Cô giáo Minh - Chương 23: Trong toa xe lửa (Nguyễn Công Hoan)
Phương Như | Chat Online | |
13/07/2019 11:41:47 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
79 lượt xem
- * Cái lược (Huynhuyn) (Văn học trong nước)
- * Đôi giày (Huynhuyn) (Văn học trong nước)
- * Cô giáo Minh - Chương 22: Dạ lữ viện (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Cô giáo Minh - Chương 21: Thử tình (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
Hôm sau, Minh đi chuyến xe lửa thứ nhất xuống Hải Phòng. Nàng lấy vé hạng ba để ngồi cho được thảnh thơi, rộng rãi.
Trong toa hôm ấy vắng khách, mà toàn đàn ông nên nàng không tiện làm quen để trò chuyện cho đỡ buồn.
Đoàn xe qua sông Nhị Hà, thì đã gần sáng rõ. Luồng gió nhẹ nhàng, mát mẻ làm cho nàng khoan khoái dể chịu. Trên phía chân trời đỏ ối một dải, mảnh trăng lưỡi liềm bạc phếch còn Iơ lửng sắp nhạt vào ánh sáng trắng của ban ngày. Rồi vầng thái dương chói lọi nhô lên mỗi lúc một cao, rải trên tấm thảm xanh rờn một màu vàng dịu. Mấy con cò trắng lượn từ đằng xa lại, là xuống ruộng bùn. Chỉ những chiếc diều sáo nâu, thả dong từ đêm qua, là còn đứng im một chỗ.
Minh nhìn qua cửa sổ, ngắm phong cảnh rộng rãi của tạo hoá, thấy lúa má tươi tốt, nàng vui vẻ trong lòng. Nhưng rồi nửa giờ, lại một giờ, phong cảnh trước mắt không thay đổi mấy, vẫn ruộng, vẫn làng, tự nhiên nàng thấy chán. Nàng vẩn vơ so sánh một đời người, nếu cứ phẳng lì từ bé đến già, thì bình tĩnh thật, song có lẽ không đáng cho người ta để ý đến. Phong cảnh phải có núi cao sông rộng, phải có cái gì đặc biệt, thì người ta ngắm mới thấy vui. Thì ở đời, ai có trải qua nhiều cảnh mới cho sự sống là không tẻ. Vả có khổ thì càng được rõ lúc không khổ là sướng, chứ nếu không gặp khổ, thì còn biết sướng là cái gì. Nay nàng được nhà chồng chiều chuộng, yêu quý, nàng thấy vui vẻ, vì trước kia nàng đã phải đau đớn ê chề. Nếu ngay từ khi làm dâu tới nay, nàng vẫn cứ được bình yên, thì làm gì họ hàng thương nàng, lại khen nàng, lại nói đến tai nàng rằng nàng đã khéo gây nên hạnh phúc.
Xe lửa đỗ ở Hải Dương, nàng đứng dậy nghiêng mình trông xuống sân ga. Nàng mải nhìn một người thiếu phụ, đương bả lả nói với một người trên toa. Thấy điệu bộ người đàn bà quá tự do, nàng muốn đoán xem là hạng nào.
Bỗng một tiếng còi huýt, xe từ từ chạy thì ở toa ấy một người đàn ông ngó đầu ra, nhìn trở lại người đàn bà đương lấy khăn mùi xoa để vẫy. Nàng hơi ngợ, rồi tự nhiên nàng rủn cả người. Người đó, nàng đã nom rõ, chính là Nhã vậy.
Minh ngồi xuống, tái mét mặt. Nàng liếc mắt thấy cửa toa nàng ngồi mở toang. Nàng toan chạy đến khép lại, nhưng sợ Nhã nom thấy. Nàng không muốn giáp mặt Nhã.
Vừa rồi Nhã nói chuyện với ai? Nàng tự hỏi và sực nghĩ đến lời Xuân, nàng đoán ngay ra tất đó là một người yêu của Nhã.
Minh vội trùm vạt cả trước của chiếc áo mỏng qua đầu, rồì tựa lưng vào ghế, trầm ngâm.
Bỗng ở phía cửa toa có cái bóng đen đen của người âu phục; nàng rào rạt, đâm ra lo sợ. Rồi nàng thấy rõ ràng Nhã đã tới cạnh nàng. Nàng càng nghiêm trang, vờ như không biết.
