Tiếng yêu thương (Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
26/07/2019 09:40:38 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
88 lượt xem
- * Xóm cầu mới - Chương 1: Một buổi sáng (Văn học trong nước)
- * Xóm cầu mới - Chương 2: Nhà bác Lê (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Tháng ngày qua (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Nước chảy đôi dòng (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
(Lời một người đàn bà hàng nước)
Thuở bé hồi lên mười một, mười hai tuổi, tôi đã có cắp sách đi học, học ở một trường con trai huyện G... Tôi không có một người bạn học gái nào, vì độ ấy, con gái đi học còn hiếm lắm.
Cứ chiều đến, anh tôi và một người bạn của anh tôi tên là Hải thường rủ tôi đến chơi nhà các bạn học, mà hồi đó, người bạn thân của anh tôi là cậu Đàn, chồng tôi bây giờ. Cậu Đàn là con bà tuần Đông (ông tuần lúc đó đã qua đời) ở một cái ấp rất lớn, bên cạnh trường học. Mỗi lần vào chơi nhà Đàn, chúng tôi phải đi qua mấy lần cửa; cái ấp này đối với tôi thật có vẻ kiên cố, vững chải, tôi tưởng chừng nghìn, vạn năm không thể suy chuyển được và cho Đàn là một người sung sướng nhất đời.
Một buổi chiều, mà buổi chiều ấy không bao giờ tôi quên, Đàn rủ Hải, cùng anh tôi và tôi vào chơi nhà Lương, để Lương thổi sáo cho nghe. Tôi còn nhớ cả con đường vào nhà Lương, nhớ cả mấy cây cúc vạn thọ, hoa lá héo rũ sau một ngày nắng to. Đàn bảo anh tôi rằng Lương là con một ông án đã qua đời, cùng với mẹ già đến ở nhờ trong ấp.
Chúng tôi vào chơi được một lúc, Lương lấy sáo ra thổi. Tôi không biết Lương thổi sáo có giỏi hay không, vì độ ấy tôi chưa đủ trí phán đoán. Nhưng tiếng sáo não nùng như tiếng than vãn cái cảnh nghèo của con một ông án ở trong túp lều tranh xơ xác với bà mẹ già đầu tóc đã bạc phơ, chiều hôm ấy đã gieo vào tâm trí non nớt của tôi một nỗi buồn chán nản và lần đầu tiên đã cho tôi cảm thấy cái đau khổ của những cảnh sa sút ở đời.
Tiếng sáo ấy, tiếng sáo của một buổi chiều trong ký vãng xa xăm lúc nào cũng như văng vẳng trong đời tôi, đến nay thì cái dư thanh ấy đã biến thành một tiếng sáo thực, cứ chiều chiều lại đến nỉ non bên người tôi... ngay ở trong nhà tôi... mà người thổi sáo bây giờ lại là Đàn, chồng tôi.
Đến năm mười bốn tuổi, thầy tôi bắt tôi ở nhà vì đã lớn, đi học có nhiều điều bất tiện. Năm mười sáu tuổi tôi lấy Đàn.
Bắt đầu tử đó, tôi sống một cuộc đời sung sướng, nhàn nhã trong một cái ấp rộng, vườn tược bao la, tôi cho là đẹp đẽ như một cái vườn ở trên tiên giới.
Chồng tôi học lớp nhất trường Bảo Hộ, nhưng vì thi luôn ba năm không đỗ sơ học tốt nghiệp, nên bỏ về nhà nói là để làm ruộng. Tôi còn ít tuổi nên cả ngày chỉ biết ăn chơi và dọn dẹp nhà cửa, còn việc quản trị ruộng nương về phần mẹ chồng tôi cả.
Năm năm qua. Tuy không được dự một tí gì về việc nhà, nhưng tôi cũng dần dần thấy rõ những triệu chứng về sự khủng hoảng. Nguy hơn nữa, là chồng tôi vì quá chơi bời, nên mắc nghiện, mẹ chồng tôi phải cho đem bàn đèn về nhà để tránh tiếng. Rồi một hôm... mẹ chồng tôi gọi tôi đến khóc lóc kể cho tôi biết rằng ấp đã bán cho người ta để lấy tiền trả nợ, nay mai người ta sẽ đến ở, mình phải dọn ra cái nhà nhỏ ở đầu ấp với một vài sào vườn. Cái nhà ấy chính là cái nhà cho Lươngở nhờ mười năm trước.
