Bướm trắng - Phần thứ nhất (Nhất Linh)

128 lượt xem
rương chậm bước lại vì chàng vừa nhận thấy mình đi nhanh quá tuy không có việc gì và cũng không nhất định đi đến đâu. Từ lúc này, vô cớ chàng thấy lòng vui một cách đột ngột khác thường tự nhiên chàng đi nhanh làm như bước đi cần phải đi nhịp với nỗi vui trong lòng.
Đường phố vắng, trời mờ sáng như trong một ngày mùa đông. Hai bên toàn những gian nhà tiều tụy của những người ít tiền phải ra vùng ngoại ô trú ngụ, mấy rặng bồ kếp dai đã trụi lá còn trơ lại những chùm quả đen, héo quăn. Nhưng hôm nay Trương nhìn không thấy cảnh buồn như mọi lần, chàng thấy đời người ta dầu khốn khó đến đâu cũng có những thú vị riêng ở trong. Một cụ già ngồi cạnh cột đèn đương bán mấy quả táo cho cậu bé, Trương tự nhiên thấy vui thích khi nhìn bà hàng bỏ mấy đồng trinh vào túi và cậu bé nhăn mặt cắn sâu vào quả táo. Trong một căn nhà chật hẹp và bẩn thỉu, một thiếu phụ bế con nhìn ra, nét mặt thiếu thụ trong bóng tối, Trương đoán là đẹp và có duyên: cạnh gường vì nhà chật để mấy cái hòm cũ, một đôi gối và một cái chăn bông bọc vải đỏ lấm tấm hoa. Trương đoán người thiếu phụ đợi chồng về và không hiểu sao Trương lại đoán chồng là một người thợ máy. Chàng nghĩ tới chăn bông mới lấy ra được vài hôm từ khi trời trở rét vào cái đời thân mật, đầm ấm của một đôi vợ chồng nghèo, lát nữa khi buổi chiều buồn về.
Trên đường cơn gió thổi bay lên mấy chiếc lá khô và một ít bụi trắng, khiến Trương cảm thấy nỗi hiu quạnh của cuộc đời cô độc chàng sống đã mấy năm nay. Chàng thốt nhớ đến Liên, người yêu của chàng đã chết vì bệnh lao ba năm trước. Chàng nghĩ đến những cái thú thần tiên của tình yêu lúc ban đầu, và nỗi buồn của chàng khi được tin Liên chết.
Những ý nghĩ loăng quăng ấy gợi Trương nhớ đến một câu về bệnh lao chàng đọc trong báo đã lâu lắm.
Những người mắc bệnh lao hay yêu đời và tự nhiên có những lúc vui thích quá, vui một cách vô cớ, hình như cứ được sống là đủ vui rồi.
Trương thấy câu ấy rất đúng với chàng. Từ khi tình nghi mắc bệnh lao, bỏ trường luật về nghỉ dưỡng bệnh, chàng không thấy mình buồn lắm, lúc nào chàng cũng hy vọng mình sẽ khỏi bệnh và chàng lại thấy mình náo nức muốn sống, yêu đời và vui vẻ.
Trương ngừng lại trước một cửa hàng và nhìn bóng mình trong một chiếc gương nhờ có ánh sáng đều đều của một ngày phủ mây nên mắt chàng không có vẻ hốc hác như mọi lần. Chàng vui mừng, không, chàng không đến nỗi gầy lắm, có lẽ béo hơn một chút thì tốt, nhưng béo quá, béo đến nỗi xấu và già đi như Lương và Mịch thì chàng sẽ khó chịu vô cùng.
Trương nghĩ đến những câu các bạn trong lớp khen đùa chàng đẹp trai và có duyên. Chàng nghĩ: Đến khi khỏi bệnh, mình lại vào học nốt. Thì ra mình không cần kiếm ăn có thể tung hoành được.
Lúc nào chàng cũng chỉ nghĩ "đến khi khỏi bệnh" làm như khỏi bệnh là một sự tất nhiên rồi, nhưng lần nào cũng vậy, một ý nghĩ khác ngầm đến mà chàng muốn gạt đi ngay.
Thế ngộ mình không khỏi bệnh?
Chàng thấy nhói ở quả tim và ngửng nhìn lên. Ở phía xa có tiếng trống và tiếng kèn thổi một cách vội vàng. Những chấm xanh vàng của đối trướng hiện ra ở đầu phố lẫn với những chấm trắng của các người đi đưa đám.
Có lẽ đám ma cậu anh Hợp đã trở về.
Chàng bước nhanh về phía đám ma. Đi một quãng, Trương lắc đầu như xua đuổi một ý nghĩ khó chịu lởn vởn trong óc. Chàng tắc lưỡi, nói một mình:
Hôm nào phải hỏi lại đốc tờ, hỏi thẳng xem họ nói mình sống hay chết, cho ngã ngũ hẳn ra... Nhưng anh nào chịu nói thật, mà mình biết thế quái nào được là họ nói thật hay không.
Chàng chưa biết rồi sẽ xử trí cách nào và ý ấy làm vẫn đục cả nỗi vui thanh thản của chàng.
Lúc Trương đến đầu phố thì đám tang cũng dừng lại để phu khiêng nghỉ chân. Hợp lấy tay vẫy Trương lại:
Anh đi đâu đấy?
Tôi đi chơi mát.
Trương mỉm cười nói tiếp:
Tuy trời không lấy làm gì mát lắm, nhưng đốc tờ bảo cần phải đi lấy không khí. Anh đi từ sáng tới giờ chắc mệt.
Hợp đáp:
Cũng khá mỏi chân. Tôi ở đây đợi xe điện về nhà. Lát nữa anh lại chơi.
Trương chưa kịp trả lời thì một thiếu nữ đội mấn đi lại phía chàng và Hợp đứng.
Thiếu nữ thấy Trương vội cúi đầu chào rồi đợi Trương trả lời, cất tiếng hỏi Hợp:
Anh có thấy người cai phu đâu không?
Hợp đáp vu vơ:
Cô thử tìm xem. Có lẽ bác ta vào hàng làm mấy tớp rượu lấy sức.
Thiếu nữ mỉm cười, cái mỉm cười ngượng ngập của những người đương có chuyện đau buồn.
Sao trông giống Liên thế. Lại có phần đẹp hơn.
Chàng đăm đăm nhìn lại hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước mắt và đôi gò má không phấn sáp, ửng hồng, ẩn trong khuôn vải trắng. Vẻ buồn của tang phục làm lộ hẳn cái rực rỡ của một vẻ đẹp rất trẻ và rất tươi. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và cái vẻ kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ có một ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ.
