Nợ nần - Mở đầu (Nguyễn Công Hoan)
Phương Như | Chat Online | |
13/07/2019 19:31:33 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
103 lượt xem
- * Nợ nần - Chồng (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Nợ nần - Con (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Nợ nần - Lời nhà xuất bản (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Định phong ba (Mạc thính xuyên lâm đả diệp thanh) (Tô thức) (Văn học nước ngoài)
Tôi cần kể ngay cái lần tôi được nghỉ Tết về quê, đương thơ thẩn chơi một mình ở sân, bỗng nghe bên kia bờ giậu có tiếng nói - một thứ tiếng dịu dàng - của bà Thuyết. Tôi ngớ mặt, nhìn mẹ tôi. Thật là một tin mừng không ngờ. Tôi vội vàng hỏi:
- Cô Thuyết mới về đấy hở đẻ?
Tôi gọi bà Thuyết bằng cô vì quen mồm. Thực ra với bà, tôi không có họ. Bà trạc tuổi mẹ tôi. Bà thân với mẹ tôi lắm. Bà là bạn mẹ tôi từ khi hai người còn để trái đào. Rồi lớn lên, mẹ tôi lấy chồng người làng, bà Thuyết lấy chồng thiên hạ: về làng Rừng vùng tỉnh Đông.
Nghe tôi hỏi, mẹ tôi mải nhặt thóc lẫn trong mẻ gạo đương sàng trên tay, chỉ gật đầu và ừ một tiếng khẽ.
Tôi mừng quýnh. Như có một sức gì thúc giục, tôi đứng phắt dậy, chạy đến phía bờ giậu. Tôi muốn được ngay lập tức trông thấy nét mặt thân yêu của bà Thuyết. Bà ít khi về, mà bà về, không đúng dịp tôi được nghỉ lễ, nên đã lâu lấm tôi chưa gặp. Tôi nhớ mong bà như nhớ mong một người ruột thịt. Tuy thực ra, với bà, tôi không có họ, nhưng tình thân ái có kể chi người họ với người dưng. Tôi rá lá, kiễng chân nhìn sang, chợt trông thấy bà Thuyết ở trong bếp ra sân. Tự nhiên tôi không thể nào giữ gan được sự yên lặng bình tĩnh. Tôi phải gọi:
- Cô ơi!
Bà Thuyết quay lại, mỉm cười, vì bà đã nhận ra tiếng tôi, tuy chưa biết tôi gọi ở đâu.
Về phần tôi vừa thấy mặt bà, tôi không thể mừng thêm được một giây đồng hồ. Lòng tôi bỗng thao thức.
- Cháu được nghỉ Tết rồi à?
- Vâng, cháu về tàu sáng.
- Chốc sang bên cô ăn cam nhé. Nhiều quả chín lắm.
Nói đoạn, bà Thuyết vào trong nhà.
Tôi thở dài. Vì tôi đã thấy bà Thuyết gầy đi. Trước bà đẫy hơn mẹ tôi kia. Mà bà mặc áo màu chàm, trông mới tiều tụy chứ. Xưa kia, áo bà, dù là vải nâu, có bao giờ bạc màu và vá nhiều thế này. Dù bà mới có đại tang thực nhưng chắc bà cũng đã làm sao đây. Tôi nghĩ thế, không phải không có căn cứ. Đã có lần tôi thấy bà Thuyết nói một chuyện gì với mẹ tôi lại sụt sịt khóc. Mà mẹ tôi thì rầu rầu nét mặt.
Không thể giữ kín nỗi lòng, tôi lại gần mẹ tôi, ngồi ở trước nia gạo hỏi:
- Đẻ ạ, cô Thuyết về từ hôm nào thế?
- Từ tháng mười.
Tôi càng ngạc nhiên. Mọi bận bà Thuyết chỉ về khi có ky lạp, và ở lại dăm ba hôm là cùng.
- Thế bao giờ cô ấy về bên ấy ăn Tết?
- Năm nay cô ấy ăn Tết ở nhà.
Tôi reo lên một tiếng “a”. Mẹ tôi nhìn tôi một cái, rồi thở dài cúi xuống nhặt thóc. Tôi reo vì được bà Thuyết ăn Tết ở nhà. Mẹ tôi nhìn vì không phải đó là một tin mừng. Sau này tôi mới hiểu nghĩa cái nhìn ấy. Chứ ngay lúc ấy, tôi nhớ đâu rằng trừ phi có việc gì xảy ra bất thường, một người đàn bà không ở lâu và ăn Tết nhà cha mẹ đẻ bao giờ.
