Lạnh lùng - Phần III: Chương 1 (Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
24/07/2019 21:30:42 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
96 lượt xem
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 2 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 3 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Cây nhà em (Trần Quang Trường) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần II: Chương 5 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
Nhung quay lại nói với vú già đương đứng đợi ở ngoài:
- Thôi vú cứ về trước đi. Mợ còn mua vài thứ rồi mợ về sau.
Nhung thấy buồn và biết rằng về nhà cũng không có việc gì, nên định đi thăm các cửa hàng mua một vài thứ lặt vặt. Khi vú già đã đi xa Nhung trả tiền rồi bước ra hè phố.
Đi một mình lẫn với những người qua lại rộn rịp, không ai quen biết, Nhung thấy mình như người vừa thoát khỏi nhà tù ra, ngây ngất sống cái đời tự do, không bó buộc. Nhưng trong lúc đi lẫn với người khác, nàng thấy một nỗi buồn ngấm ngầm ở trong lòng, nàng vừa đi vừa cố nhớ đến tên một vài người bạn học cũ để lại chơi, vì nàng chỉ muốn có được một người bạn tâm giao, nói vài câu chuyện cho khuây khỏa. Song nghĩ mãi nàng cũng không thấy có người bạn nào có thể an ủi được nàng.
Đi ngang qua một hiệu sách, Nhung đứng lại lẩm nhẩm đọc tên những cuốn tiểu thuyết bày ở cửa hàng. Bỗng nàng để mắt đến một bản đồ treo ở trong cùng, nàng cúi mặt, đặt bàn tay lên trán che ánh sáng cho khỏi chói, rồi đưa mắt nhìn theo những con đường ngang dọc tìm trên phố. Nàng bàng hoàng khi đọc đến mấy chữ:
- Đường số hai trăm sáu mươi.
Thấy có một bọn học trò lại đứng bên cạnh, Nhung giật mình ngửng lên rồi bỏ đi nơi khác.
Nàng cắm đầu đi thật nhanh lẫn vào đám đông để khỏi nhận thấy lòng nàng đương hồi hộp và quả tim nàng đương đập mạnh. Nhung đi vội nên chạm vào một người đàn ông. Người ấy quay lại toan cự, nhưng chắc cảm vẻ sắc đẹp của nàng, nên mỉm cười nói:
- Xin lỗi cô.
Nhung giữ nét mặt nghiêm nghị không đáp lại, nhưng trong lòng nàng rất vui thích được người ấy gọi mình là cô. Tự nhiên nàng nhìn sang bên cạnh để ngắm bóng mình trong mặt kính cửa hàng. Gần đấy có đặt một chiếc gương lớn, song đến nơi, Nhung phải quay mặt đi, vì nàng sợ nhìn rõ nét mặt trong gương, nàng sẽ ngượng với những ý tưởng bất chính đương rạo rực trong lòng nàng lúc đó.
Tới đầu phố, Nhung nhìn ngang ngửa xem có gặp ai quen không, rồi vẫy một cái xr tay lại. Nàng hỏi người phu rất sẽ:
- Lên Ô mấy xu?
Thấy người phu cất tiếng rất to nhắc lại tên phố và đòi giá rất cao, Nhung vội vàng nói bằng lòng, lên xe ngồi không muốn cho người phu xe hỏi lôi thôi.
Tới Ô, nàng trả tiền rồi đi quặt sang bên tay trái. Tìm một lúc, nàng thấy biển đề đúng tên phố.
Nhìn qua số mấy cái nhà trước mặt, nàng đã đoán được nhà Nghĩa ở vào quãng nào.
Nàng rẽ sang bên hè về phía số lẻ, khi trông thấy biển đề số hai mươi tám. Nhung thong thả đi lại và nhìn chăm chú vào cái nhà cách đây hai nhà.
Nàng lưỡng lự không biết nên tiến hay quay về, nhưng chân nàng vẫn bước đều đều. Nhà Nghĩa ở là một cái nhà đã cũ, mái lợp ngói, cột gỗ, tường đất chát vứa. Nhà xoay trái ra đường, trước cửa có một cái sân nhỏ và dài ăn thông từ cổng vào trong cùng nhà. Qua khung cổng nửa mở nửa khép. Nhung thoáng thấy mấy cái chum nước đặt dưới một cái giàn nho đã xiêu lệch. Trên dây thép buộc ngang hai cây cau, có phơi mấy cái khăn mặt và một cái áo chăn màu tím lấm chấm trắng. Cái chăn ấy trước kia đã nhiều lần nàng thấy phơi ở nhà nàng, ngoài vườn, ngay trước cửa lớp học.