Thiếu nữ nhìn ngang nhìn ngửa tìm người cai phu. Trương thấy nàng không để ý đến mình: nàng bỏ đi chỗ khác quên không chào Trương. Hợp nhìn Trương nói:
Trông anh lại khỏe ra tợn. Da dẻ hồng hào hơn trước nhiều.
Trương biết mình hồng hào là vì đỏ mặt chứ không phải vì khỏe, mới hôm kia Hợp gặp chàng còn nói là nước da chàng vẫn còn như cũ. Trương sung sướng bàng hoàng, chàng rất thích ai khen mình mạnh khỏe hơn lên, nhưng lúc này thì nỗi vui sướng của chàng có một duyên cớ khác:
Sao lại giống Liên thế, mà lại đẹp hơn nhiều.
Chàng ngây ngất với cái ý nghĩ ấy và lấy làm ngạc nhiên sao lại có một sự tình cờ lạ lùng như vậy.
Thiếu nữ lại đến gần Hợp nhưng lần này không hỏi câu gì cả.
Cô đã tìm thấy bác cai chưa?
Thiếu nữ uể oải trả lời vắn tắt:
Thưa anh, chưa.
Hợp nói:
Chắc cô mỏi chân lắm. Hôm nọ cô vừa bị cảm mới khỏi, cô lại chạy đi chạy lại nhiều quá.Cô nên cẩn thận. Hay lên xe điện mà về.
Thiếu nữ hỏi:
- Sắp có xe chưa?
Trương đáp: Xe đã đến đàng kia rồi.
Lúc bấy giờ thiếu nữ mới nhìn Trương. Hợp nói: Quên không giới thiệu cô với anh Trương, sinh viên trường luật... Đây là cô em họ tôi, cô Thu.
Thu đáp:
À, ông Trương. Chắc ông biết anh Mỹ tôi.
Có, anh ấy học sau tôi một năm.
Trương hơi ngạc nhiên về mấy tiếng "À, ông Trương". Chắc Mỹ ở nhà đã nhiều lần nói đến mình với cô em gái này. Chàng mừng rằng Mỹ không biết mình nghỉ học vì tình nghi mắc bệnh lao, vả lại ngoài Hợp ra không ai biết cả, Chàng nghĩ thầm:
Lát nữa phải dặn lại Hợp mới được.
Trương đương cố tìm xem Mỹ đứng ở đâu, thì xe điện đã tới nơi. Năm, sáu người bận trang phục bước lên xe. Chàng lại ngồi bên Hợp đối diện với Thu, Hợp hỏi:
Anh cũng đi xe à?
Thì tôi cốt ở nhà ra đây để chờ xe điện lên phố.
Sao anh bảo đi chơi mát?
Thu từ lúc lên xe không nói gì: nàng ngả đầu vào cánh cửa và lim dim mắt lại vì buồn ngủ quá. Thỉnh thoảng Thu lại mở mắt để cố chống lại giấc ngủ vì nàng cho ngủ ở trên xe như vậy là không lịch sự. Trương đứng lên kéo cửa kính cho gió khỏi lọt vào chỗ Thu ngồi. Thu mỉm cười nói:
Cám ơn ông.
Giọng nói mệt nhọc và ấm áp. Trương nghe có một vẻ quyến rũ mê đắm. Trong lúc Thu nhắm mắt lại, Trương tha hồ ngắm nghía, chàng cố trấn tĩnh sự cảm động bàng hoàng để nhìn thật kỹ nét mặt Thu. Đã nhiều lần rồi chàng thất vọng khi nhìn kỹ lại một người con gái mà thoạt trông chàng thấy đẹp hoàn toàn. Vẻ đẹp đánh lừa ấy là nhờ ở phấn sáp hay nhờ ở ánh đèn từng lúc. Lại có một người chàng trông lâu mới thấy đẹp dần lên, nhưng chàng vẫn khó chịu về cái cảm tưởng người ấy chắc không đẹp lắm vì lần đầu tiên người ấy đã không đẹp. Trương nhìn kỹ vẫn thấy Thu đẹp mà may quá người đẹp ấy lại là người mà mới nhìn chàng đã biết rằng có thể yêu mê man. Chỉ ngồi gần Thu, Trương đã thấy trong người đổi khác, cuộc đời và cảnh trời đất lúc đó cũng nhiễm một vẻ khác hẳn lúc thường. Ngày trước lúc gần Liên chàng đã có được cái cảm tưởng ấy, còn thường thì dẫu nhìn một người đẹp chàng cũng thấy dửng dưng như ngắm một bức tranh đẹp, không thấy người ấy có liên lạc sâu xa với mình.
Trời bỗng nắng to: bức tường trắng và nóc ngói đỏ tươi của một ngôi nhà mới xây vụt qua cửa xe rực rỡ như một thứ đồ chơi, sơn còn mới. Trương thấy tiếng người, tiếng xe cộ mới qua lại dưới phố cũng vừa bừng nổi to hơn như theo ánh nắng mà ồn ào, rộn rịp hẳn lên. Aùnh nắng chiếu vào trong xe điện, in trên tấm áo trắng của Thu.
Sau mấy ngày u ám, trông nắng mới ngon lạ.
Thu mở mắt nhìn Trương, không hiểu sao câu nói ấy khiến nàng để ý tới Trương, và đến lúc ấy nàng mới nhận thấy Trương đẹp và có duyên. Hai con mắt Trương nàng trông hơi là lạ, khác thường, tuy hiền lành, mơ màng nhưng phảng phất có ẩn một vẻ hung tợn, hai con mắt ấy Thu thấy là đẹp nhưng đẹp một cách não nùng khiến nàng xao xuyến như cảm thấy một nỗi đau thương.
Thu ngượng vì thấy Trương đưa mắt nhìn mình. Nàng chợp mắt luôn mấy cái, đưa tay lên che miệng làm như muốn ngáp. Nàng nói với Hợp: Thế mà em cũng vừa chợp được một giấc ngon la.
Tự nhiên nàng nói dằn hai tiếng "ngon lạ", tuy nàng không định ý nhắc lại hai tiếng mà Trương vừa dùng đến.
Mới thoáng qua, Trương cũng đã nhận thấy trong một lúc đôi con mắt của Thu đẹp hẳn lên và nhiễm một vẻ khác: không phải hai con mắt thản nhiên lúc mới gặp. Chàng đoán là Thu cũng bị xúc động như chàng. Chàng chắc là mình đoán không sai.