- Đẻ, ra Giêng, hôm nào cô Thuyết sang bên kia?
- Cô ấy chưa định.
- Lạy trời, đến ngoài mùng mười hãy hay.
- Để làm gì?
- Để trong mười hôm ở nhà, ngày nào con cũng vào vườn cô ấy trẩy cam.
Mẹ tôi mỉm cười.
Xong mẻ gạo, mẹ tôi đi chợ, dặn tôi coi nhà.
Thành ra tôi như bị buộc cẳng, không thể sang nhà bà Thuyết được. Thỉnh thoảng, tôi thấy tiếng bà xua gà. Có thế thôi. Tôi buồn quá.
Bỗng bà Thuyết gọi tội ở mé hàng rào, đưa tôi quả cam, và hỏi:
- Đẻ cháu đâu?
- Đẻ cháu đi chợ.
- Cháu được nghỉ mấy hôm?
- Từ hôm nay đến hết mùng tám. Cô còn ở lâu nhà chứ?
- Còn.
- Cháu thấy đẻ cháu nói cô ăn Tết ở nhà, cháu thích quá. Cô không cho Mùi sang à?
- Có, nhưng em nó chạy đâu ấy?
Tôi nhảy lên và reo:
- Thế thì Tết năm nay vui quá!
Bà Thuyết mỉm cười, hỏi:
- Đẻ đi bán gạo, hay mua gì?
- Vâng, bán gạo.
- Thế thì lâu mới về nhỉ. Cô cũng phải ra chợ một tí.
Nói đoạn, bà vào nhà. Tôi lại vơ vẩn ở sân. Tôi cầm quả cam chợt nhớ đến sự chăm sóc yêu thương của bà Thuyết đối với tôi.
Mẹ tôi kể lại rằng ngày lên hai, tôi bị một hồi chốc lở rất kinh tởm. Trừ mẹ tôi, không ai dám mó đến mình tôi. Mà trừ mẹ tôi, tôi cũng không cho ai mó đến mình tôi. Tôi khóc để phản đối, nếu có bàn tay nào chực đụng vào những chỗ đau. Cả ngày tôi ngả đầu vào vai mẹ tôi. Chỉ mẹ tôi tắm cho tôi là tôi khóc ít.
Ấy thế mà “cô Thuyết” bế nổi tôi đấy.
May làm sao, độ ấy, mấy hôm bà Thuyết ở bên Rừng về nhà, lại nhằm đúng vào mấy hôm mẹ tôi bị cảm. Không có thì không biết ai bế tôi, cho tôi bú và tắm giặt cho tôi. Bà Thuyết đã chẳng quản bẩn thỉu, bà cho con bà sang nhà tôi cả ngày để trông nom săn sóc cho tôi.
Bây giờ thỉnh thoảng kể lại chuyện ấy, bà Thuyết còn chế tôi là con nhái bén bị lột da. Bà bảo cả người tôi, chỉ trừ hai mắt là không loét mủ, đến nỗi người bế không biết lựa tay chỗ nào cho khỏi đụng chỗ đau.
Mẹ tôi vẫn khen là đối với tôi bà Thuyết thật đã chịu khó.
Độ nửa giờ sau, mẹ tôi, bà Thuyết và dì tôi ở chợ về. Bà Thuyết vừa trông thấy tôi đã nói:
- Hơn một năm nay, cô mới lại trông thấy cháu, ồ, ra đã cao thế này rồi cơ đấy.
Dì tôi cho tôi quà. Mẹ tôi khuân chõng ra sân mời khách ngồi, và sai tôi lấy ô đồng trầu không lọ cau và bình vôi.
Bà Thuyết bảo tôi ngồi cạnh rồi bắt chấy cho tôi. Thấy được âu yếm, tôi sung sướng quá gục đầu vào gối bà. Bà khẽ hỏi:
- Sao cô bảo sang nhà cô ăn cam, cháu không sang?
Tôi chưa kịp đáp, thì bà chép miệng:
- Hay là khinh cô nghèo.
Tiếng nghèo làm tôi cảm động vô hạn. Bà Thuyết không nghèo. Riêng bà có gánh hàng xén rất đầy đủ, không kể cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng đều có ruộng nương. Vậy sao bây giờ bà nhận là nghèo! Quái, bà Thuyết nghèo! Ai làm cho bà nghèo. Tôi ngẩng lên, cười:
- Cô mà nghèo!
- Thật đấy, chiều hôm nay cô không có gì ăn. Ban nãy cô ra chợ định vay đẻ đấu gạo, đẻ không cho vay lại còn mắng cô nữa.
