Ông chủ - Chương 1: Hai vợ chồng nhà đĩ nuôi (Nguyễn Công Hoan)
Phương Như | Chat Online | |
13/07/2019 19:34:56 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
157 lượt xem
- * Ông chủ - Chương 2: Má đào - Mắt xanh (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Ông chủ - Chương 3: Nhà có trộm (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Nợ nần - Những ngày cuối cùng của bà Thuyết (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Nợ nần - Con (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
Bừa quàng mảnh này lên, tao phải đi xuống xóm có việc.
- Bố nó thử miết như tôi xem có nổi hai luống không nào. Nặng chết cha len ấy còn cứ giục mãi! Đi đâu mà vội lắm thế?
Thấy vợ vùng vằng đứng lại càu nhàu, anh Đĩ Nuôi vội làm lành dỗ dành:
- Thôi đi!
Bốn ống chân lại thong thả, cái thì đâm thụt xuống ruộng lầy, cái thì rút lên, làm sóng sánh mặt nước đặc sịt những đất. Trời nắng chang chang, một sợi mây cũng không có. Hơi nước bốc lên, nóng hôi hổi. Thỉnh thoảng một luồng gió nổi lên như đưa ngọn lửa vào mặt. Chị Đĩ Nuôi gò lưng, lau mồ hôi nó làm lụt cả trán rồi ôn tồn hỏi chồng:
- Bố nó bảo phải đi đâu nhỉ?
- Thế u mày quên tao đã nói hôm nọ rằng mai là ngày đầy tuổi tôi anh bé mà.
- À nhỉ, chóng quá. Vừa độ nào nghe nói bà đẻ anh ấy, bây giờ đã được một năm rồi. Nhưng bố nó đi xuống xóm làm gì?
- Để kiếm tiền mà mua cái gì sang mừng ông bà. Mai ông cho ăn cỗ kia mà.
- Chà, vẽ! Là đầy tớ, có mặt đấy là đủ, việc gì phải mừng. Ông bà ấy có chấp đâu mà ngại.
Hai tay nâng cái bừa, anh Đĩ Nuôi nhăn mặt, nói:
- U mày không biết thì mặc kệ tao làm. Là tao cốt để ông bà thương lại mà khoan cho cái món thóc trước. Thôi bừa cố đi.
Chị Đĩ Nuôi thở dài vắt tay ra đằng sau để co đầu dây rồi nói:
- Thế thì lại mất tiền mừng ít ra là hai hào bạc.
- Chứ lỵ! Chẳng lẽ ai ai đều có đồ mừng mà mình thì trơ thần xác! Chả dại, rồi lại như nhà bác Năm Chù, chỉ thiếu có mỗi cái tết tháng mười mà bây giờ đến nỗi vợ chồng con cái xa lìa nhau mỗi người một nơi.
- Chả phải. Chắc tại bác ấy nợ ông ấy nhiều quá, nên ông ấy mới không phát ruộng cho làm nữa. Thì vụ nào cũng ỳ ra, chả lẽ người ta cho mình cấy ruộng để người ta lấy lạy lấy van trừ à? Ai khờ gì!
- Đấy như nhà bác Nam hầu hạ ông đã đến ba mươi năm nay, mà đánh vụt một cái còn bị đuổi nữa là mình.
- Nhưng mà mua cái gì vừa vừa tiền chứ thôi bố nó ạ.
- Ừ, tao định mua hai cân đường cát.
Chị Đĩ Nuôi buồn rầu đáp:
- Chả biết hai cân đường vào nhà người ta có được nghề ngỗng gì không, hay người ta lại vứt xó, mà mình lo được hai cân đường thì méo mặt lên, vợ chồng con cái nhịn ăn đến ba bốn bữa!
Lau mồ hôi khắp mặt, anh Đĩ Nuôi cười để an ủi vợ:
- Thì ở đời, ta phải chiều đời, u mày phàn nàn làm quái gì.
- Nhấc cao lên một tý, sao nặng thế? Đấy mình chỉ làm ốm xác để cho hạng người có sẵn tiền được sung sướng! Họ thật, là ngồi mát ăn bát vàng. Quanh năm chẳng phải vất, vả tí nào, rồi đến vụ gặt cứ việc ung dung đi thu lúa.
- Nghèo thì chịu làm đầy tớ chứ sao!
- Thế bố nó lo tiền đâu mà đi mừng?
- Tao đã hỏi vay được anh Mai ở dưới xóm rồi. Mai ta phải nghỉ buổi bừa cánh gò ông Mật. Có lẽ sang ông thì mất cả ngày.
- Làm gì cả ngày?
