Lạnh lùng - Phần III: Chương 3 (Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
24/07/2019 21:31:16 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
97 lượt xem
- * Chong chóng nhà em (Trần Quang Trường) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 4 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 2 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 1 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
Nghĩa đã hẹn trước đưa Nhung về thăm quê nên từ sáng sớm hai người ra ô tô đi Trung Hà để về Hưng Hóa.
Hai người bàn định sau này sẽ trốn về ở Hưng Hóa, nên Nhung nhân dịp đi chơi muốn về thăm chỗ ở sau này của nàng. Nhung chỉ mặc xuềnh xoàng một chiếc áo lương cũ, lên xe nhìn không thấy ai là người quen nên hai người ngồi cạnh nhau nghiễm nhiên như một đôi vợ chồng. Khi xe ô tô qua phố, Nhung ngồi xoay mặt vào trong và cúi mắt xuống. Nàng vui vẻ ghé vào vai Nghĩa, mỉm cười nói:
- Giá cứ thế này đi không về nữa thì hay nhỉ?
Người phát vé hỏi:
- Ông bà lấy vé về đâu?
Nhung mau miệng đáp:
- Về Hưng Hóa.
- Thưa bà, xe này chỉ về đến Trung Hà.
Nhung lo lắng rồi hỏi Nghĩa:
- Thế thì làm thế nào... cậu?
Nghĩa đáp:
- Qua đó rồi đi xe tay. Chỉ có xe thư là đi suốt, lỡ mất rồi.
Nghĩa lấy ví bảo Nhung:
- Mợ để tôi trả.
Hai người nhìn nhau, trên má Nhung hơi nhuộm vẻ hồng. Lần đầu gọi nhau bằng cậu mợ, trước mặt mọi người, Nhung và Nghĩa thấy thẹn thùng một cách sung sướng.
Tới bến Trung Hà, hai người thuê riêng một chiếc thuyền để được tự do nói chuyện. Khi thuyền ra giữa sông, nhìn dải nước rộng rãi bao la chạy dài đến tận những rặng núi màu lam sẫm chắn ngang về mạn Hòa Bình, Nhung ngây ngất lảo đảo như con chim ở lâu trong lồng được thả ra nơi đồng ruộng. Nàng cầm lấy tay Nghĩa nói:
- Đã lâu em không đi chơi xa.
Lềnh đềnh trên chiếc thuyền con giữa dòng sông, Nhung thấy trời có vẻ cao rộng hơn, nàng ngồi yên, lắng tai nghe tiếng róc rách ở mạn thuyền, tiếng kêu nhỏ và thanh của mấy con nhạn lượn ngang phơi bụng trắng trên mặt nước.
Nghĩa đã lâu lắm chưa về quê nên nhìn phong cảnh cũ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của thời kỳ còn đi học ở trường Sơn Tây, đã bao lần qua bến đò này. Chàng kể chuyện lại với Nhung và Nhung cũng chú ý thích nghe hình như nàng vẫn sống bên cạnh chàng từ lâu và những kỷ niệm đó là kỷ niệm chung cả hai người.
- Lát nữa qua đò, em sẽ thấy đầm Thượng Nông và xóm Liên Hòa ở làng anh. Ở làng anh chỉ còn mỗi một cái nhà tranh và một ít vườn, từ độ thầy mẹ anh mất thì để cho một người trong họ trông coi. Anh còn nhớ rõ những đêm sáng trăng ngày hè đi thuyền đánh cá với những làng trên đầm Thượng Nông...
Nhung hỏi:
- Cảnh đẹp lắm phải không anh?
Nghĩa chỉ tay về phía núi Ba Vì:
- Những đêm nào không có sương, trông thấy rõ núi Ba Vì. Sao thuở bé, anh trông núi ấy to lạ, to hơn bây giờ nhiều.