Vả lại có sai nữa rồi cũng phải thành sự thực.
Chàng tự kiêu cho rằng khi nào mình chân thật yêu một người thì người đó tất sẽ yêu lại mình, chàng có cái ý oái oăm muốn Thu sẽ yêu chàng hơn chàng đã yêu Thu.
Xe điện gần đến chợ Hôm. Thu và Hợp cùng đứng dậy, Hợp bắt tay Trương nói:
Vài hôm nữa tôi sẽ đến chơi anh.
Thu nghiêm trang cúi chào, rồi đi thẳng ra cửa xe. Trương thất vọng khi thấy Thu đi ra không chút lưỡng lự.
Xe sắp chạy, chàng thò đầu ra cửa nhưng không thấy Thu cố ý nhìn lên xe. Nàng bận nói chuyện với mấy người nhà: Trương thấy nàng hơi nhích mép cười và kéo góc vải mấn để vào môi ngậm. Chàng nhìn đôi môi hé nở của Thu một lúc rồi chép miệng ngồi xuống ghế: chàng mỉm cười nghĩ đến vẻ lãnh đạm của Thu và có cái thú rằng sự trả thù của chàng là ngày kia Thu sẽ yêu chàng và đôi môi của Thu sẽ...
Trương nhận ra rằng từ trước đến giờ chàng đã sống như một người đi tìm tình yêu mà ngày hôm nay là ngày chàng tìm thấy.
Muốn yêu thì sẽ yêu, nhưng từ lúc muốn đến lúc yêu thật cũng phải bao nhiêu tình cờ, bao nhiêu dịp may. Giờ thì mình yêu rồi.
Trương nghĩ đến cuộc gặp Thu hôm ba mươi tết và tự nhủ:
Mình yêu rồi và có lẽ Thu đã yêu mình… Thu có lẽ yêu mình ngay từ khi gặp trên xe điện, nhưng hôm ba mươi vừa rồi mình mới được biết là Thu yêu mình…
Chàng giở cuốn sổ tay dùng để ghi những việc quan trọng trong đời. Những đoạn nói về việc nào có tính cách thân mật, chàng viết theo lối riêng chỉ cho mình chàng đọc được thôi, chàng lẩm nhẩm đọc:
Mùng sáu tháng mười. Hai con mặt đẹp. Sao mình vui thế. Có lẽ mình đã tìm thấy ngươi yêu Thu! Không biết sẽ ra sao?
29 tháng 10 đến nhà với Mỹ. Chủ nhật nắng. Trời đẹp quá. Cái áo lụa trắng và hai con mắt đen ở sau những lá lan. Nhìn mình chắc là để ý đến mình. Sao mình buồn quá thế. Sao lại chán nản..
Rồi đến hơn một trang sách biên chép toàn những việc không có liên lạc gì đến Thu.
Chàng nhớ lại nỗi buồn nản của chàng hôm ở nhà Thu về. Hồi ấy Trương chưa yêu lắm như chàng tưởng, nên thấy công việc về tình ái khó khăn và phiền phức. Chàng chưa có đủ can đảm đợi rình hàng ngày để được trông thấy mặt Thu, chàng cho rằng nếu tiện yêu thì yêu và thôi cũng nghĩ đến việc ấy nữa, phó mặc cho sự tình cờ.
2tháng 11 vô ích. Nếu phải khó nhọc Thu mới yêu mình thì tình yêu ấy không phải do duyên trời. Chắc là sau này mình khó chịu.
Sau hôm viết mấy dòng ấy, sự tình cờ quả nhiên xui Trương gặp Thu hiệu Gô đa. Thu đi với Mỹ và hai cô bạn, trông thoáng thấy Trương nàng kéo Mỹ:
Kìa anh, ông Trương.
Trương thấy trong cử chỉ đó nỗi vui mừng tự nhiên của Thu khi gặp chàng. Từ hôm đó, Trương có ý làm thân với mỹ và lại chơi nhà Mỹ luôn, nhưng lần nào cũng đến với Hợp hay Mỹ.
Hôm ba mươi tết, lần đầu Trương đến một mình lấy cớ tìm Mỹ có việc cần. Thu ra phòng tiếp khách Trương, nói Mỹ đi vắng. Trương cau mày ra vẻ khó chịu lắm. Thu đưa thuốc lá cho Trương, hỏi:
Chắc có việc cần kíp lắm.
Trương đáp:
Việc cũng không lấy làm gì cần.
Chàng thấy Thu bắt đầu mỉm cười hình như có ý bảo: "Thế sao anh lại cau mày khó chịu". Chàng cũng nhận thấy lúc này mình cau mày là vô lý. Thu đánh rơi bao thuốc lá, hai người cùng cúi xuống nhặt và cùng cố lánh khỏi chạm vào nhau. Lúc ngửng lên, Trương ngầm nghĩ:
Sao thu lại có vẻ sung sướng thế kia?
Đột nhiên Thu hỏi:
Năm nay anh ăn tết ở đâu?
Tôi ăn tết ở đây… nghĩa là ở Hà Nội.
Thế à, anh không về quê?
Tôi không có quê. Tôi ăn tết một mình.
Thế à? Ăn tết một mình thì chắc buồn lắm.
Trương chép miệng nói với giọng đùa:
Cũng chẳng buồn. tôi quên rồi và lại cố nhiên là tôi phải ăn tết một mình tôi vì tôi... tôi chỉ một mình.
Chàng thấy Thu chăm chú nghe hình như cho điều chàng sống cô độc là thích. Trương cầm mũ chào Thu. Thu tiễn chàng ra cửa và trong lúc nàng lánh qua một bên để nhường chỗ, nàng nói thật khẽ và vội vàng hình như không muốn cho Trương để ý đến:
Mùng ba tết anh lại đánh bạc cho vui.
Trương cũng không trả lời làm như không nghe thấy câu nói ấy.
Lúc chàng sắp bước xuống bực hiên, chàng thấy Thu đứng nhìn ra phố, nói một mình:
Chiều ba mươi tết trời trông buồn lạ.
Chàng quay lại nhìn và mắt hai người lặng nhìn nhau một lúc.
Trương nói:
Tôi cũng vừa định nói thế xong…
Cuộc gặp gở chỉ thế thôi, nhưng không hiểu tại saoTrương thấy rõ Thu có thể sẽ yêu mình. Cái cảm tưởng ấy không dựa vào một câu nói, một cử chỉ rõ rệt nào của Thu cả, mà chính lại dựa vào những thứ không rõ rệt của câu nói, của những cử chỉ vu vơ mà riêng hôm đó chàng đã nhận thấy.