- Phục dịch vào bữa cỗ ấy. Ông mời đông khách lắm! Mà mai cả u mày lẫn cái Đĩ đi mà ăn cỗ.
- Chả, ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng. Ai phải vạ.
- Tội gì, thì đằng nào cũng phải mất đồ mừng kia mà.
- Chả, cái Đĩ nó bé, lỡ nó bậy bạ ra đấy thì khốn!
- Ngại gì! Rồi mai vợ nào chồng nấy, đến đông vui đáo để.
- Tôi chịu thôi! Từ thuở bé tôi chửa đến nhà ông ấy bao giờ, thì ai biết làm thế nào?
- Làm thế nào? Người ta lên nhà chào ông bà, rồi xuống bếp chứ!
Chị Đĩ Nuôi cười sằng sặc, pha trò:
- Thế mà gọi là ăn cỗ! Thì ra mình dọn cơm, rồi mình bưng mâm cơm lấy cho mình ăn à!
- Đài lắm, chứ còn gì nữa! Bao giờ chả thế.
- Gớm nhưng mà quần áo như con bạch tuộc thế này ấy à?
- Cần gì. Cốt mình làm cho ông bà biết là mình thành tâm thì thôi. Tốt lễ dễ van, vì mình còn nợ người ta, nên mình phải lụy. Vả từ ngày u mày làm bạn với tao, tao chưa đưa lên chào ông bà được, tao áy náy lắm.
- Ai người ta để bụng mà sợ.
- U mày tưởng ai cũng nghĩ như mình đấy à? U mày mới đến đây, đã biết tính ông bà đâu. Hơi một tí là chấp trách đây.
- Tôi tưởng người ta giàu, thì ai thèm xét nét đến những cái nhỏ nhen. Tôi thấy có một lần ông ấy cưỡi ngựa đi khám ruộng, tôi chào, thì ông ấy chào lại tử tế lắm.
- Ấy chỉ có cái bề ngoài ăn người mà thôi. Càng những người ấy càng khó dò bụng. Trong bụng họ chả chứa đầy dáo mác, sao họ giàu chóng được thế.
- Thế à?
- Thôi thì làm mau lên!
Lúc ấy mặt trời đã hơi xế. Ánh nắng chiếu vào ruộng hắt lên long lanh. Anh Đĩ Nuôi nhìn bốn bên, cánh đồng bát ngát, những người làm các nơi cũng đã nghỉ tay cả. Vợ anh thì cố gò lưng co tay để kéo bừa, vừa miết vừa hỏi:
- Ông ấy người đâu ấy nhỉ?
- Thôi làm mau lên!
Nhưng tò mò, chị Đĩ Nuôi lại hỏi:
- Ông ấy người đâu, bố nó không biết à?
Một là muốn lảng, hai là giữ ý, anh Đĩ Nuôi lại giục:
- Sắp xong rồi, cố đi.
- Thế ông ấy độc ác lắm à?
- Ồ! Hỏi mãi. Việc gì đến mày. Mày chỉ nên biết rằng mình lĩnh ruộng người ta thì phải nộp thóc cho người ta. Hỏi gì?
- Gớm hỏi thế mà cũng chả bảo. Thì việc quái gì mà chả nói. Mình làm đầy tớ, cũng nên biết tính ông ấy một tí chứ sao. Thế mà bố nó còn bảo mai tôi sang nhà ông ấy.
- Nhưng đàn bà hay hớt lẻo lắm. Nhỡ ra tai vách mạch rừng thì khốn.
- Ai nói với ai mà sợ. Rõ khéo lắm, nói chuyện đi cho vui.
Muốn chiều vợ, anh Đĩ Nuôi nói:
- Thế mày biết mặt ông ấy rồi đấy chứ?
- Có mỗi một lượt ấy, tôi thấy thoáng ông ấy cưỡi ngựa đi qua. Người ta bảo ông chủ, thì tôi cũng ngả nón chào.
- U mày còn nhớ mặt không?
- Hơi thôi. Tôi thấy ông ấy mặc quần áo tây vàng, lận đôi giày ông lên đến đầu gối như bùn ở cẳng tôi thế này này. Ông ấy đội cái mũ vải vàng xòe ra như cái nón. Mặt ông ấy đen đen. Ông ấy đeo kính râm.
- Phải, nhưng mai đừng gọi là ông ấy nhé!
- Gọi ông thôi ấy à?
- Ừ, ông người ở Thái Bình, giàu lắm. Suốt cả cánh đồng này là ruộng của ông.
- Mẹ ơi? Thế à, làm thế nào mà có lắm thế nhỉ?