Ở đây không có cách gì sinh nhai cả, một ít đất làm vườn chỉ đủ để sống lần hồi cho qua ngày một cách khốn nạn mà thôi.
Tôi lại sinh thêm một đứa con trai nữa: tôi xoay xở hết cách cũng không thể nào đủ tiền phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi hai đứa con thơ. Chồng tôi thì liệu kiếm lấy mà hút; tuy thừa biết cách kiếm tiền của chồng tôi là bất chính, tôi cũng phải làm ngơ đi. Người ta trong lúc nghèo đói không không thấy mình quá nghiêm khắc, quá gìn giữ nữa.
Sau cùng, chúng tòi phải bán cái nhà đó cho một người cai trong ấp, rồi đem nhau ra ở ngoài quán B... cách ấp độ năm trăm thước. Cho đến bây giờ, chúng tôi còn ở đây và có lẽ ở đây cho hết đời. Tôi mở một ngôi hàng bán nước chè tươi, bún riêu và bánh đúc cho những người phu xe kéo khách qua.
- Cô hàng cho tôi bát nước chè.
- Cô hàng cho tôi xu bún riêu.
Thấy khách gọi, tôi lật bát rót nước chè hay canh riêu, lâu dần như cái máy, ít khi nghĩ đến rằng mình là con dâu một ông tuần...
- Sao nước chè nguội và loang thể này. Chắc lại pha thên nước lã chứ gì?
Tôi chỉ mỉm miệng cười như một cô hàng biết chiều khách. Tôi quen rồi nên không giận ai nữa. Tôi chỉ tủi thân nhất là khi nào thấy một vài người khách hàng, vì quen mồm còn gọi tôi bằng "mợ".
Trong khi tôi bán hàng, bà mẹ chồng tôi, đầu tóc bạc phơ, chống cái gậy ra cho gà ăn, và hai đứa con tôi trần truông ghẻ lở nằm ở hiên nô đùa.
Còn chồng tôi, nếu không rúc trong buồng tối hút thuốc, thì cũng lò dò đi khắp nơi làm những việc hèn hạ: bắt trộm gà, bẻ măng; có khi hai ba ngày không về. Chồng tôi ngoài cái thú nằm bàn đèn ra chỉ còn mỗi cái vui là khi nào tôi nấu xong nồi canh riêu ngon là đến ăn trước một bát. Tôi múc bát riêu nóng, hơi lên nghi ngút mỉm cười mời chồng ăn. Hai vợ chồng nhìn nhau cảm động. Tôi cũng thương hại, vì tôi biết chồng tôi cũng như tôi cảm thấy rõ sự trụy lạc của mình vì nghị lực đã hết, nên đành nhẫn nhục chịu thủ phận; biết mình khốn nạn, nhưng không tài nào cất đầu lên được nữa.
Thỉnh thoảng chồng tôi ngỏ ý lên mỏ kiếm việc làm, nhưng mấy ngày sau lại không thấy đả động đến nữa; hết lực rồi.
Mới đây ít lâu, có một cái xe ô-tô hòm đỗ trước quán. Xe ô-tô ít khi đi qua con đường này, nên tôi để ý nhìn kỹ người ngồi trên xe và thấy người ấy có vẻ mặt quen quen. Người đó hình như cũng nhận ra, nên đã định vào hàng bên cạnh, lại sang hàng tôi. Đến khi người đó vào ghế ngồi thì tôi không thể lầm được: chính là Hải, người bạn của anh tôi ngày trước.
Tôi vờ không nhận ra, còn Hải ý chừng sợ tôi tưởng là làm cao nên vội hỏi ngay:
- Có phải cô là cô Hà, con ông trợ sắc ở huyện này?
Tôi mỉm cười trả lời rât tự nhiên:
- Vâng. Còn ông có phải là... anh Hải Trương Phi không?