Chàng ghé vào tay Nhung nói khẽ:
- Để đến hôm ấy anh sẽ đưa em về quê nhà anh. Em trốn ở đây thì chẳng còn ai biết mà tìm nữa. Em không lo ngại gì.
Hôm ấy nghĩ là Nhung trốn đi hẳn với chàng. Nhung nhìn Nghĩa và thấy Nghĩa đã nghĩ trước mọi việc một cách chu đáo nàng rất vững tâm và tin cậy ở Nghĩa, coi Nghĩa như một người có thể gửi thân suốt đời được. Bỗng nàng lo lắng hỏi Nghĩa:
- Nhưng chú Lịch có biết nhà anh không?
- Không, từ độ quen nhau, anh chưa về quê lần nào. Vả lại mải đi tìm công việc làm ăn, anh coi như là không có quê nữa và nếu không có em thì cũng chẳng bao giờ anh tưởng đến việc về làng, về làm gì, buồn chết.
Chàng đắm đuối nhìn Nhung, nói tiếp:
- Bây giờ có em thì quê cũ đối với anh mới có ý nghĩa. Chốn quê hẻo lánh ấy sẽ là cái tổ êm ấm để anh với em... hai con chim lạc đàn khổ sở đã nhiều có chỗ dung thân.
Hai con mắt Nhung sáng lên khác thường. Nàng trông thấy rõ trước cái cảnh đời sống giản dị, bình thường bên cạnh người yêu, ở một chốn xa xôi không còn liên lạc gì với cái xã hội nặng nề cũ. Nhung nóng ruột muốn biết liền hỏi Nghĩa:
- Qua đò rồi ta vào đấy chứ?
Nghĩa đáp:
- Bây giờ chưa thể được. Qua đò rồi, chúng mình thuê xe về Hưng Hóa. Ta sẽ vào một hàng cơm, rồi anh lại nhà một người cậu ở đấy để thu xếp chỗ dạy học. Có thế, đưa em về quê anh mới tiện. Phải nghĩ đến cách sống chứ, chẳng lẽ ngồi uống nước lã nhìn nhau.
Nhung mỉm cười:
- Uống nước lã cũng được, miễn là có anh bên cạnh.
Hai người bàn định sau này sẽ trốn về ở Hưng Hóa, nên Nhung nhân dịp đi chơi muốn về thăm chỗ ở sau này của nàng. Nhung chỉ mặc xuềnh xoàng một chiếc áo lương cũ, lên xe nhìn không thấy ai là người quen nên hai người ngồi cạnh nhau nghiễm nhiên như một đôi vợ chồng. Khi xe ô tô qua phố, Nhung ngồi xoay mặt vào trong và cúi mắt xuống. Nàng vui vẻ ghé vào vai Nghĩa, mỉm cười nói:
- Giá cứ thế này đi không về nữa thì hay nhỉ?
Người phát vé hỏi:
- Ông bà lấy vé về đâu?
Nhung mau miệng đáp:
- Về Hưng Hóa.
- Thưa bà, xe này chỉ về đến Trung Hà.
Nhung lo lắng rồi hỏi Nghĩa:
- Thế thì làm thế nào... cậu?
Nghĩa đáp:
- Qua đó rồi đi xe tay. Chỉ có xe thư là đi suốt, lỡ mất rồi.
Nghĩa lấy ví bảo Nhung:
- Mợ để tôi trả.
Hai người nhìn nhau, trên má Nhung hơi nhuộm vẻ hồng. Lần đầu gọi nhau bằng cậu mợ, trước mặt mọi người, Nhung và Nghĩa thấy thẹn thùng một cách sung sướng.
Tới bến Trung Hà, hai người thuê riêng một chiếc thuyền để được tự do nói chuyện. Khi thuyền ra giữa sông, nhìn dải nước rộng rãi bao la chạy dài đến tận những rặng núi màu lam sẫm chắn ngang về mạn Hòa Bình, Nhung ngây ngất lảo đảo như con chim ở lâu trong lồng được thả ra nơi đồng ruộng. Nàng cầm lấy tay Nghĩa nói:
- Đã lâu em không đi chơi xa.