- Có lắm tiền thì làm dễ. Chỉ hạng mình là khốn đốn, đến đời mục xương cũng không vắt mũi để đủ đút miệng!
- Có phải ông ấy cho người ta vay rồi lấy ruộng phải không?
- Người ta cũng có giàu từ trước đấy chứ. Một cái cơ nghiệp của ông cũng hàng mấy mươi vạn bạc.
- Thế à? Mấy mươi vạn bạc! Mình thì kiếm mấy mươi vạn cái vẩy hến cũng khó.
- Mai thì mày ăn nói giữ miệng nhé, đừng toe toét như ở nhà nhé. Ông, mà nhất là bà, hay ý tứ lắm. Lỡ ra thì mất cả làm ăn.
- Ông có hay đánh không?
- Còn phải nói, chúa ác đấy! Nghĩa là mấy năm nay tất cả bao nhiêu người lĩnh ruộng cũng đều thiếu thóc cả, thì ông chịu đó mà thôi, chứ mà ông biết đứa nào cố ý không nộp đủ thóc, thì chết với ông.
- Ông làm gì?
- Ông gọi vợ con lên, có khi bắt cả đồ đạc của người ta, chửi rất tàn nhẫn.
- Thật à? Thế mai tôi chả sang mà nhà cũng đừng đi nữa.
Chị Đĩ Nuôi có vẻ lo sợ, nhưng chồng nói:
- Người ta làm thế cũng phải. Nếu không ai cũng ỳ xác ra đấy thì người ta làm thế nào?
- Nhưng mà thế cũng là quá lắm. Vợ con người ta làm gì nên tội.
- U mày còn nhớ ngày vừa rồi anh cu Tý gặt được bằng nào, ông lấy cả không nhỉ?
- Còn, thế thì ăn bằng gì?
- Mặc kệ, bởi anh ấy dại. Như tao khôn, thì khi gặt, giấu đi để nhà khác. Anh cu Tý không ngờ thế, cho nên anh ấy phải đi siêu mà.
Nói đến đó thì bừa hết ruộng. Chị Đĩ Nuôi thở phù một cái rồi nhấc vai bừa, cuộn vào dây đưa cho chồng. Anh Đĩ vác bừa lên vai, rồi hai vợ chồng thủng thỉnh đến chỗ cây đa gần đó. Anh Đĩ Nuôi phùng mồm thở dài rồi lấy nón quạt. Chị Đĩ sắp lại quần áo rồi ngồi phệt xuống cỏ, vẻ mặt lo lắng. Chị trật yếm ra nhăn mặt xuýt xoa, lấy tay giay vú rồi vắt sữa nói:
- Chẳng biết cái Đĩ có chơi ngoan không. Mình vì miếng ăn mà phải liều lĩnh để con cho người ta bế. Chẳng biết nó đã bú chực tí nào chưa.
Anh Đĩ Nuôi nhìn vợ, bỗng thấy sung sướng lạ. Anh tủm tỉm cười sung sướng âu yếm nói:
- Cái sung sướng bề ngoài với bề trong cũng ngang nhau.
Câu ấy có ý nghĩa rất sâu xa.
Anh Đĩ Nuôi quả vậy, là một người rất sung sướng. Mỗi khi làm lụng vất vả thì chỉ nhìn vợ bế con, anh quên hết nỗi nhọc nhằn, khổ sở. Vợ con anh tức là giang sơn của anh, anh cũng quý như người ta quý cái két bạc vậy. Vợ anh là một người khác làng với anh. Tuy bây giờ đã có con, và quanh năm đầu tắt mặt tối với anh để cùng anh lo miếng ăn, nhưng cái nhan sắc ngày còn con gái không vì đó mà kém bớt. Ngày còn con gái chị Đĩ Nuôi đã làm cho trai làng nhiều anh phải say mê. Quanh năm chị mặc cái áo đổi vai mà thứ áo đổi vai ở vùng chị là một cái "mốt". Nhưng mà cái mốt không bao giờ thay đổi. Có cái áo nâu non mới hẳn hoi, người ta cũng may cả một nửa trên bằng the. Mà dưới cái áo cánh hồ lơ của chị, tuy giặt nước ao nên nó trắng đục, bao giờ cũng xỏa múi cá vàng như những cánh hoa vạn thọ. Những cách trang sức nhân tạo ấy, đời đời lúc nào cũng thế, cho nên trông quen mắt nó lại có vẻ thiên nhiên. Vì thế nó càng làm tăng cái nõn nà cho những cô con gái hơi có nhan sắc. Nhưng chị Đĩ Nuôi chẳng phải nhờ cách điểm trang bề ngoài mới có vẻ đẹp. Một cái cổ tay tròn trĩnh mũm mĩm của chị, cũng đã làm cho chị hãnh diện với chị em. Thế mà chị còn cái mắt bồ câu, cái mũi dọc dừa, cái miệng nhỏ tí và đôi môi hơi cong, là những thứ mà cô gái Hà Thành vẫn muốn. Mà thế thật. Ngày hội năm kia ở làng chị, đã có hai người mặc quần áo tây, vai đeo hòm ảnh, cố đuổi theo chị mà tán gẫu, nhưng không ăn thua.
