đổi trang phục.
Nhìn thấy con Nhi đang bị vây bọc bởi một đám đông, chạy chưa tới nơi ông đã lo lắng huơ kiếm hét vang:
- Tụi kia tránh xa con gái ta ra! Nếu không, ta cho một kiếm bay đầu bây giờ!
Trừ tôi và thằng Tường, mấy đứa kia không biết chuyện gì đang xảy ra. Cả bọn thối lui cả chục bước, mặt lộ vẻ xao xuyến. Sự xuất hiện đột ngột của ông Tám Tàng kèm theo thanh kiếm trên tay và tiếng thét lồng lộng trong gió quả thực gây ấn tượng mãnh liệt còn hơn cả con trâu điên của ông Tư Cang.
Khi ông Tám Tàng chạy tới nơi, tôi thấy nét mặt ông vẫn còn đầy hãi hùng. Ông vung vẩy thanh kiếm, quai hàm bạnh ra giấu đằng sau nó một cái nghiến răng dữ tợn. Thấy con gái bình an, mặt ông thoắt dịu xuống, và tuy ông không nói gì tôi vẫn nghe thấy một âm thanh gì đó đang gầm lên khe khẽ trong cổ họng ông.
Sau khi lướt mắt qua bọn tôi, ông quay sang con gái, hạ giọng:
- Hoàng nhi…
- Con không phải là hoàng nhi.
Trong một thoáng, ông Tám Tàng chống kiếm xuống đất cho khỏi té. Mặt ông tái đi, những vết chân chim trên đuôi mắt không ngớt rung động, và lần này tới lượt ông ngơ ngác:
- Con vừa nói gì, hoàng nhi?
- Con là Nhi. Con không phải hoàng nhi, ba à. - Giọng con Nhi tỉnh táo đến khó tin.
- Con gọi ta là ba? - Ông Tám Tàng ngây ngô hỏi, có vẻ như chính ông chứ không phải con gái ông mới là người mắc kẹt trong thế giới của những kẻ mộng du.
- Dạ. Ba không phải là phụ vương của con. Ba là ba của con.
Con Nhi đáp, vừa nói nó vừa mỉm cười đi về phía ba nó.
Thằng Dưa vọt miệng, nó thốt thành lời cái ý nghĩ đang nảy mầm trong đầu mọi người nhưng chưa ai kịp nói:
- Con Nhi tỉnh lại rồi, bác ơi!
Nhờ nhanh nhẩu mà cái thằng bé loắt choắt nhất trong bọn (dù nó bằng tuổi với thằng Tường và con Nhi) tự nhiên trông rất giống một thiên sứ báo tin vui trong ngày hôm đó.
Tường có vẻ bối rối khi bắt gặp ánh mắt trìu mến của con Nhi. Bằng những bước thật chậm, nó tiến lại gần cô “công chúa” đến từ xóm Miễu.
- Công chúa đừng sợ. - Tường nói, giọng nhẹ như tiếng sáo.
Tôi chưa từng kể cho Tường nghe mọt cách tỉ mỉ về cuộc gặp gỡ giữa tôi và cha con ông Tám Tàng nhưng lúc này cách xử sự của nó giống hệt những gì tôi đã làm ở xóm Miễu. Nó không muốn con Nhi thình lình bị lôi tuột ra khỏi thế giới của mình. Còn hơn thế nữa, vẻ mặt và giọng nói của nó còn toát ra sự nâng niu, che chở của một phò mã chính cống.
Con Nhi khẽ lắc đầu khi nghe Tường nói vậy.
Trước cử chỉ của cô bạn nhỏ, hình như có một nụ cười thấp thoáng trên môi Tường. Nó nói, dịu dàng như thể đang nói với một người câm:
- Công chúa muốn nói là công chúa không sợ phải không?
Con Nhi lại lắc đầu, lần này nó mấp máy môi:
- Em không phải là công chúa.
Cứ như thể con Nhi vừa thốt ra một câu hết sức kỳ quái. Tôi bất giác xích sát lại chỗ hai đứa nó đang đứng. Đám trẻ chung quanh cũng đồng loạt dỏng tai lên, hoàn toàn không tự chủ.
Tường cau mày:
- Công chúa nói sao?
- Em nói em không phải là công chúa. - Con Nhi lặp lại, lần này nó nói chậm và rõ đến mức không ai có thể bảo là mình nghe nhầm.