Tôi thở dài. Suýt khóc. Tôi ngạc nhiên sao mẹ tôi nỡ xử với bà Thuyết một cách quá đáng thế.
Tôi thương hại bà quá. Tôi nghĩ vẩn nghĩ vơ.
Một lúc sau, chờ cho ai nấy đương vui chuyện tôi lừng lững lẻn vào trong buồng. Tôi khẽ mở nắp thạp gạo. Tôi vốc bốn vốc gạo, túm vào vạt con áo kép. Tôi xoa mặt gạo cho đều, đậy nắp, rồi ngồi chờ ở bực cửa. Tôi chờ dịp giúi gạo cho bà Thuyết. Nhưng bực quá, bà cứ nghe chuyện, lúc nghe mẹ tôi, lúc nghe dì tôi một cách chăm chú. Đến mãi khi bà và dì tôi đứng dậy về, tôi mới chạy đến sát vào bà.
Thoạt tiên, tôi bấm bà và đưa túm vạt áo. Nhưng lạ quá. Tôi thấy bà đỡ lấy nắn bằng hai đầu ngón tay rồi ngơ ngác hỏi:
- Gì thế cháu?
- Của cô đấy.
Bà mở vạt áo ra cúi nhìn, bỗng phá lên cười. Tôi hết sức bối rối. Bà nói to:
- Trời ạ, cháu đáo để quá, cháu lấy gạo của đẻ cho cô thật đấy à?
Rồi bà nói với mẹ tôi:
- Chả ban nãy tôi bảo nó là không có gì ăn, vay bác gạo, không những bác không cho lại còn mắng nữa, nên nó thương tôi đấy!
Cả ba người cùng nhìn tôi mà cười, làm cho tôi không biết nên vui sướng vì biết thương người, hay nên xấu hổ vì ăn cắp, hay nên bẽn lẽn vì phải lừa.
Bà Thuyết ôm lấy tôi xoa đầu tôi, ngậm ngùi, nói:
- Cô thì nghèo thật, nhưng chưa đến nỗi. Cháu cứ cố học, ngày sau làm quan, lúc ấy, thỉnh thoảng cô hãy đến nhờ.
o O o
Đó là một mẩu chuyện, tuy không ăn nhập vào cuốn tiểu thuyết này, song, tôi viết lên đầu sách, vì tôi muốn trân trọng kỷ niệm chút tình tôi đối với người đàn bà đau khổ ấy.
Dưới đây, tôi nhường lời cho bà, và, nếu thỉnh thoảng tôi có thuật lại bằng những câu hơi chải chuốt, thì lỗi đó, là ở tôi.
- Cô Thuyết mới về đấy hở đẻ?
Tôi gọi bà Thuyết bằng cô vì quen mồm. Thực ra với bà, tôi không có họ. Bà trạc tuổi mẹ tôi. Bà thân với mẹ tôi lắm. Bà là bạn mẹ tôi từ khi hai người còn để trái đào. Rồi lớn lên, mẹ tôi lấy chồng người làng, bà Thuyết lấy chồng thiên hạ: về làng Rừng vùng tỉnh Đông.
Nghe tôi hỏi, mẹ tôi mải nhặt thóc lẫn trong mẻ gạo đương sàng trên tay, chỉ gật đầu và ừ một tiếng khẽ.
Tôi mừng quýnh. Như có một sức gì thúc giục, tôi đứng phắt dậy, chạy đến phía bờ giậu. Tôi muốn được ngay lập tức trông thấy nét mặt thân yêu của bà Thuyết. Bà ít khi về, mà bà về, không đúng dịp tôi được nghỉ lễ, nên đã lâu lấm tôi chưa gặp. Tôi nhớ mong bà như nhớ mong một người ruột thịt. Tuy thực ra, với bà, tôi không có họ, nhưng tình thân ái có kể chi người họ với người dưng. Tôi rá lá, kiễng chân nhìn sang, chợt trông thấy bà Thuyết ở trong bếp ra sân. Tự nhiên tôi không thể nào giữ gan được sự yên lặng bình tĩnh. Tôi phải gọi:
- Cô ơi!
Bà Thuyết quay lại, mỉm cười, vì bà đã nhận ra tiếng tôi, tuy chưa biết tôi gọi ở đâu.
Về phần tôi vừa thấy mặt bà, tôi không thể mừng thêm được một giây đồng hồ. Lòng tôi bỗng thao thức.
- Cháu được nghỉ Tết rồi à?
- Vâng, cháu về tàu sáng.