Sau hai người lừa chị ra chỗ vắng để chụp trộm, nhưng suýt nữa cuộc ấy gây thành án mạng, vì chị kêu lên, tuần làng đổ ra. Nếu hai ông thiếu niên ấy không nhanh mồm, thú thực mình là phóng viên nhà báo, và phỉnh rằng mình định đến điều tra cái thuần phong mỹ tục của làng, cùng chụp ảnh những cái đẹp để in vào báo, thì có lẽ đã bị một trận nhừ tử.
Trời se chị ấy lấy anh Nuôi thật là vừa lứa. Chị đã từ chối làm dâu ông Chánh Bá, làm lẽ cụ Lý Năng. Chị chỉ ưa anh Nuôi vì anh ấy hiền lành chân chỉ, biết siêng năng công việc. Vả con nhà làm ruộng thì không gì phải hơn là lại lấy chồng làm ruộng.
Thế cho nên khi nghe thấy mẹ đắn đo hỏi dò ý kiến xem chị có bằng lòng lấy anh Nuôi không, thì hai má chị hây hây, chị mỉm cười, nguẩy một cái:
- Gớm tôi không biết!
Rồi bẽn lẽn, thẹn thò, chị cắm cổ chạy mất.
Trải qua một dạo chị em chế riễu, trai làng mỉa mai, chị vừa vui vừa tủi.
Nhưng mà độ gần cưới, anh Nuôi đã phải chịu nhiều nỗi chua cay. Người ta ghen tức, đặt nhiều điều nói rằng chị Nuôi ái nam. Người ta làm vè truyền tụng cho nhau hát, rồi chép ra giấy dán khắp cả ngã ba ngã tư. Ngày cưới, anh lại càng điêu đứng. Người ta chăng dây người ta đóng cổng định trói cổ chú rể điệu lên quan, vu là cộng sản.
Thắng nổi bao nhiêu nỗi khó khăn, anh chị nay đã nên vợ nên chồng. Rồi ăn xong cái tết, anh lại ngậm ngùi khăn gói lên đường để vợ ở nhà, thu xếp tiền nong, chỗ vay chỗ trả. Nhưng mà lời ong tiếng ve vẫn chưa dứt, nhất là khi chị Nuôi có việc về làng. Trước người ta gặp chị, người ta nói cạnh:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc.
Cô có chồng anh tiếc lắm thay!
Bây giờ thấy chồng đi vắng, người ta gạ sát: Có chồng càng dễ chơi ngang. Hoặc ngắm cái bụng chị người ta thì thào rồi nói bâng quơ có ý ngờ vực:
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,
Kể từ chồng trước đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng giấu thầm,.
Họp chợ trên bụng độ dăm trăm người.
Bởi vậy muốn tránh nỗi bực mình, muốn gần gụi chồng để giúp đỡ chồng nên đẻ được hơn một tháng, chị Đĩ Nuôi lo tiền ô-tô để lên với chồng.
Anh Đĩ Nuôi thu xếp làm được một túp nhà con con để vợ chồng con cái ăn ở vđi nhau. Người trong ấp thấy chị thật thà tử tế, đều có lòng yêu mến, quây quần.
Nhưng mà bao giờ anh Nuôi cũng nghèo, bao giờ chị Nuôi cũng đẹp, thì cảnh không hợp người, người không hợp cảnh, nên chị Nuôi ở đâu cũng là một cái đầu đề cho người ta nói vụng.
Người thì chê:
- Anh Nuôi dại quá, cho vợ đến chỗ đồng đất nước người.
Người thì phàn nàn:
- Lại đem mỡ vào miệng mèo.
Người thì thở dài:
- Nghèo mà có vợ đẹp, cũng là cái tội.
Song, anh Nuôi chưa hề nghe thấy những dư luận xôn xao ấy, mà dù có nghe thấy, nào anh đã hiểu là chi.