Ý chừng Nhã thấy trong toa có người đàn bà ngồi mội mình lại che mặt, nên càng tò mò, bèn đến gần và cố dòm vào mặt. Nhưng Minh kéo ngay vạt áo, đứng phắt dậy, cúi chào. Nhã giật mình, biến sắc mặt, ấp úng mấy tiếng chào lại. Nhã khác trước nhiều lắm. Chàng không ăn mặc xuềnh xoàng nữa. Tóc chàng chải rất mượt, mà hình như chàng hơi đánh phấn. Sau lượt phấn, nàng nhận thấy rõ một làn da xanh lợt.
vẫn rắn rỗi như xưa và tự nhiên như không, Nhã ngồi trước mặt Minh, tươi cười hỏi:
- Cô vẫn mạnh chứ?
Minh thành thực đáp:
- Cảm ơn anh, em vẫn bình thường.
- Cô đi Hải Phòng hay đi đâu?
- Vâng, em về quê nhà em.
Nhã mỉm cười đau đớn, chàng nhìn ra ngoài, hỏi vẩn vơ:
- Cái quả núi cao kia tên là gì nhỉ?
- Đó là núi Yên Phụ
Nhã gật gù:
- Đẹp nhỉ, những rặng núi đá lô nhô kia mới thần tình làm sao!
Không hiểu Nhã định nói ý gì, Minh hỏi:
- Anh cũng ở Hà Nội đi Hải Phòng đấy chứ?
- Không, tôi vừa ở Hải Dương lên.
- Anh vẫn bình thường như trước?
Nhã thở dài, không đáp. Một lát chàng cười sâu sắc, hỏi:
- Bao giờ tôi được tin mừng cô sinh cháu đây?
Minh thẹn thùng, vì nàng có mang thật. Nàng cho là Nhã hỏi đay nên không đáp. Nhã cười:
- Chóng thật, mới ngày nào, thế mà bây giờ cô đã sắp tay bồng tay mang. Vậy mà tôi cứ quen gọi cô như ngày cô chưa cưới. Xin lỗi cô nhé.
Minh mỉm cười, hơi buồn, nhưng nàng lại thản nhiên ngay. Nhã hỏi:
- Lâu nay tôi không hay đến Xuân, nên không được tin tức gì về cô. Chẳng hay cô có lại đó luôn không?
Biết rằng Nhã muốn nhắc lại cảnh bó buộc của người đàn bà có chồng cho nàng đau đớn, vì hẳn Nhã không rõ rằng hiện nay nàng được hoàn toàn tự do. Nàng vờ lắc đầu, buồn bả đáp:
- Tôi cũng vậy, không hay lại đằng chị Xuân.
Nhã thở dài:
- Tôi không ngờ từ hôm cụ mất trở đi, tôi không còn dịp nào được gặp cô nữa.
Minh cười lạt, quay nhìn ra cửa. Nàng cảm động lắm. Nhưng nàng cầm ngay được lòng, mà nghĩ ngay đến Nhã là cái trở lực suýt làm cho tan nát đời nàng, thì nàng thấy lòng nàng sắt đá hẳn lại. Nhã nói:
- Phải, vả có gặp cũng không ích gì. Gặp cô, mà tôi không tiện ngỏ những ý kiến về gia đình cùng cô, nên tôi không muốn gặp.
Minh nhìn kỹ Nhã, để dò ý tứ. Nhã hỏi:
- Những ý kiến tôi bày tỏ trong báo, về hai cái mới cũ, cô thấy thế nào?
Minh luống cuống, vì nàng có đọc tờ Tuổi trẻ nữa đâu. Nhưng muốn lấy lòng Nhã, nàng đáp:
- Rất chính đáng.
Nhã sung sướng, nói:
- Phải, bọn mới thì hợp tác sao được với bọn cũ.
Thấy Minh im, không đáp, Nhã tiếp:
- Bởi vậy chỉ nên phá hoại cáí gia đình cũ là xong. Dầu mình có nhẫn nại đến đâu cũng không thế cảm được những cái óc hủ bại, gàn dở. Thành ra sự hy sinh hạnh phúc của mình vô ích quá. Mình khổ, mà ta có được hưởng tí sung sướng nào đâu?
Mặc kệ cho Nhã nói, Minh chỉ đáp:
- Vâng.
Nhã lại nói:
- Làm được cho bọn cũ chịu ảnh hưởng của mình là một sự rất khó. Ở đời ta nên chọn cái dễ mà làm, chứ tội gì. Chẳng bằng mình sống cho mình, mình gây riêng hạnh phúc cho mình, mình nên xa lìa cái cũ ra, thế là yên. Chỉ vì có những tư tưởng ấy, nên tôi rất thích được sống tự do, rộng rãi.
- Thế anh chưa lập gia đình?
Nhã buồn rầu, đáp:
- Kiếm được người vợ hợp với ý mình, thật là khó. Tôi vì trước có một mối thất vọng to, nên bây giờ tôi vẫn lông ngông.