Tường bối rối chỉ tay vào ngực mình:
- Thế…
- Anh cũng không phải là phò mã. - Lần này con Nhi mỉm cười - Em nhớ rồi. Anh là anh Tường…
Nếu như không trấn tĩnh, tôi đã ngã lăn ra đất. Như vậy là con Nhi đã nhận biết thế giới chung quanh. Nó đã ra khỏi cơn mê dài của nó theo cách không ai ngờ tới. Tôi bấm mười ngón tay lên đùi, nhìn sững nó, đoán rằng mấy ngày trước đây lúc nhìn thấy “phò mã” Tường chắc trong tiềm thức nó cũng lờ mờ nhận ra người bạn thân của nó. Nhưng có lẽ phải đợi đến tiếng quát quen thuộc của Tường, tâm trí con Nhi mới bị lay động và bừng tỉnh.
Ở bên cạnh, tụi thằng Dưa giống như bị một bàn tay vô hình chẹn lấy họng, chỉ phát ra những tiếng ú ớ:
- Nó… nó…
“Đức vua” xuất hiện đúng lúc đó.
Từ trên đỉnh đồi ông Tám Tàng chạy như bay xuống, vẫn chiếc áo dài trắng bay phần phật trong gió, tấm khăn choàng quấn quanh ngực và thanh kiếm gỗ trên tay. So với lần gặp gỡ trước, ông chỉ thiếu mỗi chiếc vương miệng trên đầu.
Tôi không nghĩ ông Tám Tàng đủ can đảm ăn mặc như thế khi vượt qua đồi Cỏ Úa (thực sự tôi cũng chưa bao giờ bắt gặp ông trong làng với bộ dạng như vậy) nhưng lập tức tôi suy ra có lẽ khi phát giác con Nhi biến mất, ông quá nóng lòng đi tìm con gái nên không kịp thay đổi trang phục.
Nhìn thấy con Nhi đang bị vây bọc bởi một đám đông, chạy chưa tới nơi ông đã lo lắng huơ kiếm hét vang:
- Tụi kia tránh xa con gái ta ra! Nếu không, ta cho một kiếm bay đầu bây giờ!
Trừ tôi và thằng Tường, mấy đứa kia không biết chuyện gì đang xảy ra. Cả bọn thối lui cả chục bước, mặt lộ vẻ xao xuyến. Sự xuất hiện đột ngột của ông Tám Tàng kèm theo thanh kiếm trên tay và tiếng thét lồng lộng trong gió quả thực gây ấn tượng mãnh liệt còn hơn cả con trâu điên của ông Tư Cang.
Khi ông Tám Tàng chạy tới nơi, tôi thấy nét mặt ông vẫn còn đầy hãi hùng. Ông vung vẩy thanh kiếm, quai hàm bạnh ra giấu đằng sau nó một cái nghiến răng dữ tợn. Thấy con gái bình an, mặt ông thoắt dịu xuống, và tuy ông không nói gì tôi vẫn nghe thấy một âm thanh gì đó đang gầm lên khe khẽ trong cổ họng ông.
Sau khi lướt mắt qua bọn tôi, ông quay sang con gái, hạ giọng:
- Hoàng nhi…
- Con không phải là hoàng nhi.
Trong một thoáng, ông Tám Tàng chống kiếm xuống đất cho khỏi té. Mặt ông tái đi, những vết chân chim trên đuôi mắt không ngớt rung động, và lần này tới lượt ông ngơ ngác:
- Con vừa nói gì, hoàng nhi?
- Con là Nhi. Con không phải hoàng nhi, ba à. - Giọng con Nhi tỉnh táo đến khó tin.
- Con gọi ta là ba? - Ông Tám Tàng ngây ngô hỏi, có vẻ như chính ông chứ không phải con gái ông mới là người mắc kẹt trong thế giới của những kẻ mộng du.
- Dạ. Ba không phải là phụ vương của con. Ba là ba của con.
Con Nhi đáp, vừa nói nó vừa mỉm cười đi về phía ba nó.
Thằng Dưa vọt miệng, nó thốt thành lời cái ý nghĩ đang nảy mầm trong đầu mọi người nhưng chưa ai kịp nói:
- Con Nhi tỉnh lại rồi, bác ơi!
Nhờ nhanh nhẩu mà cái thằng bé loắt choắt nhất trong bọn (dù nó bằng tuổi với thằng Tường và con Nhi) tự nhiên trông rất giống một thiên sứ báo tin vui trong ngày hôm đó.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!