Trương đọc trong cuốn sổ tay mấy dòng biên về ngày hôm đó:
30 tết. Thu không dám đương nhiên nói một câu mời rất tự nhiên: một chứng cứ là Thu yêu mình. Tại sao Thu lại thấy chiều ba mươi tết là buồn: hai chứng cứ là Thu yêu mình.
Trương mỉm cười về câu chưa có ý nghĩa khôi hài.
Chàng rút bút máy biên thêm:
Trương Thu bắt đầu yêu nhau.
Chàng sung sướng khi có viết hai chữ Trương Thu liền sát thành một chữ.
Đến gần nhà Thu, Trương bỏ cuốn sổ vào túi chăm chú nhìn thấy cửa sổû sơn màu vàng nâu, cánh mở rộng. Ởmột chiếc cửa sổ ở về phía rào sắt có tua màu đen trắng. Trương đoán là buồng của Thu nằm. Chàng mong ngay lúc đó Thu hiện ra ở khung cửa để chàng đến Mỹ và làm như nhân tiện đi qua ghé thăm một lát. Chàng đi chậm bước lại đợi vì nếu đi qua, chàng sẽ quay trở lại rồi sẽ đi lần thứ hai, cử chỉ ấy thấy trước là sẽ buồn cười cho người nào đứng ở trong nhà nhìn thấy mà hơn nữa nếu người ấy là Thu. Không ai cả. Trương quả quyết bước vào cổng nhà tuy lúc đi chàng đã định bụng nếu không gặp ai ở cửa thì không vào. Nhưng chàng vào chỉ vì chàng không có can đảm quay lại để qua cửa sổ một lần nữa. Vào đến vườn, Trương thấy mình đã bạo dạn quá không phải vì đến nhà Thu nhưng chính vì đến vào mùng ba tết theo đúng lời mời củaThu. Giá như hôm ba mươi chàng trả lời hẳn ra rằng không đến thì xong chuyện. Chàng làm như không nghe thấy câu mời của Thu. Đến tức đã mắc mưu Thu và ngầm tỏ ra cho Thu biết rằng hôm đó rõ ràng mình nghe thấy mà làm như không nghe thấy chỉ vì mình đã yêu. Chàng ngẫm nghĩ:
Đàn bà họ tinh ranh lắm.
Thấy trong nhà mọi người đang quây quần đánh bạc chung quanh cái bàn tròn. Trương yên tâm không thấy sự đến chơi đột ngột của mình là chướng nữa. Mỹ chạy ra mời. Hợp, người quen chàng, cũng có đấy. Cảnh cất tiếng nói: Anh Trương! Tình cờ nhỉ?
Nhiều người quá Trương đưa mắt tìm một lúc lâu mới trông thấy Thu ngồi núp sau bà cụ, dáng chừng nàng chỉ ngồi ké cho vui.
Hôm nay Trương thấy Thu đánh phấn lần đầu chàng thấy Thu đánh phấn nên hai con mắt của nàng Trương thấy đen và sáng hơn. Chàng nhìn Thu trả lời:
Tình cờ hay không tình cờ? Có lẽ không?
Chàng loay hoay tìm cách giảng cho câu nói của mình có nghĩa đối với mọi người khác:
Có lẽ không vì…
Nhưng chàng không tìm ra và bỏ dở câu nói, theo Mỹ đến chỗ bàn bài đánh bất, Tân em Mỹ đứng lên nhường cửa. Trương làm bộ ngần ngại nhưng sau cũng ngồi vào đánh.
Tết chỉ có thú đánh bạc. Nhưng tôi không biết đối với ai vì chỉ có mình ăn tết với mình. Cứ mỗi tết đến tôi lại bắt đầu buồn, buồn ngay từ chiều ba mươi.
Trương thấy Thu nhìn chàng lúc chàng nói đến câu ấy. Chắc Thu nhớ lại câu nàng nói chiều hôm ba mươi lúc đứng ở hiên tiễn chàng ra cổng.
Nhân nói về cuộc họp bạc. Thu thêm một câu: Mà em nhận ra rằng ở nhà này năm nào cũng vậy, cứ mồng ba mới bắt đầu đánh bạc.
Bà cụ ngồi cạnh Thu màTrương chưa biết thứ bựïc đối với Thu mỉm cười nói:
Chuyện? Mùng một thì đi mừng tuổi, mùng hai thì đi về quê.
Câu nói của Thu làm cho Trương giật mình: có lẽ Thu muốn nhắc chàng đến câu mời hôm nọ, thế mà chàng đã đến, tuy câu mời rõ ràng chàng không nghe thấy. Thu hơi lánh mặt sau bà cụ và mỉm cười, hai con mắt sáng lên có vẻ tinh nghịch. Không lúc nào như lúc ấy, Trương nhận thấy bao nhiêu cái đáng yêu trong vẻ mặt kiêu hãnh của Thu. Chàng muốn rằng những điều này từ nãy gờ là đúng cả và chàng muốn cái mỉm cười kiêu hãnh Của Thu là cái mỉm cười được biết chàng đã mắc mưu.
Trương trở nên bạo dạn vừa rút bài chàng vừa cố ý nhìn Thu nhưng lâu lắm chàng không thấy Thu nhìn mình nữa. Thu mải nói chuyện với bà cụ ngồi trước mặt về nước bài mà lúc đó Trương đã thừa biết là phi "nhị tống cửu" thì "tam tống bát". Cụ Bát nói:
Cớ sự cứ như thế mãi thì dì cháu ta đến hết vốn liếng.
Thu nói: cháu chỉ tiếc mất đồng hào ván mới của cháu.
Nàng vừa nói vừa nhìn theo đồng hào mà Trương vơ về phía mình. Vì lúc đó chàng cầm cái. Trương nhặt riêng đồng hào ván bỏ vào ví làm như quả quyết không cho đồng hào trở về với Thu nữa. Nhìn thấy Thu cau mày thất vọng, chàng lấy làm thích. Bỗng chàng yên lặng, loay hoay tìm cách dò ý tứ Thu, dò ý trước mặt cả mọi người mà không để ai nghi ngờ được. Chàng để cổ bài lên đĩa nói:
Đến lượt ai bắt cái?