Cho nên những khi công việc xong xuôi, anh ngồi đầu hè, cạnh vợ, vần con, rồi ngắm vợ, ngắm con anh tươi cười tự đắc, nói:
- Giá không có mình, có cái Đĩ, thì tôi ham sống làm gì nữa!
- Bố nó thử miết như tôi xem có nổi hai luống không nào. Nặng chết cha len ấy còn cứ giục mãi! Đi đâu mà vội lắm thế?
Thấy vợ vùng vằng đứng lại càu nhàu, anh Đĩ Nuôi vội làm lành dỗ dành:
- Thôi đi!
Bốn ống chân lại thong thả, cái thì đâm thụt xuống ruộng lầy, cái thì rút lên, làm sóng sánh mặt nước đặc sịt những đất. Trời nắng chang chang, một sợi mây cũng không có. Hơi nước bốc lên, nóng hôi hổi. Thỉnh thoảng một luồng gió nổi lên như đưa ngọn lửa vào mặt. Chị Đĩ Nuôi gò lưng, lau mồ hôi nó làm lụt cả trán rồi ôn tồn hỏi chồng:
- Bố nó bảo phải đi đâu nhỉ?
- Thế u mày quên tao đã nói hôm nọ rằng mai là ngày đầy tuổi tôi anh bé mà.
- À nhỉ, chóng quá. Vừa độ nào nghe nói bà đẻ anh ấy, bây giờ đã được một năm rồi. Nhưng bố nó đi xuống xóm làm gì?
- Để kiếm tiền mà mua cái gì sang mừng ông bà. Mai ông cho ăn cỗ kia mà.
- Chà, vẽ! Là đầy tớ, có mặt đấy là đủ, việc gì phải mừng. Ông bà ấy có chấp đâu mà ngại.
Hai tay nâng cái bừa, anh Đĩ Nuôi nhăn mặt, nói:
- U mày không biết thì mặc kệ tao làm. Là tao cốt để ông bà thương lại mà khoan cho cái món thóc trước. Thôi bừa cố đi.
Chị Đĩ Nuôi thở dài vắt tay ra đằng sau để co đầu dây rồi nói:
- Thế thì lại mất tiền mừng ít ra là hai hào bạc.
- Chứ lỵ! Chẳng lẽ ai ai đều có đồ mừng mà mình thì trơ thần xác! Chả dại, rồi lại như nhà bác Năm Chù, chỉ thiếu có mỗi cái tết tháng mười mà bây giờ đến nỗi vợ chồng con cái xa lìa nhau mỗi người một nơi.
- Chả phải. Chắc tại bác ấy nợ ông ấy nhiều quá, nên ông ấy mới không phát ruộng cho làm nữa. Thì vụ nào cũng ỳ ra, chả lẽ người ta cho mình cấy ruộng để người ta lấy lạy lấy van trừ à? Ai khờ gì!
- Đấy như nhà bác Nam hầu hạ ông đã đến ba mươi năm nay, mà đánh vụt một cái còn bị đuổi nữa là mình.
- Nhưng mà mua cái gì vừa vừa tiền chứ thôi bố nó ạ.
- Ừ, tao định mua hai cân đường cát.
Chị Đĩ Nuôi buồn rầu đáp:
- Chả biết hai cân đường vào nhà người ta có được nghề ngỗng gì không, hay người ta lại vứt xó, mà mình lo được hai cân đường thì méo mặt lên, vợ chồng con cái nhịn ăn đến ba bốn bữa!
Lau mồ hôi khắp mặt, anh Đĩ Nuôi cười để an ủi vợ:
- Thì ở đời, ta phải chiều đời, u mày phàn nàn làm quái gì.
- Nhấc cao lên một tý, sao nặng thế? Đấy mình chỉ làm ốm xác để cho hạng người có sẵn tiền được sung sướng! Họ thật, là ngồi mát ăn bát vàng. Quanh năm chẳng phải vất, vả tí nào, rồi đến vụ gặt cứ việc ung dung đi thu lúa.
- Nghèo thì chịu làm đầy tớ chứ sao!
- Thế bố nó lo tiền đâu mà đi mừng?
- Tao đã hỏi vay được anh Mai ở dưới xóm rồi. Mai ta phải nghỉ buổi bừa cánh gò ông Mật. Có lẽ sang ông thì mất cả ngày.
- Làm gì cả ngày?
- Phục dịch vào bữa cỗ ấy. Ông mời đông khách lắm! Mà mai cả u mày lẫn cái Đĩ đi mà ăn cỗ.
- Chả, ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng. Ai phải vạ.
- Tội gì, thì đằng nào cũng phải mất đồ mừng kia mà.
- Chả, cái Đĩ nó bé, lỡ nó bậy bạ ra đấy thì khốn!