Nhung bước vội sang bờ hè bên kia và đứng núp sau cánh cổng nhìn vào trong nhà. Nàng giơ tay gõ cửa, hồi hộp đợi. Không thấy ai ra, sợ đứng ở ngoài mãi có người trông thấy, Nhung bước qua cổng, khép cửa lại. Bỗng nàng giật mình, ngẫm nghĩ:
- Lỡ Nghĩa có khách đến chơi thì nguy.
Vừa lúc đó một đứa bé con chạy ra. Nhung hỏi:
- Ông giáo có nhà không em?
Đứa bé đoán chắc là người khách lầm nhà:
- Ở đây không có ông giáo nào cả.
Nhung toan hỏi đến tên Nghĩa thì đứa bé đã nói tiếp ngay:
- Ông chủ cháu đi vắng.
Nhung thấy nhẹ hẳng người. Nàng hỏi luôn:
- Thường lúc nào thì ông có ở nhà?
- Bẩm, buổi trưa và tối.
Muốn cho khỏi ngượng với đứa bé, nàng hỏi bịa:
- Ông đi dạy học.
- Bẩm không, ông chủ cháu làm việc nhà buôn.
Nhung quay ra:
- Thế thì tôi hỏi lầm nhà.
Rồi như sợ đứa bé theo ra hỏi giúp nhà làm hàng phố chú ý, nàng gọi cái xe, không mặc cả, bước lên bảo kéo về phía Ô. Khi ra nàng càng sợ có người quen nom thấy hơn vì không gì khó chịu bằng mang tiếng oan. Nàng thấy mình đã quá ư dại dột và mừng thầm rằng Nghĩa đi vắng. Nghĩ đến lúc về tới nhà, bà Án hỏi, nàng lo lắng:
- Không biết nói là đi chơi đâu bây giờ?
Nhung bảo xe kéo lại nhà Ninh, một người chị em bạn.
Ninh hỏi:
- Chị đi đâu về thế?
Câu hỏi đột ngột làm Nhung luống cuống không biết trả lời sao. Ngồi vào ghế, nàng thở dài lấy bàn tay đập đầu gối, nói:
- Đi mỏi cả đầu gốì mà không mua được thức gì, vì thức gì cũng muốn mua... Định vào rủ chị xuống chơi dưới tôi đây.
Ninh hỏi:
- Có việc gì đây? Tôi lại mắc bận.
Nhung khẩn khoản mãi. Ninh hơi lấy làm lạ không hiểu vì cớ gì hôm nay Nhung lại tha thiết đến mình và mời mình như vậy. Nhung thấy Ninh nhận lời, mừng rỡ vô cùng. Khi về tới nhà, có người chị em bạn đi bên cạnh, Nhung không còn sợ bà Án xét hỏi xem đi chơi nơi nào nữa. Ngồi mãi không biết nói gì, Nhung nhận thấy việc mời Ninh về nhà là vô lý hết sức. Nàng cố tìm một cuộc vui giải trí, nhưng không tìm ra, sau cùng nàng phải bịa câu chuyện rủ Ninh mở một cửa hàng buôn bán để đem ra bàn bạc.
Dầu sao, Nhung vẫn lo cái mưu ấy chỉ dùng được một lần thôi, và ngồi tư lự cố moi trong óc xem còn cách gì khác để cho mẹ chồng khỏi nghi ngờ. Nàng yên trí còn phải lại nhà Nghĩa nhiều bận đến nỗi đã vô tình lo viển vông. Tuy không dám tự thú nhận, nhưng nàng đã biết trước rằng thế nào nàng cũng đến nhà Nghĩa, những mối lo sự không đủ ngăn cản được nàng. Nhung lại gặp những nỗi băn khoăn lưỡng lự như hồi mới yêu Nghĩa. Nàng nghĩ đến tiếng thơm của mình, của nhà, để khỏi bị cám dỗ, nhưng tiếng gọi của sự ân ái có sức mạnh hơn, lúc nào cũng tha thiết vẳng bên tai. Mỗi lần nghĩ đến cái thú lẩn lút tới nhà Nghĩa, được gặp Nghĩa, nàng thấy hoa cả mắt và trong lòng rung động một cách êm ái.
Nhung không khác gì một người tự tử, lúc ngã xuống nước buột miệng kêu cứu, nhưng thật tình không mong có người khác nghe thấy, khoan khoái nhắm mắt lại để hưởng lấy cái cảm giác êm mát của làn nước nó sắp đưa mình đến cõi chết thoát ly.