Trương đã nghĩ ra. Chàng đặt tay lên ví nói:
Ván này ăn được đồng hào mới… ngon lạ.
Chàng không ý dằn hai tiếng "ngon lạ" và cũng không nhìn Thu, nhưng chàng biết là Thu nhìn mình. Hợp thì chắc không thể nào để ý nhớ một câu vu vơ chàng nói trên xe điện được, chàng không sợ lộ. Thu có thể không nhớ đến, nhưng nếu Thu nhớ đến lại tỏ ra cho chàng tức là Thu để ý đến chàng ngay từ khi gặp trên xe điện và tức là Thu có thiện cảm với chàng. Trương vừa đánh bài vừa ngong ngóng đợi.
Thu với bà dì lại mỉm cười nhìn nhau, Thu nói:
Dì thử tính lại xem. Nhị với tứ với ngủ vị chỉ là… Nàng cười.
Hình như mười một mất rồi, dì ạ.
Rồi đột nhiên không có một cớ gì cả, nàng ngẩng nhìn ra phía cửa sổ, chớp mau hai hàng mi. Nàng cất tiếng nói một mình:
Trời âm u mãi không thấy nắng mới.
Trương sung sướng quá, nhân ván ấy được vơ tiền cả làng, chàng mỉm cười nói để cố diễn cho Thu biết chàng đã hiểu rồi:
Sống lúc nào cũng như phút này thì cảnh nào cũng đẹp. Nắng cũng đẹp mà mưa cũng đẹp...
Chàng thở dài, để tay lên tập bạc giấy nói tiếp:
Sung sướng quá.
Cụ Bát nhìn Trương nói:
Oâng ấy đỏ quá. Dì cháu chúng mình thì chỉ thấy bất cả đời.
Thu nói:
Đánh để thua với được. Người được thì vui, người thua thì không kém gì…
Hợp nói:
Cái đó thì hơi nghi.
Trương giật mình nhìn Hợp một lúc. Chàng yên tâm tự bảo:
Không, Hợp không có ngầm ý gì cả.
Canh bạc tan, Trương cùng đi với Hợp ra đợi xe điện.
Chàng nhớ lại trước đã định dặn Hợp đừng cho ai biết mình đã mắc bệnh lao, nhưng lúc này thì không dám nói, vì nói tất Hợp sẽ sinh nghi. Trương bắt tay Hợp lên xe điện. Chàng ngồi ở hạng nhất, thu hình vào một góc, đầu dựa cửa kính nhìn ra đường.
Thấy bóng mình trong kính, chàng lùi ra nhìn nhưng không rõ nét mặt. Chàng lắc đầu xua đuổi một ý nghĩ khó chịu:
Không, mình không chết được. Độ nọ mình đã định hỏi đốc tờ mà mãi mình vẫn chưa đi.
Chàng loay hoay tìm cách nào hỏi cho biết rõ sự thực.
Nghĩ một lúc, chàng thấy bực tức:
Không, để lúc khác, lúc này mình hãy vui đã.
Trương nhớ đến câu nói với Cảnh khi vào nhà Thu và tự trách không nhanh trí khôn tìm ngay được cách giảng nghĩa đến nỗi phải bỏ dở câu nói.
Có lẽ không tình cờ vì… vì làm sao?
Nhưng lần này chàng cũng không tìm được cách giải nghĩa cho xuôi. Chàng lẩm nhẩm tìm mãi và công việc ấy làm cho chàng quên không nghĩ đến bệnh của mình nữa.
Trương dừng lại nhìn lại cái biển treo ở cửa đề:
Bác sĩ Trần Đình Chuyên chuyên trị bịnh đau phổi và đau tim.
Chàng đưa mắt tìm cái chuông bấm tuy đã biết rằng mình không vào. Đến nơi, Trương mới thấy hỏi thầy thuốc như vậy không ích lợi gì. Chàng tự bảo:
Nhất là hỏi thế nào mới được chứ! Nhưng cái cớ chính mà Trương không muốn tự thú là chàng sợ sự thực. Biết đâu lời thầy thuốc lại nói đúng sự thực thì chính chàng, chàng phải tìm cách bắt buộc thầy thuốc phải nói rõ sự thật: đã cùng Chuyên ở trọ học mấy năm nên Trương biết tính Chuyên lộp chộp và thẳng thắn, chắc Chuyên sẽ bị chàng cho vào tròng. Chàng mỉm cười, quay nhìn ra đường, toan đi vừa lúc đó trời đổ cơn mưa rào. Trương đứng sát vào tường để tránh mưa ngay cạnh chỗ bấm chuông. Chàng tắc lưỡi ấn mạnh vào khuy bấm một hồi lâu, ngầm nghĩ:
Ta cứ vào, không dùng mưu gì cả vậy, mặc cho Chuyên khám bệnh.
Bồi ra đưa chàng ngồi ở phòng khách. Trương với một tạp chí vềõ y học, giở vài trang nhưng không đọc, đưa mắt nhìn quanh. Căn phòng khách mờ mờ tối, những bức màn màu nâu nhạt. Trương thấy nhuộm một vẻ buồn ânm u như ở ngoài thế giới người đời.
Ơû góc buồng, cạnh cửa sổ có để một bình sứ cắm mươi bông cẩm chướng vàng trắng lẩn đỏ, cuống dài rũ xòe ra như một cái đuôi công. Mấy bông hoa bóng âm thầm gợi chàng nghĩ đến những cái vui của cuộc đời nở ở những nơi khác.
Một bông hoa cẩm chướng trắng, gió lọt vào rung động như một cánh bướm. Tưởng nhớ đến ngày chủ nhật nắng, một ngày đã xa lắm chàng đứng nhìn những con bướm trắng bay lên một luống cải lấm tấm hoa vàng, và nhớ cảø cái ngạc nhiên của mình khi nhìn cảnh rất thường ấy. Hình như hôm đó chàng nghĩ ra được một ý tưởng gì và chỉ sực nhớ là hôm đó Chuyên có đi với chàng.
Tiếng mở cửa và tiếng nói làm Trương giật mình bỏ cuốn tạp chí xuống bàn và quay lại nhìn. Chuyên bắt tay người khách rồi tiến về phía Trương:
Anh đợi đã lâu chưa? Độ này ra sao?
Trương đáp:
Không sao thì mới tìm đến anh. Gặp anh tức là không vui gì.
Chuyên cười, để lộ cái hàm răng và lợi ở phía trên. Trương nhớ đến câu nói đùa của Chuyên ngày trước:
Anh này có gì kín đáo thì để cả lợi.