Tôi cười vì tìm được một câu nói đùa thân mật, nhưng cười mà thấy nước mắt mình như muốn ràn rụa ra. Tôi cố giữ lại được ngay; thấy Hải hỏi về gia thế tôi, tôi cho Hải biết rằng thầy tôi mất đã lâu... bây giờ tôi lấy chồng nhà nghèo ở đây, nhưng giấu không cho Hải biết chồng tôi là Đàn. Hải chăm chú nhìn tôi mãi. Một người phu xe vào hàng, vứt đông trinh trước mặt tôi nói:
- Cô hàng cho tôi bát nước đây.
Hải có ý ngượng hộ nên nói như để an ủi tôi:
- Mỗi người một cảnh...
Khi Hải lên xe đi rồi, cả ngày hôm ấy tôi như người mất hồn.
- Vì cớ gì mình lại phải sống cái đời khốn nạn như thế này?
Tôi tự hỏi thế, nhưng không tìm được câu trả lời.
Phận con gái về nhà chồng thì cái sướng, cái khổ của mình là hoàn toàn do ở nhà chồng, không phải tự mình quyết định được. Mẹ chồng tôi và chồng tôi là những người đã có lỗi và đã làm phí cả một đời tôi, tôi cũng không thể trách được, tôi đành yên lặng theo cái số phận của mình làm đủ bổn phận một người nàng dâu, một người vợ. Tôi biết tôi có thể tìm cách lên cao được, nhưng chân tôi bây giờ như có hòn đá buộc vào, không thể tháo ra được. Lắm lúc tôi muốn bỏ xa hẳn người chồng hèn hạ kia đã làm hại đời tôi, để mưu lấy một cuộc đời trong sạch, nhưng hễ trông thấy hai đứa con thì tôi lại biết rằng không thể nào thoát được, đành chỉ cúi đầu ứa nước mắt.
Chồng tôi mượn được cái sáo của ai về rồi cứ chiều đến lại ra ngồi ở hiên thổi bài "Nam ai". Tiếng sáo làm tôi hồi tưởng lại cả quãng đời thơ ấu và nhắc tôi nhớ lại cái cảm giác thương hại cảnh trụy lạc nhà Lương hỏi tôi còn là cô học trò bé dại, thơ ngây.
Chồng tôi lúc thổi sáo không biết lòng có rung động gì không còn tôi thì khi nghe tiếng sáo tôi tưởng như là tiếng than khóc của tâm hồn tôi, tâm hồn một người đàn bà đang độ thanh xuân, đáng được sống một cuộc đời tốt đẹp mà số phận đã bắt phải mãi mãi sống những ngày tuyệt vọng của cái đời trụy lạc này.
Tôi yên lặng ngồi ngắm cái cảnh nhìn đã quen mắt trước cửa hàng, cái cảnh tồi tàn, đìu hiu, hình ảnh cuộc đời của tôi; một bụi chuối xơ xác, mấy chiếc xe sắt mui đã tả tơi đỗ bên cái cầu gỗ sơn đen, bắc ngang một con sông nước không bao giờ chảy.
Thuở bé hồi lên mười một, mười hai tuổi, tôi đã có cắp sách đi học, học ở một trường con trai huyện G... Tôi không có một người bạn học gái nào, vì độ ấy, con gái đi học còn hiếm lắm.
Cứ chiều đến, anh tôi và một người bạn của anh tôi tên là Hải thường rủ tôi đến chơi nhà các bạn học, mà hồi đó, người bạn thân của anh tôi là cậu Đàn, chồng tôi bây giờ. Cậu Đàn là con bà tuần Đông (ông tuần lúc đó đã qua đời) ở một cái ấp rất lớn, bên cạnh trường học. Mỗi lần vào chơi nhà Đàn, chúng tôi phải đi qua mấy lần cửa; cái ấp này đối với tôi thật có vẻ kiên cố, vững chải, tôi tưởng chừng nghìn, vạn năm không thể suy chuyển được và cho Đàn là một người sung sướng nhất đời.
Một buổi chiều, mà buổi chiều ấy không bao giờ tôi quên, Đàn rủ Hải, cùng anh tôi và tôi vào chơi nhà Lương, để Lương thổi sáo cho nghe. Tôi còn nhớ cả con đường vào nhà Lương, nhớ cả mấy cây cúc vạn thọ, hoa lá héo rũ sau một ngày nắng to. Đàn bảo anh tôi rằng Lương là con một ông án đã qua đời, cùng với mẹ già đến ở nhờ trong ấp.