Nói đoạn Nhã nhìn Minh. Minh hiểu ý, thở dài khẽ, rồi rất ngượng nghịu. Nhã hỏi:
- Bây giờ đối với bên nhà, cô định xử trí thế nào?
Minh cười:
- Em cũng chẳng định xử trí thế nào cả. Thôi thì em cứ nhắm mắt đưa chân.
Nhã mỉm cười:
- Phải, thử xem con tạo xoay vần đến đâu, có phải không? Cô là con Tạo của cô, nếu cô chịu ép một bề, thì cô sẽ thấy cái kết quả.
Minh thở dài, tự nhiên thương hại Nhã. Nàng thương hại là chàng sẽ đau đớn mà thấy chàng lầm to. Nàng nói:
- Nhưng ít lâu nay, em chịu khổ đã thành thói quen đi rồi.
Nhã bực mình:
- Thế thì cô làm cho các bạn gái mới, mà cả phái cũ nữa, họ cười cô là không biết gì. Cô làm xấu hổ bọn mới.
Minh yên lặng, khó chịu. Nhã lại nói:
- Cô sợ gì ai chê mà cô nhút nhát thế. Cô phải hiểu rằng rồi cái mới phải thắng cái cũ, thì những người có tư tưởng mới, hành động lối mới, chỉ được người đời vỗ tay khen mà thôi.
Minh hỏi gặng:
- Thế có cách gì đối phó được với phái cũ nữa không?
Nhã lúng túng vừa châm thuốc lá vừa nghĩ ngợi. Minh vờ nom ra ngoài, nhìn chiếc buồm trắng ở chân rặng núi xanh rồi chỉ tay về phía trước, nói:
- Hải Phòng vào chỗ này, phải không anh?
Nhã gật, rồi nhìn tòa Thiên văn trên đồi Phù Liễn, với những quả núi lô nhô, chàng bèn lảng sang chuyện khác:
- Chốc nữa đến nơi, cô về ngay nhà bên quê à?
Minh đáp, nhân tiện thử bụng Nhã:
- Không, em còn ở Hải Phòng tìm nhà một người quen.
Hai mắt long lanh, Nhã mừng rỡ, hỏi
- Cô không về nhà ngay?
- Vâng, sáng mai em mới về. Lâu nay khát khao không gặp bạn, nên em nhân dịp đẻ đi chơi.
- Ở Hải Phòng, tôi không quen ai cả, nhà báo cắt tôi đi dự lễ khánh thành Dạ Lữ Viện để viết bài tường thuật trên báo ngày mai.
Minh vờ hỏi:
- Dạ Lữ Viện khánh thành vào giờ nào?
- Bốn giờ chiều nay.
Rồi cố lấy bộ mặt vẩn vơ lo lắng, Minh cười nói:
- Em cũng liều quá, ở Hải Phòng em không thuộc phố xá, mà dám mò đi.
Nhã vui sướng, vội nói:
- Không hối hận, tôi sẽ làm hướng đạo.
Minh hối hận vì đã trót nói lừa Nhã. Nhã nhìn Minh rất tình tứ:
- Từ bây giờ đến bốn giờ, tôi rất rỗi, nếu cô không ngại, thì mời cô đi xơi cơm với tôi, ta qua chơi vài phố, rồi tôi đưa cô đến nhà quen.
Minh vờ lắc đầu:
- Xin để bận khác.
Nhã nằn nì:
- Có lẽ trời xui khiến cho tôi gặp cô hôm nay, để ta nhắc lại chuyện cũ. Cô nỡ bỏ hoài dịp tốt hay sao? Tôi tưởng đời cô, đến hôm nay mới lại thấy tự do một ngày, vậy mà cô bỏ phí?
Thấy Nhã giở khoa tán, Minh giận lắm. nhưng vẫn dịu dàng đáp:
- Nhưng lỡ có ai trông thấy thì khổ em.
- Không, tôi sẽ mời cô đến một nhà ô-ten, ở trên phố tây, rất ít người qua lại.
Minh lửng lơ không đáp, Nhã lại giục:
- Gần đến nơi rồi, cô quyết định đi.
Tự nhiên, Minh ghét Nhã lạ. Thật đúng như lời Xuân nói, Nhã đã chẳng có bụng trung hậu ngày xưa, đời Nhã đã hoàn toàn những vật chất.
Xe lửa quá ga Vật Cách. Nhưng nhà ga san sát ngoài Cảng đã hiện ra trước mắt như chồng chất lên nhau. Khói nhà máy xi măng tuôn lên tựa làn mây xám làm mù cả một vùng, Nhã nóng ruột, lại giục nữa:
- Cô quyết định đi.