Chàng nghiêm trang trả lời:
Xem hộ tôi hai cái phổi. Hình như anh có máy chiếu điện? Có, anh vào đây, nhưng anh đừng lo, không sao mà.
Trương vừa đi vừa nói:
Anh chưa xem mà đã nói không sao. Đến lúc sao thật anh nói cũng không ai tin nữa.
Chuyên nói:
Nghĩa là tôi muốn anh đừng lo. Lo là có hại. Chữa là làm cho là người ốm bớt lo.
Trương đã định để mặc cho Chuyên xem, nhưng câu nói sau cùng của Chuyên hình như xui giục chàng nhìn đến cái mưu của mình nghĩ được. Tuy vậy chàng chưa quyết định hẳn.
Chiếu điện đã nhiều lần rồi nên Trương thản nhiên như không. Chuyên nhìn chăm chăm chú vào ngực chàng, thỉnh thoảng lại hừ một tiếng, mũi Chuyên cau lại, môi cong lên để hở cả lợi như lúc cười. Trương không biết là Chuyên có chú ý nên có cái dáng mặt ấy hay vì hốt hoảng không ngờ bệnh của chàng lại nặng đến thế. Trương hỏi giọng đùa:
Thế nào anh, đã chết chưa?
Chuyên đưa tay ra hiệu không muốn cho Trương làm mình đãng trí:
Gượm anh, hãy thong thả.
Trương không giữ nỗi mỉm cười vì nghe câu đáp của Chuyên chàng lại nói:
Phải thong thả rồi hãy chết, đi đâu mà vội.
Đến lúc ấy, Trương nhất quyết dùng cái mưu của mình để biết rõ sự thực. Chuyên bật đèn lên. Không đợi cho Chuyên bắt đầu, chàng nói luôn, nét mặt buồn rầu:
Anh đừng giấu tôi nhé! Trước khi đến với anh tôi đã chữa khắp mặt đốc tơ rồiø. Anh không biết chứ tôi đã lao hơn năm nay. Cái chết thì tôi đã cầm chắc rồi, không phân vân gì nữa.
Chuyên giơ tay nói:
Oà, anh không lo, anh đừng lo…
Trương ngắt lời:
Anh để tôi nói đã. Tôi không ham sống mà tôi cũng không sợ cái chết đến. Nhưng tôi có một việc quan trọng đối với tôi cần phải thu xếp trước khi chết. Anh bảo thực, liệu tôi còn sống được hai tháng nữa không? Tôi chỉ cần hai tháng là thu xếp xong việc ấy. Anh nói thực: tôi còn hy vọng sống vài tháng nữa chứ? Tôi chỉ lo vài hôm nữa.
Chuyên nói:
Phổi thì không nguy lắm. Nhưng tôi, tôi sợ quả tim của anh…
Trương tái hẳn mặt lại. Chàng không bao giờ nghĩ đến quả tim của chàng cả; đã nhiểu lần chàng đã được nghe nói đến cái nguy hiểm của bệnh đau tim: chết dễ như không, mà chết lúc nào không biết. Có người đương cầm thìa canh giơ lên môi chưa kịp ăn đã gục xuống chết.
Chuyên thấy cần phải giảng nghĩa thêm:
Tôi muốn nói phổi đau có ảnh hưởng đến quả tim…
Nhưng thực ra chàng muốn nói là khi ốm lao nặng, thường chết vì quả tim yếu quá. Chàng không rõ thành câu nói của chàng không có nghĩa lý gì. Nhưng chàng không quan tâm lắm vì Trương khó lòng biết được là sai.
Chàng nói tiếp:
Anh đừng lo vội. Anh còn chán thì giờ mà lo liệu việc của anh. Phổi ấy và tim ấy cũng còn được một năm nữa là ít.
Thực ra Chuyên nghĩ:
Bệnh phổi của Trương không có sự bất ngờ thì trong vòng một năm nữa sẽ làm nguy đến tính mệnh. Có lẽ sớm hơn nữa nhưng điều đó thì không dám chắc.
Chuyên đã mắc lừa Trương: đối với một người ốm khác không bao giờ chàng dám nói sự thực như vậy, lần này chàng nói ra vì yên trí là để an ủi một người tưởng mình gần đến ngày chết.
Trương không hỏi thêm gì cả.Chàng đã biết rõ sự thực như ý chàng muốn: những điều dặn dò của Chuyên chàng không để ý nghe đến nữa. Chàng chỉ muốn đi ra thật mau.
Chuyên đứng lên tiễn Trương và bắt đầu thấy hối đã lỡ lời. Chàng đứng lại ở phòng khách vớt vát lại mấy câu an ủi Trương.
Anh đừng lo…
Trương thấy nóng hai tai, nghe mãi thấy tiếng "anh đừng lo" chàng đã phát cáu toan nói, nhưng biết là sẽ nói những câu rồ dại, chàng lại thôi. Mắt chàng tự nhiên nhìn vào mấy bông hoa cẩm chướng và hình ảnh những con bướm bay trong nắng một ngày chủ nhật đã xa xôi lại hiện ra trước mắt.
Chuyên mở cửa bước ra đường, cười và bắt tay Trương. Trương nhìn vào lợi và hàm răng trên của Chuyên, rồi không hiểu tại sao chàng thấy buồn nản hộ Chuyên:
không biết đời anh này sống có gì là vui?
Một người phu xe tiến đến mời, nhưng Trương cứ cắm đầu đi dưới mưa. Chàng thở dài và có cái cảm tưởng một người bị đau nằm mê man vừa chợt tỉnh để mà nhận thấy cái đau của mình. Chàng nói nhẩm bằng tiếng Pháp:
Hà! Thế là mình sắp chết. Chắc chắn.
Chàng dò xem lòng chàng bị xúc động ra sao nhưng chàng chỉ thấy bàng hoàng chứ chưa có cảm tưởng gì rõ rệt cả.
Bàn tay chàng thọc vào hai túi sờ áo cuốn sổ tay, Tuy việc quan trọng mà chàng không nghĩ đến biên vào sổ, chàng định bụng khi về nhà sẽ đem đốt sổ đi. Chàng ngầm nghĩ:
Trước khi đốt, ta sẽ biên vào: ngày hôm nay là ngày mấy? Ta sẽ biên: ngày 21 tháng 2. Hôm nay mình chết.
Chàng mỉm cười. Nước mưa chảy lạnh cả trán và má, mắt chàng mờ hẳn đi, chàng không biết vì nước mắt hay nước mưa.