- Ngại gì! Rồi mai vợ nào chồng nấy, đến đông vui đáo để.
- Tôi chịu thôi! Từ thuở bé tôi chửa đến nhà ông ấy bao giờ, thì ai biết làm thế nào?
- Làm thế nào? Người ta lên nhà chào ông bà, rồi xuống bếp chứ!
Chị Đĩ Nuôi cười sằng sặc, pha trò:
- Thế mà gọi là ăn cỗ! Thì ra mình dọn cơm, rồi mình bưng mâm cơm lấy cho mình ăn à!
- Đài lắm, chứ còn gì nữa! Bao giờ chả thế.
- Gớm nhưng mà quần áo như con bạch tuộc thế này ấy à?
- Cần gì. Cốt mình làm cho ông bà biết là mình thành tâm thì thôi. Tốt lễ dễ van, vì mình còn nợ người ta, nên mình phải lụy. Vả từ ngày u mày làm bạn với tao, tao chưa đưa lên chào ông bà được, tao áy náy lắm.
- Ai người ta để bụng mà sợ.
- U mày tưởng ai cũng nghĩ như mình đấy à? U mày mới đến đây, đã biết tính ông bà đâu. Hơi một tí là chấp trách đây.
- Tôi tưởng người ta giàu, thì ai thèm xét nét đến những cái nhỏ nhen. Tôi thấy có một lần ông ấy cưỡi ngựa đi khám ruộng, tôi chào, thì ông ấy chào lại tử tế lắm.
- Ấy chỉ có cái bề ngoài ăn người mà thôi. Càng những người ấy càng khó dò bụng. Trong bụng họ chả chứa đầy dáo mác, sao họ giàu chóng được thế.
- Thế à?
- Thôi thì làm mau lên!
Lúc ấy mặt trời đã hơi xế. Ánh nắng chiếu vào ruộng hắt lên long lanh. Anh Đĩ Nuôi nhìn bốn bên, cánh đồng bát ngát, những người làm các nơi cũng đã nghỉ tay cả. Vợ anh thì cố gò lưng co tay để kéo bừa, vừa miết vừa hỏi:
- Ông ấy người đâu ấy nhỉ?
- Thôi làm mau lên!
Nhưng tò mò, chị Đĩ Nuôi lại hỏi:
- Ông ấy người đâu, bố nó không biết à?
Một là muốn lảng, hai là giữ ý, anh Đĩ Nuôi lại giục:
- Sắp xong rồi, cố đi.
- Thế ông ấy độc ác lắm à?
- Ồ! Hỏi mãi. Việc gì đến mày. Mày chỉ nên biết rằng mình lĩnh ruộng người ta thì phải nộp thóc cho người ta. Hỏi gì?
- Gớm hỏi thế mà cũng chả bảo. Thì việc quái gì mà chả nói. Mình làm đầy tớ, cũng nên biết tính ông ấy một tí chứ sao. Thế mà bố nó còn bảo mai tôi sang nhà ông ấy.
- Nhưng đàn bà hay hớt lẻo lắm. Nhỡ ra tai vách mạch rừng thì khốn.
- Ai nói với ai mà sợ. Rõ khéo lắm, nói chuyện đi cho vui.
Muốn chiều vợ, anh Đĩ Nuôi nói:
- Thế mày biết mặt ông ấy rồi đấy chứ?
- Có mỗi một lượt ấy, tôi thấy thoáng ông ấy cưỡi ngựa đi qua. Người ta bảo ông chủ, thì tôi cũng ngả nón chào.
- U mày còn nhớ mặt không?
- Hơi thôi. Tôi thấy ông ấy mặc quần áo tây vàng, lận đôi giày ông lên đến đầu gối như bùn ở cẳng tôi thế này này. Ông ấy đội cái mũ vải vàng xòe ra như cái nón. Mặt ông ấy đen đen. Ông ấy đeo kính râm.
- Phải, nhưng mai đừng gọi là ông ấy nhé!
- Gọi ông thôi ấy à?
- Ừ, ông người ở Thái Bình, giàu lắm. Suốt cả cánh đồng này là ruộng của ông.
- Mẹ ơi? Thế à, làm thế nào mà có lắm thế nhỉ?
- Có lắm tiền thì làm dễ. Chỉ hạng mình là khốn đốn, đến đời mục xương cũng không vắt mũi để đủ đút miệng!
- Có phải ông ấy cho người ta vay rồi lấy ruộng phải không?
- Người ta cũng có giàu từ trước đấy chứ. Một cái cơ nghiệp của ông cũng hàng mấy mươi vạn bạc.