Minh vẫn yên lặng. Nàng càng bỉ bụng Nhã. Hẳn là Nhã muốn dắt nàng đi vào bụi chông gai. Nàng không ngờ Nhã định tâm lợi dụng cái cảnh ngộ của nàng thế. Nhưng thấy Minh ngồi yên lặng, có lẽ Nhã tưởng nàng sắp chịu lời nên chàng lại dỗ dành:
-Rồi tôi sẽ bày cho cô một cách để đối phó.
Minh ngước mắt, hỏi:
- Cách gì, anh thử nói qua?
- Dài lắm. Bây giờ không đủ thì giờ. Thật là một dịp mà cô sẽ thấy bao nhiêu lợi.
Xe lửa qua cầu, quành vào phố. Minh thở dài đứng dậy, sắp sửa hành lý, rồi nói:
- Thôi, em cảm ơn anh.
Nhã nhăn nhó:
- Không được, cô không dám quyết định, thì tôi quyết định hộ cô. Tôi không để cho cô khổ, tôi không để cho một người phái mới bị áp chế dưới chế độ gia đình cổ hủ.
Minh mỉm cười:
- Vâng, xin tùy ý anh.
Nói đoạn đứng dậy, nàng trông rõ nét mặt Nhã tươi tỉnh hẳn lên. Nàng càng hối hận, chốc nữa Nhã sẽ thấy một cảnh rất đau đớn cho Nhã mà chàng sẽ phải căm hờn nàng.
Chờ xe lửa đứng dừng. Minh bước xuống sân ga. Nhã sắp lại cổ áo, khuy áo, rồi xuống theo.
Minh đương nhìn để tìm xem cửa ra chỗ nào, thì bỗng có tiếng khê nằng nặc gọi to tướng:
- Đây! Đây! Mợ Cả!
Nhận ra tiếng bà Tuần, Minh tuy ngượng nghịu với công chúng, nhưng vì giận Nhã, nàng rất sung sướng, trống ngực thình thình. Nàng hồi hộp chạy mau để đến chỗ mẹ chồng.
Bà Tuần lạch bạch đến gần Minh, mừng rỡ âu yếm nói:
- Gớm, mẹ chờ đến nửa giờ.
Rồi vẫn nói to tướng, bà gọi:
- Chúng nó đâu cả rồi nhỉ?
Tức thì Oanh thướt tha đi lại, rồi lủn củn Sanh đến sau. Người thì giật lấy va li, người thì mang hộ không kịp đáp.
Nàng quay lại sau, thấy Nhã lạnh lùng, bẽn lẽn, đương rảo cẳng đi lảng xa. Nàng không muốn để lỡ dịp, bèn gọi Nhã, và nói với mẹ:
- Thưa mẹ, đây là ông Nhã. Bạn cũ của con.
Biết rằng không thể tránh mặt được, bất đắc dĩ, Nhã đứng lại, rồi đến gần, mỉm cười, cúi chào bà Tuần, Oanh và bắt tay Sanh.
Minh bảo Sanh:
- Ông Nhã làm báo, hôm nay xuống đây về việc khánh thành Dạ Lữ Viện.
Bà Tuần mừng rúm cả mắt lẫn miệng lại để cười cho tươi và nói to hơn trước để lấy sĩ diện:
- Thế à? Vậy mời ông lên xe ô tô một thể, về xơi cơm đằng nhà rồi chiều ta cùng đi. Viện mời tôi xuống dự lễ khánh thành đây ông ạ, vì tôi cúng vào Viện năm nghìn.
Nhã lúng túng, Oanh nhăn nhó, ghé vào tai bà Tuần, nói:
- Mẹ nói to quá.
Bà Tuần cau mặt, vẫn cứ nói thật to, để giục Sanh:
- Kìa cậu Cả, mời ông đi,
Nhã cầm mũ, lễ phép nói:
- Con cảm ơn cụ, xin để bận khác, vì con vội tí việc.
Minh hởi dạ, thật nàng đã trả lời Nhã bằng một cách rất hùng biện, nàng đay:
- Mời ông đến xơi cơm với chúng tôi cũng thế, ông nói chuyện vui lắm kia.
Sanh nhã nhặn mời:
- Chúng tôi thành thực mời ông.
Song, Nhã giấu sự thẹn thùng, chàng phải tươi cười đáp:
- Quả thật tôi vội, xin đến khi khác
Rồi Nhã chào mọi người, đi thật mau. Còn bà Tuần, Oanh và Sanh thì vừa đi vừa quây quanh Minh để hỏi dồn dập những chuyện, như người đã bị xa cách hàng tháng, hàng năm vậy...