Chàng thổn thức thương cho mình, không phải thương mình sắp chết vì thấy mình bị đầy đọa dưới mưa một cách vô lý như một người sắp điên. Chàng nhận thấy mình vố lý thật, nhưng chàng biết chắc là mình không điên. Chàng nhớ đếnmột bức tranh khôi hài xem trên báo vẽ người đội giấy lên đầu và nói:
Mình không điên, vì mình còn biết là mình không điên.
Trương mỉm cười lần nữa. Có tiếng gọi tên chàng.
Trương giật mình nhìn lên. Quang đứng ẩn dưới một hiên một hiệu sách, lấy tay vẫy chàng lại. Quang tươi cười bắt tay Trương hỏi:
Đi đâu mỉm cười vui vẻ thế?
Trương rút khăn lau nước mắt nhưng Quang cho rằng chàng lau nước mưa:
Vui vẻ quên cả đi trời mưa thì hẳn là bị rồi…
Bị gì cơ?
Bị… yêu cô nào rồi chứ gì: Đúng không?
Quang chỉ tay sang một hiệu cao lâu ở bên kia phố: Ta sang đấy đi.
Ưø thì sang.
Ngồi vào bàn Quang hỏi:
Uống cà phê nhé?
Trương ngầm nghĩ một lát, nói:
Cà phê uống hại tim.
Ai bảo anh thế?
Đốc tờ.
Quang lấy tay gạt ngay:
Đừng tin. Láo tuốt. Uống cà phê không ngủ được, nhưng uống nhiều thành ra ngủ được, tôi vừa xem ở một tờ báo xong. Vậy muốn khỏi hại tim, mỗi người uống ba cốc. Thế là tiện.
Chàng ra hiệu bảo bồi:
Hai cốc cà phê. Thật đặc… À này, phổ ky, anh cho xuống cốc một ít nước đầu thôi, còn thì nhấc lọc ra cho khỏi chát rồi anh thêm nước sôi vào cốc. Phải thế cà phê mới thơm ngon. Anh nhớ chưa? Những tay sành mới biết cách ấy.
Trương nói:
Thế nghĩa là anh bảo tôi không sành vì tôi không biết cách ấy.
Anh thì sành với ai. Cách ấy của Kính, một tay đã lõi đời, nếm đủ hết mùi đời bảo lại tôi.
Quang nói thêm tiếng Pháp:
Anh ấy mới thật sự là đã là sống, sống đầy đủ, chứ anh thì chỉ biết học, cặm cụi học, thế thôi. Tôi cũng đã nhiều lần khó chịu với anh rồi. À mà sao lần này tôi không gặp anh đi học.
Trương nói Tôi nghĩ để chơi.
Đấy chỉ là câu nói đùa, nhưng câu nói ấy thốt gợi chàng yên lặng, nhìn ra ngoài đường ngầm nghĩ.
Trời đã tạnh mưa. Cuộc sống lại bắt đầu hoạt dống. Một chiếc ô tô cổ động cho một rạp xiếc đi vụt ngang, phía sau các tờ giấy quảng cáo xanh, đỏ bay phấp phới. Trương tẩn mẩn nhìn những người bán hàng rong qua lại. Một người đàn bà vạt áo vắt lên vai, đi sát ngay cửa hiệu khiến Trương chăm chú:
Hình như mình có gặp người này rồi.
Bỗng chàng nhớ ra, người ấy chàng vừa mới gặp khi đứng lánh mưa và bấm chuông để vào nhà đốc tờ. Chàng thở dài ngửng nhìn trời, buột miệng nói:
Thế là Chắc chắn…
Quang đang mãi uống nước cà phê nên không để ý đến câu nói của Trương. Quang hỏi Trương:
Thế nào, có ngon không? Trương không đáp, vừa thổi khói thuốc lá vừa nhìn Quang uống cà phê. Chàng thấy Quang lúc nào cũng dễ yêu đời, dể vui vẻ về nhưng việc cỏn con, uống một ly cà phê được như ý muốn hay nhìn một cô gái đẹp đi qua, chàng cũng lộ vẻ vui sướng đầy đủ, không còn phải băn khoăn về sự thèm muốn được hơn thấ nữa. Quang có vẻ sống thong thả như một người ăn thức ngon, ăn thong thả để hưởng được lâu hơn.
Giá Quang bây giờ biết Quang biết bây giờ một năm nữa sẽ chết Chắc chắn chết như mình thì không hiểu Quang nghĩ ra sao? Nhưng hiện giờ thì Quang sung sướng chỉ vì Quang sống không bao giờ phải chết.
Trương trả lời một vài ý nghĩ mới lộ ra lúc nãy khi trả lờ Quang cái ý nghĩ bỏ dở khi mãi ngắm cảnh ngoài phố: Hay là mình không cần gì nữa?
Chàng thấy quả tim đập mạnh:
Phải mình cần gì nữa. Chắc chắn sẽ chết thì còn cần quái gì!
Chàng sẽ ném đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng chỉ vì chàng thấy mình như một con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đèn nén của đời sống thường không còn nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè hoàn toàn sống như ý mình.
Chết thì còn cần gì nữa?
Bao nhiêu điều ham muốn bấy lâu, nhưng ham muốn không dám tự thú, hay bị đè nén đi trong một phút bùng bùng nổi dậy: một đời mới đợi chàng. Chàng thấy nóng ở hai tai. Trương nhớ đến hôm nào vào một cái quán nghỉ chân gặp một người đàn bà đương nằm ngủ, cái ý tưởng lợi dụng cơ hội làm chàng thấy nóng ở hai tai và hồi hộp. Cảm tưởng thèm muốn hôm đó giống như hệt cái cảm tưởng chàng vừa thấy, nhưng hôm dó chàng giữ được lại và hơi tiếc. Chàng cũng không hiểu rõ tại sao, nhưng có một sức mạnh ngăn chàng làm việc đó. Bây giờ không sức gì ngăn cản nữa.
Trương đưa mắt nhìn Quang và lấy làm lạ rằng mình trở nên người, một người bạo dạn hơn trước. Quang hỏi:
Sao hai mắt anh đỏ thế kia? Đau mắt à?
Trương nói đùa:
Không, cólẽ tại uống cà phê. Hỏa nó bốc.
Quang trả tiền, rồi hai người đứng dậy.
Quang hỏi:
Anh đi đâu bây giờ?
Trương đáp: Tôi ấy à? Tôi về nhà.