- Thế à? Mấy mươi vạn bạc! Mình thì kiếm mấy mươi vạn cái vẩy hến cũng khó.
- Mai thì mày ăn nói giữ miệng nhé, đừng toe toét như ở nhà nhé. Ông, mà nhất là bà, hay ý tứ lắm. Lỡ ra thì mất cả làm ăn.
- Ông có hay đánh không?
- Còn phải nói, chúa ác đấy! Nghĩa là mấy năm nay tất cả bao nhiêu người lĩnh ruộng cũng đều thiếu thóc cả, thì ông chịu đó mà thôi, chứ mà ông biết đứa nào cố ý không nộp đủ thóc, thì chết với ông.
- Ông làm gì?
- Ông gọi vợ con lên, có khi bắt cả đồ đạc của người ta, chửi rất tàn nhẫn.
- Thật à? Thế mai tôi chả sang mà nhà cũng đừng đi nữa.
Chị Đĩ Nuôi có vẻ lo sợ, nhưng chồng nói:
- Người ta làm thế cũng phải. Nếu không ai cũng ỳ xác ra đấy thì người ta làm thế nào?
- Nhưng mà thế cũng là quá lắm. Vợ con người ta làm gì nên tội.
- U mày còn nhớ ngày vừa rồi anh cu Tý gặt được bằng nào, ông lấy cả không nhỉ?
- Còn, thế thì ăn bằng gì?
- Mặc kệ, bởi anh ấy dại. Như tao khôn, thì khi gặt, giấu đi để nhà khác. Anh cu Tý không ngờ thế, cho nên anh ấy phải đi siêu mà.
Nói đến đó thì bừa hết ruộng. Chị Đĩ Nuôi thở phù một cái rồi nhấc vai bừa, cuộn vào dây đưa cho chồng. Anh Đĩ vác bừa lên vai, rồi hai vợ chồng thủng thỉnh đến chỗ cây đa gần đó. Anh Đĩ Nuôi phùng mồm thở dài rồi lấy nón quạt. Chị Đĩ sắp lại quần áo rồi ngồi phệt xuống cỏ, vẻ mặt lo lắng. Chị trật yếm ra nhăn mặt xuýt xoa, lấy tay giay vú rồi vắt sữa nói:
- Chẳng biết cái Đĩ có chơi ngoan không. Mình vì miếng ăn mà phải liều lĩnh để con cho người ta bế. Chẳng biết nó đã bú chực tí nào chưa.
Anh Đĩ Nuôi nhìn vợ, bỗng thấy sung sướng lạ. Anh tủm tỉm cười sung sướng âu yếm nói:
- Cái sung sướng bề ngoài với bề trong cũng ngang nhau.
Câu ấy có ý nghĩa rất sâu xa.
Anh Đĩ Nuôi quả vậy, là một người rất sung sướng. Mỗi khi làm lụng vất vả thì chỉ nhìn vợ bế con, anh quên hết nỗi nhọc nhằn, khổ sở. Vợ con anh tức là giang sơn của anh, anh cũng quý như người ta quý cái két bạc vậy. Vợ anh là một người khác làng với anh. Tuy bây giờ đã có con, và quanh năm đầu tắt mặt tối với anh để cùng anh lo miếng ăn, nhưng cái nhan sắc ngày còn con gái không vì đó mà kém bớt. Ngày còn con gái chị Đĩ Nuôi đã làm cho trai làng nhiều anh phải say mê. Quanh năm chị mặc cái áo đổi vai mà thứ áo đổi vai ở vùng chị là một cái "mốt". Nhưng mà cái mốt không bao giờ thay đổi. Có cái áo nâu non mới hẳn hoi, người ta cũng may cả một nửa trên bằng the. Mà dưới cái áo cánh hồ lơ của chị, tuy giặt nước ao nên nó trắng đục, bao giờ cũng xỏa múi cá vàng như những cánh hoa vạn thọ. Những cách trang sức nhân tạo ấy, đời đời lúc nào cũng thế, cho nên trông quen mắt nó lại có vẻ thiên nhiên. Vì thế nó càng làm tăng cái nõn nà cho những cô con gái hơi có nhan sắc. Nhưng chị Đĩ Nuôi chẳng phải nhờ cách điểm trang bề ngoài mới có vẻ đẹp. Một cái cổ tay tròn trĩnh mũm mĩm của chị, cũng đã làm cho chị hãnh diện với chị em. Thế mà chị còn cái mắt bồ câu, cái mũi dọc dừa, cái miệng nhỏ tí và đôi môi hơi cong, là những thứ mà cô gái Hà Thành vẫn muốn. Mà thế thật. Ngày hội năm kia ở làng chị, đã có hai người mặc quần áo tây, vai đeo hòm ảnh, cố đuổi theo chị mà tán gẫu, nhưng không ăn thua.