Riêng Minh, nàng lạnh lùng nhìn Nhã xa dần…
HẾT
Trong toa hôm ấy vắng khách, mà toàn đàn ông nên nàng không tiện làm quen để trò chuyện cho đỡ buồn.
Đoàn xe qua sông Nhị Hà, thì đã gần sáng rõ. Luồng gió nhẹ nhàng, mát mẻ làm cho nàng khoan khoái dể chịu. Trên phía chân trời đỏ ối một dải, mảnh trăng lưỡi liềm bạc phếch còn Iơ lửng sắp nhạt vào ánh sáng trắng của ban ngày. Rồi vầng thái dương chói lọi nhô lên mỗi lúc một cao, rải trên tấm thảm xanh rờn một màu vàng dịu. Mấy con cò trắng lượn từ đằng xa lại, là xuống ruộng bùn. Chỉ những chiếc diều sáo nâu, thả dong từ đêm qua, là còn đứng im một chỗ.
Minh nhìn qua cửa sổ, ngắm phong cảnh rộng rãi của tạo hoá, thấy lúa má tươi tốt, nàng vui vẻ trong lòng. Nhưng rồi nửa giờ, lại một giờ, phong cảnh trước mắt không thay đổi mấy, vẫn ruộng, vẫn làng, tự nhiên nàng thấy chán. Nàng vẩn vơ so sánh một đời người, nếu cứ phẳng lì từ bé đến già, thì bình tĩnh thật, song có lẽ không đáng cho người ta để ý đến. Phong cảnh phải có núi cao sông rộng, phải có cái gì đặc biệt, thì người ta ngắm mới thấy vui. Thì ở đời, ai có trải qua nhiều cảnh mới cho sự sống là không tẻ. Vả có khổ thì càng được rõ lúc không khổ là sướng, chứ nếu không gặp khổ, thì còn biết sướng là cái gì. Nay nàng được nhà chồng chiều chuộng, yêu quý, nàng thấy vui vẻ, vì trước kia nàng đã phải đau đớn ê chề. Nếu ngay từ khi làm dâu tới nay, nàng vẫn cứ được bình yên, thì làm gì họ hàng thương nàng, lại khen nàng, lại nói đến tai nàng rằng nàng đã khéo gây nên hạnh phúc.
Xe lửa đỗ ở Hải Dương, nàng đứng dậy nghiêng mình trông xuống sân ga. Nàng mải nhìn một người thiếu phụ, đương bả lả nói với một người trên toa. Thấy điệu bộ người đàn bà quá tự do, nàng muốn đoán xem là hạng nào.
Bỗng một tiếng còi huýt, xe từ từ chạy thì ở toa ấy một người đàn ông ngó đầu ra, nhìn trở lại người đàn bà đương lấy khăn mùi xoa để vẫy. Nàng hơi ngợ, rồi tự nhiên nàng rủn cả người. Người đó, nàng đã nom rõ, chính là Nhã vậy.
Minh ngồi xuống, tái mét mặt. Nàng liếc mắt thấy cửa toa nàng ngồi mở toang. Nàng toan chạy đến khép lại, nhưng sợ Nhã nom thấy. Nàng không muốn giáp mặt Nhã.
Vừa rồi Nhã nói chuyện với ai? Nàng tự hỏi và sực nghĩ đến lời Xuân, nàng đoán ngay ra tất đó là một người yêu của Nhã.
Minh vội trùm vạt cả trước của chiếc áo mỏng qua đầu, rồì tựa lưng vào ghế, trầm ngâm.
Bỗng ở phía cửa toa có cái bóng đen đen của người âu phục; nàng rào rạt, đâm ra lo sợ. Rồi nàng thấy rõ ràng Nhã đã tới cạnh nàng. Nàng càng nghiêm trang, vờ như không biết.
Ý chừng Nhã thấy trong toa có người đàn bà ngồi mội mình lại che mặt, nên càng tò mò, bèn đến gần và cố dòm vào mặt. Nhưng Minh kéo ngay vạt áo, đứng phắt dậy, cúi chào. Nhã giật mình, biến sắc mặt, ấp úng mấy tiếng chào lại. Nhã khác trước nhiều lắm. Chàng không ăn mặc xuềnh xoàng nữa. Tóc chàng chải rất mượt, mà hình như chàng hơi đánh phấn. Sau lượt phấn, nàng nhận thấy rõ một làn da xanh lợt.
vẫn rắn rỗi như xưa và tự nhiên như không, Nhã ngồi trước mặt Minh, tươi cười hỏi:
- Cô vẫn mạnh chứ?