Khi nói đến mấy tiếng "tôi về nhà" sao chàng buồn thế; chàng như thấy thấm vào người tất cả nỗi buồn đìu hiu của thế gian. Chàng lặng người đi, lấy làm ngạc nhiên tại sao vì một câu nói cỏn con có thể đau buồn đến như thế được.
Trương giơ tay bắt tay Quang, rồi đứng tẩn mẩn nhìn Quang đi xa dần; một lúc Quang đã đi khuất sau một bức tường ở đầu phố. Tuy Quang đối với chàng không thân gì lắm mà chàng cũng thấy Quang đi là bỏ chàng đi hẳn để lại một mình chàng trơ vơ trước cuộc đời.
Cái dự định lúc nãy đã làm chàng sung sướng bây giờ chàng thấy nó không thật như ý chàng tưởng.
Đã đành không cần gì cả, nhưng khó làm thế nào thật tình mình không cần gì cả.
Trương tự hỏi:
Mình đi đâu bây giờ?
Chàng muốn về nhà vì chàng không sao đủ can đảm để về nhà lúc này nhà, đối với chàng hình như là chỉ nắm để đợi cái chết đến. Có lẽ vì thế nện lúc nãy chàng đã buồn khi trả lời câu hỏi của Quang.
Trương thấy điều cần thiết cho chàng lúc đó là quên. Chàng muốn chạy theo Quang rồi rủ Quang đi bất kỳ đâu, nhưng một ý nghĩ khác thốt lên làm Trương tươi hẳn nét mặt. "Trông thấy Thu một lúc một lúc thôi xem ra sao?" đó là điều chàng vừa nghĩ đến.
Khi đến nhà Thu, Trương hơi khó chịu không gặp lúc Thu ở phòng khách để được nhìn thấy mặt ngay. Mỹ ra tiếp chàng, trông nét mặt và xem cách thức tiếp đãi, Mỹ có vẻ là một người sắp sửa đi chơi đâu. Trương vờ như không thấy, nhưng chàng ngượng lắm. Giá lúc khác thì chàng sẽ đứng lên khiếu từ ngay. Lần này chàng nhất định ngồi cho đến Thu ở trong nhà ra.
Nếu Thu không ra thì nhất định ngồi cho đến nữa đêm. Hay có lẽ Thu đi vắng?
Chàng hỏi dò Mỹ:
Anh ở nhà một mình có thể đi chơi được không?
Có một mình thôi. Nhưng không thể đi đâu được.
Trương bực tức rằng lúc cần gặp Thu nhất là lúc Thu đi vắng. Chàng toan đứng dậy nhưng chàng đã thấy trước một nổi buồn ghê gớm đợi chàng ở ngòai kia nên lại thôi, đã ra rồi lẽ tất nhiên không sao quay trở về thăm Mỹ một lần nữa được Trương loay hoay mãi ở trong chiếc ghế bành, chàng thấy Mỹ cố ý nhìn chàng như có ý muốn nói:
Không đứng dậy ngay đi. Anh chẳng có lý gì mỗi mãi ở chỗ ấy, phiền tôi lắm.
Trương biết rằng Mỹ rất phiền vì thấy chàng ngồi mãi. Nhưng chàng cũng rất phiền vì chưa được giáp mặt Thu, chàng biết là dáng dấp hai người lúc đó có thể buồn cười lắm.
Có tiếng còi ô tô. Mỹ chạy ra xem và Trương cũng chạy theo, sung sướng như người thoát nợ.
Tiếng Thu nói ở ngoài hàng rào, Trương đứng dừng lại, lòng thấy bỗng nhẹ như bông tơ, đám mây mù u uất trong hồn chàng cũng vừa tan đi vì một nỗi vui xuất hiện đến sáng như một quãng trời xanh ấm nắng. Thu và Hợp lề mề xách vào trong vườn một cái bố nặng. Thu cười nói:
Để em lại cho vào hòm xe rồi ta đi thì vừa.
Nàng nhìn thấy Trương, hơi ngạc nhiên:
Kìa anh đứng ỳ ra đấy à? Không ra xách hộ em à? Mỏi tay quá rồi.
Trương vẫn đứng yên, một lúc sau Thu đương cởi dây bỗng ngừng tay nói:
Anh Trương hôm nay hình như có sự gì buồn.
Hợp đưa mắt nhìn Trương bảo:
Hay là anh đi cùng chúng tôi.
Mỹ như người chợi nghĩ đến, vui mừng nói: Ờ nhỉ, hay đi với chúng tôi đi.
Phải về quê mừng thọ ông nội nên lúc này Mỹ rất khó chịu thấy Trương đến chơi ngồi lâu. Cái ý kiến mời Trương về chơi nhà tự nhiên thế, sao chàng không nghĩ đến. Mỹ lấy làm hối đã tiếp Trương một cách quá ư lãnh đạm và muốn chuộc lỗi, chàng trở nên rất ân cần đối với Trương:
Anh đi nhé. Chết chửa, sao tôi lú gan, lú ruột đến thế.
Trương mỉm cười nói:
Các anh làm tôi bối rối nư một người biết mình sắp chết. Đi, ừ thì đi, nhưng các anh quên không cho tôi biết làø đi đâu.
Hợp và Mỹ cùng bậc cười:
Ừ nhỉ! Nhưng điều cần là anh đi ngay, được chứ?
Đi ngay được.
Thế là xong. Đi ở lâu kia ấy. Mười ngày, anh không cần sửa soạn gì cả à?
Tôi cứ đi là đi. Còn học thì các anh nghỉ được, tôi cũng nghỉ được.
Trương sung sướng chỉ vì chàng tránh được một việc rất tầm thường nhưng rất đáng sợ đối với chàng: về nhà ngay lúc đó.
Vừa nhìn thấy những ngón tay thon đẹp của Thu loay hoay buộc cái gói, chàng vừa tự hỏi không muốn hiểu vì cớ gì Mỹ lại trở nên ân cần đối với chàng như thế. Trương thấy ấm áp trong lòng và từ nay về sau ở gia đình Thu Chắc chắn chàng sẽ không còn cái cám tưởng mình là một người xa lạ nữa.
Thu nói:
Ô hay, ba anh nghĩ gì mà cả ba cứ đứng ngấy ra như thế? Ra đây làm giúp em chứ. Mau, không lên tới nới thì tối mất.
Trương mỉm cười tự kiêu khi nhận thấy Thu đột nhiên vội vã, rối rít tuy không có việc gì vội đến như thế.
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×