- Thôi vú cứ về trước đi. Mợ còn mua vài thứ rồi mợ về sau.
Nhung thấy buồn và biết rằng về nhà cũng không có việc gì, nên định đi thăm các cửa hàng mua một vài thứ lặt vặt. Khi vú già đã đi xa Nhung trả tiền rồi bước ra hè phố.
Đi một mình lẫn với những người qua lại rộn rịp, không ai quen biết, Nhung thấy mình như người vừa thoát khỏi nhà tù ra, ngây ngất sống cái đời tự do, không bó buộc. Nhưng trong lúc đi lẫn với người khác, nàng thấy một nỗi buồn ngấm ngầm ở trong lòng, nàng vừa đi vừa cố nhớ đến tên một vài người bạn học cũ để lại chơi, vì nàng chỉ muốn có được một người bạn tâm giao, nói vài câu chuyện cho khuây khỏa. Song nghĩ mãi nàng cũng không thấy có người bạn nào có thể an ủi được nàng.
Đi ngang qua một hiệu sách, Nhung đứng lại lẩm nhẩm đọc tên những cuốn tiểu thuyết bày ở cửa hàng. Bỗng nàng để mắt đến một bản đồ treo ở trong cùng, nàng cúi mặt, đặt bàn tay lên trán che ánh sáng cho khỏi chói, rồi đưa mắt nhìn theo những con đường ngang dọc tìm trên phố. Nàng bàng hoàng khi đọc đến mấy chữ:
- Đường số hai trăm sáu mươi.
Thấy có một bọn học trò lại đứng bên cạnh, Nhung giật mình ngửng lên rồi bỏ đi nơi khác.
Nàng cắm đầu đi thật nhanh lẫn vào đám đông để khỏi nhận thấy lòng nàng đương hồi hộp và quả tim nàng đương đập mạnh. Nhung đi vội nên chạm vào một người đàn ông. Người ấy quay lại toan cự, nhưng chắc cảm vẻ sắc đẹp của nàng, nên mỉm cười nói:
- Xin lỗi cô.
Nhung giữ nét mặt nghiêm nghị không đáp lại, nhưng trong lòng nàng rất vui thích được người ấy gọi mình là cô. Tự nhiên nàng nhìn sang bên cạnh để ngắm bóng mình trong mặt kính cửa hàng. Gần đấy có đặt một chiếc gương lớn, song đến nơi, Nhung phải quay mặt đi, vì nàng sợ nhìn rõ nét mặt trong gương, nàng sẽ ngượng với những ý tưởng bất chính đương rạo rực trong lòng nàng lúc đó.
Tới đầu phố, Nhung nhìn ngang ngửa xem có gặp ai quen không, rồi vẫy một cái xr tay lại. Nàng hỏi người phu rất sẽ:
- Lên Ô mấy xu?
Thấy người phu cất tiếng rất to nhắc lại tên phố và đòi giá rất cao, Nhung vội vàng nói bằng lòng, lên xe ngồi không muốn cho người phu xe hỏi lôi thôi.
Tới Ô, nàng trả tiền rồi đi quặt sang bên tay trái. Tìm một lúc, nàng thấy biển đề đúng tên phố.
Nhìn qua số mấy cái nhà trước mặt, nàng đã đoán được nhà Nghĩa ở vào quãng nào.
Nàng rẽ sang bên hè về phía số lẻ, khi trông thấy biển đề số hai mươi tám. Nhung thong thả đi lại và nhìn chăm chú vào cái nhà cách đây hai nhà.
Nàng lưỡng lự không biết nên tiến hay quay về, nhưng chân nàng vẫn bước đều đều. Nhà Nghĩa ở là một cái nhà đã cũ, mái lợp ngói, cột gỗ, tường đất chát vứa. Nhà xoay trái ra đường, trước cửa có một cái sân nhỏ và dài ăn thông từ cổng vào trong cùng nhà. Qua khung cổng nửa mở nửa khép. Nhung thoáng thấy mấy cái chum nước đặt dưới một cái giàn nho đã xiêu lệch. Trên dây thép buộc ngang hai cây cau, có phơi mấy cái khăn mặt và một cái áo chăn màu tím lấm chấm trắng. Cái chăn ấy trước kia đã nhiều lần nàng thấy phơi ở nhà nàng, ngoài vườn, ngay trước cửa lớp học.