Lềnh đềnh trên chiếc thuyền con giữa dòng sông, Nhung thấy trời có vẻ cao rộng hơn, nàng ngồi yên, lắng tai nghe tiếng róc rách ở mạn thuyền, tiếng kêu nhỏ và thanh của mấy con nhạn lượn ngang phơi bụng trắng trên mặt nước.
Nghĩa đã lâu lắm chưa về quê nên nhìn phong cảnh cũ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của thời kỳ còn đi học ở trường Sơn Tây, đã bao lần qua bến đò này. Chàng kể chuyện lại với Nhung và Nhung cũng chú ý thích nghe hình như nàng vẫn sống bên cạnh chàng từ lâu và những kỷ niệm đó là kỷ niệm chung cả hai người.
- Lát nữa qua đò, em sẽ thấy đầm Thượng Nông và xóm Liên Hòa ở làng anh. Ở làng anh chỉ còn mỗi một cái nhà tranh và một ít vườn, từ độ thầy mẹ anh mất thì để cho một người trong họ trông coi. Anh còn nhớ rõ những đêm sáng trăng ngày hè đi thuyền đánh cá với những làng trên đầm Thượng Nông...
Nhung hỏi:
- Cảnh đẹp lắm phải không anh?
Nghĩa chỉ tay về phía núi Ba Vì:
- Những đêm nào không có sương, trông thấy rõ núi Ba Vì. Sao thuở bé, anh trông núi ấy to lạ, to hơn bây giờ nhiều.
Chàng ghé vào tay Nhung nói khẽ:
- Để đến hôm ấy anh sẽ đưa em về quê nhà anh. Em trốn ở đây thì chẳng còn ai biết mà tìm nữa. Em không lo ngại gì.
Hôm ấy nghĩ là Nhung trốn đi hẳn với chàng. Nhung nhìn Nghĩa và thấy Nghĩa đã nghĩ trước mọi việc một cách chu đáo nàng rất vững tâm và tin cậy ở Nghĩa, coi Nghĩa như một người có thể gửi thân suốt đời được. Bỗng nàng lo lắng hỏi Nghĩa:
- Nhưng chú Lịch có biết nhà anh không?
- Không, từ độ quen nhau, anh chưa về quê lần nào. Vả lại mải đi tìm công việc làm ăn, anh coi như là không có quê nữa và nếu không có em thì cũng chẳng bao giờ anh tưởng đến việc về làng, về làm gì, buồn chết.
Chàng đắm đuối nhìn Nhung, nói tiếp:
- Bây giờ có em thì quê cũ đối với anh mới có ý nghĩa. Chốn quê hẻo lánh ấy sẽ là cái tổ êm ấm để anh với em... hai con chim lạc đàn khổ sở đã nhiều có chỗ dung thân.
Hai con mắt Nhung sáng lên khác thường. Nàng trông thấy rõ trước cái cảnh đời sống giản dị, bình thường bên cạnh người yêu, ở một chốn xa xôi không còn liên lạc gì với cái xã hội nặng nề cũ. Nhung nóng ruột muốn biết liền hỏi Nghĩa:
- Qua đò rồi ta vào đấy chứ?
Nghĩa đáp:
- Bây giờ chưa thể được. Qua đò rồi, chúng mình thuê xe về Hưng Hóa. Ta sẽ vào một hàng cơm, rồi anh lại nhà một người cậu ở đấy để thu xếp chỗ dạy học. Có thế, đưa em về quê anh mới tiện. Phải nghĩ đến cách sống chứ, chẳng lẽ ngồi uống nước lã nhìn nhau.
Nhung mỉm cười:
- Uống nước lã cũng được, miễn là có anh bên cạnh.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!