Sau hai người lừa chị ra chỗ vắng để chụp trộm, nhưng suýt nữa cuộc ấy gây thành án mạng, vì chị kêu lên, tuần làng đổ ra. Nếu hai ông thiếu niên ấy không nhanh mồm, thú thực mình là phóng viên nhà báo, và phỉnh rằng mình định đến điều tra cái thuần phong mỹ tục của làng, cùng chụp ảnh những cái đẹp để in vào báo, thì có lẽ đã bị một trận nhừ tử.
Trời se chị ấy lấy anh Nuôi thật là vừa lứa. Chị đã từ chối làm dâu ông Chánh Bá, làm lẽ cụ Lý Năng. Chị chỉ ưa anh Nuôi vì anh ấy hiền lành chân chỉ, biết siêng năng công việc. Vả con nhà làm ruộng thì không gì phải hơn là lại lấy chồng làm ruộng.
Thế cho nên khi nghe thấy mẹ đắn đo hỏi dò ý kiến xem chị có bằng lòng lấy anh Nuôi không, thì hai má chị hây hây, chị mỉm cười, nguẩy một cái:
- Gớm tôi không biết!
Rồi bẽn lẽn, thẹn thò, chị cắm cổ chạy mất.
Trải qua một dạo chị em chế riễu, trai làng mỉa mai, chị vừa vui vừa tủi.
Nhưng mà độ gần cưới, anh Nuôi đã phải chịu nhiều nỗi chua cay. Người ta ghen tức, đặt nhiều điều nói rằng chị Nuôi ái nam. Người ta làm vè truyền tụng cho nhau hát, rồi chép ra giấy dán khắp cả ngã ba ngã tư. Ngày cưới, anh lại càng điêu đứng. Người ta chăng dây người ta đóng cổng định trói cổ chú rể điệu lên quan, vu là cộng sản.
Thắng nổi bao nhiêu nỗi khó khăn, anh chị nay đã nên vợ nên chồng. Rồi ăn xong cái tết, anh lại ngậm ngùi khăn gói lên đường để vợ ở nhà, thu xếp tiền nong, chỗ vay chỗ trả. Nhưng mà lời ong tiếng ve vẫn chưa dứt, nhất là khi chị Nuôi có việc về làng. Trước người ta gặp chị, người ta nói cạnh:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc.
Cô có chồng anh tiếc lắm thay!
Bây giờ thấy chồng đi vắng, người ta gạ sát: Có chồng càng dễ chơi ngang. Hoặc ngắm cái bụng chị người ta thì thào rồi nói bâng quơ có ý ngờ vực:
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,
Kể từ chồng trước đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng giấu thầm,.
Họp chợ trên bụng độ dăm trăm người.
Bởi vậy muốn tránh nỗi bực mình, muốn gần gụi chồng để giúp đỡ chồng nên đẻ được hơn một tháng, chị Đĩ Nuôi lo tiền ô-tô để lên với chồng.
Anh Đĩ Nuôi thu xếp làm được một túp nhà con con để vợ chồng con cái ăn ở vđi nhau. Người trong ấp thấy chị thật thà tử tế, đều có lòng yêu mến, quây quần.
Nhưng mà bao giờ anh Nuôi cũng nghèo, bao giờ chị Nuôi cũng đẹp, thì cảnh không hợp người, người không hợp cảnh, nên chị Nuôi ở đâu cũng là một cái đầu đề cho người ta nói vụng.
Người thì chê:
- Anh Nuôi dại quá, cho vợ đến chỗ đồng đất nước người.
Người thì phàn nàn:
- Lại đem mỡ vào miệng mèo.
Người thì thở dài:
- Nghèo mà có vợ đẹp, cũng là cái tội.
Song, anh Nuôi chưa hề nghe thấy những dư luận xôn xao ấy, mà dù có nghe thấy, nào anh đã hiểu là chi.
Cho nên những khi công việc xong xuôi, anh ngồi đầu hè, cạnh vợ, vần con, rồi ngắm vợ, ngắm con anh tươi cười tự đắc, nói:
- Giá không có mình, có cái Đĩ, thì tôi ham sống làm gì nữa!
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Ông chủ - Chương 1: Hai vợ chồng nhà đĩ nuôi (Nguyễn Công Hoan),Ông chủ - Chương 1: Hai vợ chồng nhà đĩ nuôi,Nguyễn Công Hoan
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!