Nhung bước vội sang bờ hè bên kia và đứng núp sau cánh cổng nhìn vào trong nhà. Nàng giơ tay gõ cửa, hồi hộp đợi. Không thấy ai ra, sợ đứng ở ngoài mãi có người trông thấy, Nhung bước qua cổng, khép cửa lại. Bỗng nàng giật mình, ngẫm nghĩ:
- Lỡ Nghĩa có khách đến chơi thì nguy.
Vừa lúc đó một đứa bé con chạy ra. Nhung hỏi:
- Ông giáo có nhà không em?
Đứa bé đoán chắc là người khách lầm nhà:
- Ở đây không có ông giáo nào cả.
Nhung toan hỏi đến tên Nghĩa thì đứa bé đã nói tiếp ngay:
- Ông chủ cháu đi vắng.
Nhung thấy nhẹ hẳng người. Nàng hỏi luôn:
- Thường lúc nào thì ông có ở nhà?
- Bẩm, buổi trưa và tối.
Muốn cho khỏi ngượng với đứa bé, nàng hỏi bịa:
- Ông đi dạy học.
- Bẩm không, ông chủ cháu làm việc nhà buôn.
Nhung quay ra:
- Thế thì tôi hỏi lầm nhà.
Rồi như sợ đứa bé theo ra hỏi giúp nhà làm hàng phố chú ý, nàng gọi cái xe, không mặc cả, bước lên bảo kéo về phía Ô. Khi ra nàng càng sợ có người quen nom thấy hơn vì không gì khó chịu bằng mang tiếng oan. Nàng thấy mình đã quá ư dại dột và mừng thầm rằng Nghĩa đi vắng. Nghĩ đến lúc về tới nhà, bà Án hỏi, nàng lo lắng:
- Không biết nói là đi chơi đâu bây giờ?
Nhung bảo xe kéo lại nhà Ninh, một người chị em bạn.
Ninh hỏi:
- Chị đi đâu về thế?
Câu hỏi đột ngột làm Nhung luống cuống không biết trả lời sao. Ngồi vào ghế, nàng thở dài lấy bàn tay đập đầu gối, nói:
- Đi mỏi cả đầu gốì mà không mua được thức gì, vì thức gì cũng muốn mua... Định vào rủ chị xuống chơi dưới tôi đây.
Ninh hỏi:
- Có việc gì đây? Tôi lại mắc bận.
Nhung khẩn khoản mãi. Ninh hơi lấy làm lạ không hiểu vì cớ gì hôm nay Nhung lại tha thiết đến mình và mời mình như vậy. Nhung thấy Ninh nhận lời, mừng rỡ vô cùng. Khi về tới nhà, có người chị em bạn đi bên cạnh, Nhung không còn sợ bà Án xét hỏi xem đi chơi nơi nào nữa. Ngồi mãi không biết nói gì, Nhung nhận thấy việc mời Ninh về nhà là vô lý hết sức. Nàng cố tìm một cuộc vui giải trí, nhưng không tìm ra, sau cùng nàng phải bịa câu chuyện rủ Ninh mở một cửa hàng buôn bán để đem ra bàn bạc.
Dầu sao, Nhung vẫn lo cái mưu ấy chỉ dùng được một lần thôi, và ngồi tư lự cố moi trong óc xem còn cách gì khác để cho mẹ chồng khỏi nghi ngờ. Nàng yên trí còn phải lại nhà Nghĩa nhiều bận đến nỗi đã vô tình lo viển vông. Tuy không dám tự thú nhận, nhưng nàng đã biết trước rằng thế nào nàng cũng đến nhà Nghĩa, những mối lo sự không đủ ngăn cản được nàng. Nhung lại gặp những nỗi băn khoăn lưỡng lự như hồi mới yêu Nghĩa. Nàng nghĩ đến tiếng thơm của mình, của nhà, để khỏi bị cám dỗ, nhưng tiếng gọi của sự ân ái có sức mạnh hơn, lúc nào cũng tha thiết vẳng bên tai. Mỗi lần nghĩ đến cái thú lẩn lút tới nhà Nghĩa, được gặp Nghĩa, nàng thấy hoa cả mắt và trong lòng rung động một cách êm ái.
Nhung không khác gì một người tự tử, lúc ngã xuống nước buột miệng kêu cứu, nhưng thật tình không mong có người khác nghe thấy, khoan khoái nhắm mắt lại để hưởng lấy cái cảm giác êm mát của làn nước nó sắp đưa mình đến cõi chết thoát ly.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!