- Chốc sang bên cô ăn cam nhé. Nhiều quả chín lắm.
Nói đoạn, bà Thuyết vào trong nhà.
Tôi thở dài. Vì tôi đã thấy bà Thuyết gầy đi. Trước bà đẫy hơn mẹ tôi kia. Mà bà mặc áo màu chàm, trông mới tiều tụy chứ. Xưa kia, áo bà, dù là vải nâu, có bao giờ bạc màu và vá nhiều thế này. Dù bà mới có đại tang thực nhưng chắc bà cũng đã làm sao đây. Tôi nghĩ thế, không phải không có căn cứ. Đã có lần tôi thấy bà Thuyết nói một chuyện gì với mẹ tôi lại sụt sịt khóc. Mà mẹ tôi thì rầu rầu nét mặt.
Không thể giữ kín nỗi lòng, tôi lại gần mẹ tôi, ngồi ở trước nia gạo hỏi:
- Đẻ ạ, cô Thuyết về từ hôm nào thế?
- Từ tháng mười.
Tôi càng ngạc nhiên. Mọi bận bà Thuyết chỉ về khi có ky lạp, và ở lại dăm ba hôm là cùng.
- Thế bao giờ cô ấy về bên ấy ăn Tết?
- Năm nay cô ấy ăn Tết ở nhà.
Tôi reo lên một tiếng “a”. Mẹ tôi nhìn tôi một cái, rồi thở dài cúi xuống nhặt thóc. Tôi reo vì được bà Thuyết ăn Tết ở nhà. Mẹ tôi nhìn vì không phải đó là một tin mừng. Sau này tôi mới hiểu nghĩa cái nhìn ấy. Chứ ngay lúc ấy, tôi nhớ đâu rằng trừ phi có việc gì xảy ra bất thường, một người đàn bà không ở lâu và ăn Tết nhà cha mẹ đẻ bao giờ.
- Đẻ, ra Giêng, hôm nào cô Thuyết sang bên kia?
- Cô ấy chưa định.
- Lạy trời, đến ngoài mùng mười hãy hay.
- Để làm gì?
- Để trong mười hôm ở nhà, ngày nào con cũng vào vườn cô ấy trẩy cam.
Mẹ tôi mỉm cười.
Xong mẻ gạo, mẹ tôi đi chợ, dặn tôi coi nhà.
Thành ra tôi như bị buộc cẳng, không thể sang nhà bà Thuyết được. Thỉnh thoảng, tôi thấy tiếng bà xua gà. Có thế thôi. Tôi buồn quá.
Bỗng bà Thuyết gọi tội ở mé hàng rào, đưa tôi quả cam, và hỏi:
- Đẻ cháu đâu?
- Đẻ cháu đi chợ.
- Cháu được nghỉ mấy hôm?
- Từ hôm nay đến hết mùng tám. Cô còn ở lâu nhà chứ?
- Còn.
- Cháu thấy đẻ cháu nói cô ăn Tết ở nhà, cháu thích quá. Cô không cho Mùi sang à?
- Có, nhưng em nó chạy đâu ấy?
Tôi nhảy lên và reo:
- Thế thì Tết năm nay vui quá!
Bà Thuyết mỉm cười, hỏi:
- Đẻ đi bán gạo, hay mua gì?
- Vâng, bán gạo.
- Thế thì lâu mới về nhỉ. Cô cũng phải ra chợ một tí.
Nói đoạn, bà vào nhà. Tôi lại vơ vẩn ở sân. Tôi cầm quả cam chợt nhớ đến sự chăm sóc yêu thương của bà Thuyết đối với tôi.
Mẹ tôi kể lại rằng ngày lên hai, tôi bị một hồi chốc lở rất kinh tởm. Trừ mẹ tôi, không ai dám mó đến mình tôi. Mà trừ mẹ tôi, tôi cũng không cho ai mó đến mình tôi. Tôi khóc để phản đối, nếu có bàn tay nào chực đụng vào những chỗ đau. Cả ngày tôi ngả đầu vào vai mẹ tôi. Chỉ mẹ tôi tắm cho tôi là tôi khóc ít.
Ấy thế mà “cô Thuyết” bế nổi tôi đấy.
May làm sao, độ ấy, mấy hôm bà Thuyết ở bên Rừng về nhà, lại nhằm đúng vào mấy hôm mẹ tôi bị cảm. Không có thì không biết ai bế tôi, cho tôi bú và tắm giặt cho tôi. Bà Thuyết đã chẳng quản bẩn thỉu, bà cho con bà sang nhà tôi cả ngày để trông nom săn sóc cho tôi.