Minh thành thực đáp:
- Cảm ơn anh, em vẫn bình thường.
- Cô đi Hải Phòng hay đi đâu?
- Vâng, em về quê nhà em.
Nhã mỉm cười đau đớn, chàng nhìn ra ngoài, hỏi vẩn vơ:
- Cái quả núi cao kia tên là gì nhỉ?
- Đó là núi Yên Phụ
Nhã gật gù:
- Đẹp nhỉ, những rặng núi đá lô nhô kia mới thần tình làm sao!
Không hiểu Nhã định nói ý gì, Minh hỏi:
- Anh cũng ở Hà Nội đi Hải Phòng đấy chứ?
- Không, tôi vừa ở Hải Dương lên.
- Anh vẫn bình thường như trước?
Nhã thở dài, không đáp. Một lát chàng cười sâu sắc, hỏi:
- Bao giờ tôi được tin mừng cô sinh cháu đây?
Minh thẹn thùng, vì nàng có mang thật. Nàng cho là Nhã hỏi đay nên không đáp. Nhã cười:
- Chóng thật, mới ngày nào, thế mà bây giờ cô đã sắp tay bồng tay mang. Vậy mà tôi cứ quen gọi cô như ngày cô chưa cưới. Xin lỗi cô nhé.
Minh mỉm cười, hơi buồn, nhưng nàng lại thản nhiên ngay. Nhã hỏi:
- Lâu nay tôi không hay đến Xuân, nên không được tin tức gì về cô. Chẳng hay cô có lại đó luôn không?
Biết rằng Nhã muốn nhắc lại cảnh bó buộc của người đàn bà có chồng cho nàng đau đớn, vì hẳn Nhã không rõ rằng hiện nay nàng được hoàn toàn tự do. Nàng vờ lắc đầu, buồn bả đáp:
- Tôi cũng vậy, không hay lại đằng chị Xuân.
Nhã thở dài:
- Tôi không ngờ từ hôm cụ mất trở đi, tôi không còn dịp nào được gặp cô nữa.
Minh cười lạt, quay nhìn ra cửa. Nàng cảm động lắm. Nhưng nàng cầm ngay được lòng, mà nghĩ ngay đến Nhã là cái trở lực suýt làm cho tan nát đời nàng, thì nàng thấy lòng nàng sắt đá hẳn lại. Nhã nói:
- Phải, vả có gặp cũng không ích gì. Gặp cô, mà tôi không tiện ngỏ những ý kiến về gia đình cùng cô, nên tôi không muốn gặp.
Minh nhìn kỹ Nhã, để dò ý tứ. Nhã hỏi:
- Những ý kiến tôi bày tỏ trong báo, về hai cái mới cũ, cô thấy thế nào?
Minh luống cuống, vì nàng có đọc tờ Tuổi trẻ nữa đâu. Nhưng muốn lấy lòng Nhã, nàng đáp:
- Rất chính đáng.
Nhã sung sướng, nói:
- Phải, bọn mới thì hợp tác sao được với bọn cũ.
Thấy Minh im, không đáp, Nhã tiếp:
- Bởi vậy chỉ nên phá hoại cáí gia đình cũ là xong. Dầu mình có nhẫn nại đến đâu cũng không thế cảm được những cái óc hủ bại, gàn dở. Thành ra sự hy sinh hạnh phúc của mình vô ích quá. Mình khổ, mà ta có được hưởng tí sung sướng nào đâu?
Mặc kệ cho Nhã nói, Minh chỉ đáp:
- Vâng.
Nhã lại nói:
- Làm được cho bọn cũ chịu ảnh hưởng của mình là một sự rất khó. Ở đời ta nên chọn cái dễ mà làm, chứ tội gì. Chẳng bằng mình sống cho mình, mình gây riêng hạnh phúc cho mình, mình nên xa lìa cái cũ ra, thế là yên. Chỉ vì có những tư tưởng ấy, nên tôi rất thích được sống tự do, rộng rãi.
- Thế anh chưa lập gia đình?
Nhã buồn rầu, đáp:
- Kiếm được người vợ hợp với ý mình, thật là khó. Tôi vì trước có một mối thất vọng to, nên bây giờ tôi vẫn lông ngông.
Nói đoạn Nhã nhìn Minh. Minh hiểu ý, thở dài khẽ, rồi rất ngượng nghịu. Nhã hỏi:
- Bây giờ đối với bên nhà, cô định xử trí thế nào?
Minh cười:
- Em cũng chẳng định xử trí thế nào cả. Thôi thì em cứ nhắm mắt đưa chân.