Bây giờ thỉnh thoảng kể lại chuyện ấy, bà Thuyết còn chế tôi là con nhái bén bị lột da. Bà bảo cả người tôi, chỉ trừ hai mắt là không loét mủ, đến nỗi người bế không biết lựa tay chỗ nào cho khỏi đụng chỗ đau.
Mẹ tôi vẫn khen là đối với tôi bà Thuyết thật đã chịu khó.
Độ nửa giờ sau, mẹ tôi, bà Thuyết và dì tôi ở chợ về. Bà Thuyết vừa trông thấy tôi đã nói:
- Hơn một năm nay, cô mới lại trông thấy cháu, ồ, ra đã cao thế này rồi cơ đấy.
Dì tôi cho tôi quà. Mẹ tôi khuân chõng ra sân mời khách ngồi, và sai tôi lấy ô đồng trầu không lọ cau và bình vôi.
Bà Thuyết bảo tôi ngồi cạnh rồi bắt chấy cho tôi. Thấy được âu yếm, tôi sung sướng quá gục đầu vào gối bà. Bà khẽ hỏi:
- Sao cô bảo sang nhà cô ăn cam, cháu không sang?
Tôi chưa kịp đáp, thì bà chép miệng:
- Hay là khinh cô nghèo.
Tiếng nghèo làm tôi cảm động vô hạn. Bà Thuyết không nghèo. Riêng bà có gánh hàng xén rất đầy đủ, không kể cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng đều có ruộng nương. Vậy sao bây giờ bà nhận là nghèo! Quái, bà Thuyết nghèo! Ai làm cho bà nghèo. Tôi ngẩng lên, cười:
- Cô mà nghèo!
- Thật đấy, chiều hôm nay cô không có gì ăn. Ban nãy cô ra chợ định vay đẻ đấu gạo, đẻ không cho vay lại còn mắng cô nữa.
Tôi thở dài. Suýt khóc. Tôi ngạc nhiên sao mẹ tôi nỡ xử với bà Thuyết một cách quá đáng thế.
Tôi thương hại bà quá. Tôi nghĩ vẩn nghĩ vơ.
Một lúc sau, chờ cho ai nấy đương vui chuyện tôi lừng lững lẻn vào trong buồng. Tôi khẽ mở nắp thạp gạo. Tôi vốc bốn vốc gạo, túm vào vạt con áo kép. Tôi xoa mặt gạo cho đều, đậy nắp, rồi ngồi chờ ở bực cửa. Tôi chờ dịp giúi gạo cho bà Thuyết. Nhưng bực quá, bà cứ nghe chuyện, lúc nghe mẹ tôi, lúc nghe dì tôi một cách chăm chú. Đến mãi khi bà và dì tôi đứng dậy về, tôi mới chạy đến sát vào bà.
Thoạt tiên, tôi bấm bà và đưa túm vạt áo. Nhưng lạ quá. Tôi thấy bà đỡ lấy nắn bằng hai đầu ngón tay rồi ngơ ngác hỏi:
- Gì thế cháu?
- Của cô đấy.
Bà mở vạt áo ra cúi nhìn, bỗng phá lên cười. Tôi hết sức bối rối. Bà nói to:
- Trời ạ, cháu đáo để quá, cháu lấy gạo của đẻ cho cô thật đấy à?
Rồi bà nói với mẹ tôi:
- Chả ban nãy tôi bảo nó là không có gì ăn, vay bác gạo, không những bác không cho lại còn mắng nữa, nên nó thương tôi đấy!
Cả ba người cùng nhìn tôi mà cười, làm cho tôi không biết nên vui sướng vì biết thương người, hay nên xấu hổ vì ăn cắp, hay nên bẽn lẽn vì phải lừa.
Bà Thuyết ôm lấy tôi xoa đầu tôi, ngậm ngùi, nói:
- Cô thì nghèo thật, nhưng chưa đến nỗi. Cháu cứ cố học, ngày sau làm quan, lúc ấy, thỉnh thoảng cô hãy đến nhờ.
o O o
Đó là một mẩu chuyện, tuy không ăn nhập vào cuốn tiểu thuyết này, song, tôi viết lên đầu sách, vì tôi muốn trân trọng kỷ niệm chút tình tôi đối với người đàn bà đau khổ ấy.
Dưới đây, tôi nhường lời cho bà, và, nếu thỉnh thoảng tôi có thuật lại bằng những câu hơi chải chuốt, thì lỗi đó, là ở tôi.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!