Nhã mỉm cười:
- Phải, thử xem con tạo xoay vần đến đâu, có phải không? Cô là con Tạo của cô, nếu cô chịu ép một bề, thì cô sẽ thấy cái kết quả.
Minh thở dài, tự nhiên thương hại Nhã. Nàng thương hại là chàng sẽ đau đớn mà thấy chàng lầm to. Nàng nói:
- Nhưng ít lâu nay, em chịu khổ đã thành thói quen đi rồi.
Nhã bực mình:
- Thế thì cô làm cho các bạn gái mới, mà cả phái cũ nữa, họ cười cô là không biết gì. Cô làm xấu hổ bọn mới.
Minh yên lặng, khó chịu. Nhã lại nói:
- Cô sợ gì ai chê mà cô nhút nhát thế. Cô phải hiểu rằng rồi cái mới phải thắng cái cũ, thì những người có tư tưởng mới, hành động lối mới, chỉ được người đời vỗ tay khen mà thôi.
Minh hỏi gặng:
- Thế có cách gì đối phó được với phái cũ nữa không?
Nhã lúng túng vừa châm thuốc lá vừa nghĩ ngợi. Minh vờ nom ra ngoài, nhìn chiếc buồm trắng ở chân rặng núi xanh rồi chỉ tay về phía trước, nói:
- Hải Phòng vào chỗ này, phải không anh?
Nhã gật, rồi nhìn tòa Thiên văn trên đồi Phù Liễn, với những quả núi lô nhô, chàng bèn lảng sang chuyện khác:
- Chốc nữa đến nơi, cô về ngay nhà bên quê à?
Minh đáp, nhân tiện thử bụng Nhã:
- Không, em còn ở Hải Phòng tìm nhà một người quen.
Hai mắt long lanh, Nhã mừng rỡ, hỏi
- Cô không về nhà ngay?
- Vâng, sáng mai em mới về. Lâu nay khát khao không gặp bạn, nên em nhân dịp đẻ đi chơi.
- Ở Hải Phòng, tôi không quen ai cả, nhà báo cắt tôi đi dự lễ khánh thành Dạ Lữ Viện để viết bài tường thuật trên báo ngày mai.
Minh vờ hỏi:
- Dạ Lữ Viện khánh thành vào giờ nào?
- Bốn giờ chiều nay.
Rồi cố lấy bộ mặt vẩn vơ lo lắng, Minh cười nói:
- Em cũng liều quá, ở Hải Phòng em không thuộc phố xá, mà dám mò đi.
Nhã vui sướng, vội nói:
- Không hối hận, tôi sẽ làm hướng đạo.
Minh hối hận vì đã trót nói lừa Nhã. Nhã nhìn Minh rất tình tứ:
- Từ bây giờ đến bốn giờ, tôi rất rỗi, nếu cô không ngại, thì mời cô đi xơi cơm với tôi, ta qua chơi vài phố, rồi tôi đưa cô đến nhà quen.
Minh vờ lắc đầu:
- Xin để bận khác.
Nhã nằn nì:
- Có lẽ trời xui khiến cho tôi gặp cô hôm nay, để ta nhắc lại chuyện cũ. Cô nỡ bỏ hoài dịp tốt hay sao? Tôi tưởng đời cô, đến hôm nay mới lại thấy tự do một ngày, vậy mà cô bỏ phí?
Thấy Nhã giở khoa tán, Minh giận lắm. nhưng vẫn dịu dàng đáp:
- Nhưng lỡ có ai trông thấy thì khổ em.
- Không, tôi sẽ mời cô đến một nhà ô-ten, ở trên phố tây, rất ít người qua lại.
Minh lửng lơ không đáp, Nhã lại giục:
- Gần đến nơi rồi, cô quyết định đi.
Tự nhiên, Minh ghét Nhã lạ. Thật đúng như lời Xuân nói, Nhã đã chẳng có bụng trung hậu ngày xưa, đời Nhã đã hoàn toàn những vật chất.
Xe lửa quá ga Vật Cách. Nhưng nhà ga san sát ngoài Cảng đã hiện ra trước mắt như chồng chất lên nhau. Khói nhà máy xi măng tuôn lên tựa làn mây xám làm mù cả một vùng, Nhã nóng ruột, lại giục nữa:
- Cô quyết định đi.
Minh vẫn yên lặng. Nàng càng bỉ bụng Nhã. Hẳn là Nhã muốn dắt nàng đi vào bụi chông gai. Nàng không ngờ Nhã định tâm lợi dụng cái cảnh ngộ của nàng thế. Nhưng thấy Minh ngồi yên lặng, có lẽ Nhã tưởng nàng sắp chịu lời nên chàng lại dỗ dành:
-Rồi tôi sẽ bày cho cô một cách để đối phó.
Minh ngước mắt, hỏi:
- Cách gì, anh thử nói qua?
- Dài lắm. Bây giờ không đủ thì giờ. Thật là một dịp mà cô sẽ thấy bao nhiêu lợi.
Xe lửa qua cầu, quành vào phố. Minh thở dài đứng dậy, sắp sửa hành lý, rồi nói:
- Thôi, em cảm ơn anh.
Nhã nhăn nhó:
- Không được, cô không dám quyết định, thì tôi quyết định hộ cô. Tôi không để cho cô khổ, tôi không để cho một người phái mới bị áp chế dưới chế độ gia đình cổ hủ.
Minh mỉm cười:
- Vâng, xin tùy ý anh.
Nói đoạn đứng dậy, nàng trông rõ nét mặt Nhã tươi tỉnh hẳn lên. Nàng càng hối hận, chốc nữa Nhã sẽ thấy một cảnh rất đau đớn cho Nhã mà chàng sẽ phải căm hờn nàng.
Chờ xe lửa đứng dừng. Minh bước xuống sân ga. Nhã sắp lại cổ áo, khuy áo, rồi xuống theo.
Minh đương nhìn để tìm xem cửa ra chỗ nào, thì bỗng có tiếng khê nằng nặc gọi to tướng:
- Đây! Đây! Mợ Cả!
Nhận ra tiếng bà Tuần, Minh tuy ngượng nghịu với công chúng, nhưng vì giận Nhã, nàng rất sung sướng, trống ngực thình thình. Nàng hồi hộp chạy mau để đến chỗ mẹ chồng.
Bà Tuần lạch bạch đến gần Minh, mừng rỡ âu yếm nói:
- Gớm, mẹ chờ đến nửa giờ.
Rồi vẫn nói to tướng, bà gọi:
- Chúng nó đâu cả rồi nhỉ?
Tức thì Oanh thướt tha đi lại, rồi lủn củn Sanh đến sau. Người thì giật lấy va li, người thì mang hộ không kịp đáp.
Nàng quay lại sau, thấy Nhã lạnh lùng, bẽn lẽn, đương rảo cẳng đi lảng xa. Nàng không muốn để lỡ dịp, bèn gọi Nhã, và nói với mẹ:
- Thưa mẹ, đây là ông Nhã. Bạn cũ của con.
Biết rằng không thể tránh mặt được, bất đắc dĩ, Nhã đứng lại, rồi đến gần, mỉm cười, cúi chào bà Tuần, Oanh và bắt tay Sanh.
Minh bảo Sanh:
- Ông Nhã làm báo, hôm nay xuống đây về việc khánh thành Dạ Lữ Viện.
Bà Tuần mừng rúm cả mắt lẫn miệng lại để cười cho tươi và nói to hơn trước để lấy sĩ diện:
- Thế à? Vậy mời ông lên xe ô tô một thể, về xơi cơm đằng nhà rồi chiều ta cùng đi. Viện mời tôi xuống dự lễ khánh thành đây ông ạ, vì tôi cúng vào Viện năm nghìn.
Nhã lúng túng, Oanh nhăn nhó, ghé vào tai bà Tuần, nói:
- Mẹ nói to quá.
Bà Tuần cau mặt, vẫn cứ nói thật to, để giục Sanh:
- Kìa cậu Cả, mời ông đi,
Nhã cầm mũ, lễ phép nói:
- Con cảm ơn cụ, xin để bận khác, vì con vội tí việc.
Minh hởi dạ, thật nàng đã trả lời Nhã bằng một cách rất hùng biện, nàng đay:
- Mời ông đến xơi cơm với chúng tôi cũng thế, ông nói chuyện vui lắm kia.
Sanh nhã nhặn mời:
- Chúng tôi thành thực mời ông.
Song, Nhã giấu sự thẹn thùng, chàng phải tươi cười đáp:
- Quả thật tôi vội, xin đến khi khác
Rồi Nhã chào mọi người, đi thật mau. Còn bà Tuần, Oanh và Sanh thì vừa đi vừa quây quanh Minh để hỏi dồn dập những chuyện, như người đã bị xa cách hàng tháng, hàng năm vậy...
Riêng Minh, nàng lạnh lùng nhìn Nhã xa dần…
HẾT
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Cô giáo Minh - Chương 23: Trong toa xe lửa (Nguyễn Công Hoan),Cô giáo Minh - Chương 23: Trong toa xe lửa,Nguyễn Công Hoan
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!