Chúng tôi vào chơi được một lúc, Lương lấy sáo ra thổi. Tôi không biết Lương thổi sáo có giỏi hay không, vì độ ấy tôi chưa đủ trí phán đoán. Nhưng tiếng sáo não nùng như tiếng than vãn cái cảnh nghèo của con một ông án ở trong túp lều tranh xơ xác với bà mẹ già đầu tóc đã bạc phơ, chiều hôm ấy đã gieo vào tâm trí non nớt của tôi một nỗi buồn chán nản và lần đầu tiên đã cho tôi cảm thấy cái đau khổ của những cảnh sa sút ở đời.
Tiếng sáo ấy, tiếng sáo của một buổi chiều trong ký vãng xa xăm lúc nào cũng như văng vẳng trong đời tôi, đến nay thì cái dư thanh ấy đã biến thành một tiếng sáo thực, cứ chiều chiều lại đến nỉ non bên người tôi... ngay ở trong nhà tôi... mà người thổi sáo bây giờ lại là Đàn, chồng tôi.
Đến năm mười bốn tuổi, thầy tôi bắt tôi ở nhà vì đã lớn, đi học có nhiều điều bất tiện. Năm mười sáu tuổi tôi lấy Đàn.
Bắt đầu tử đó, tôi sống một cuộc đời sung sướng, nhàn nhã trong một cái ấp rộng, vườn tược bao la, tôi cho là đẹp đẽ như một cái vườn ở trên tiên giới.
Chồng tôi học lớp nhất trường Bảo Hộ, nhưng vì thi luôn ba năm không đỗ sơ học tốt nghiệp, nên bỏ về nhà nói là để làm ruộng. Tôi còn ít tuổi nên cả ngày chỉ biết ăn chơi và dọn dẹp nhà cửa, còn việc quản trị ruộng nương về phần mẹ chồng tôi cả.
Năm năm qua. Tuy không được dự một tí gì về việc nhà, nhưng tôi cũng dần dần thấy rõ những triệu chứng về sự khủng hoảng. Nguy hơn nữa, là chồng tôi vì quá chơi bời, nên mắc nghiện, mẹ chồng tôi phải cho đem bàn đèn về nhà để tránh tiếng. Rồi một hôm... mẹ chồng tôi gọi tôi đến khóc lóc kể cho tôi biết rằng ấp đã bán cho người ta để lấy tiền trả nợ, nay mai người ta sẽ đến ở, mình phải dọn ra cái nhà nhỏ ở đầu ấp với một vài sào vườn. Cái nhà ấy chính là cái nhà cho Lươngở nhờ mười năm trước.
Ở đây không có cách gì sinh nhai cả, một ít đất làm vườn chỉ đủ để sống lần hồi cho qua ngày một cách khốn nạn mà thôi.
Tôi lại sinh thêm một đứa con trai nữa: tôi xoay xở hết cách cũng không thể nào đủ tiền phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi hai đứa con thơ. Chồng tôi thì liệu kiếm lấy mà hút; tuy thừa biết cách kiếm tiền của chồng tôi là bất chính, tôi cũng phải làm ngơ đi. Người ta trong lúc nghèo đói không không thấy mình quá nghiêm khắc, quá gìn giữ nữa.
Sau cùng, chúng tòi phải bán cái nhà đó cho một người cai trong ấp, rồi đem nhau ra ở ngoài quán B... cách ấp độ năm trăm thước. Cho đến bây giờ, chúng tôi còn ở đây và có lẽ ở đây cho hết đời. Tôi mở một ngôi hàng bán nước chè tươi, bún riêu và bánh đúc cho những người phu xe kéo khách qua.
- Cô hàng cho tôi bát nước chè.
- Cô hàng cho tôi xu bún riêu.
Thấy khách gọi, tôi lật bát rót nước chè hay canh riêu, lâu dần như cái máy, ít khi nghĩ đến rằng mình là con dâu một ông tuần...
- Sao nước chè nguội và loang thể này. Chắc lại pha thên nước lã chứ gì?
Tôi chỉ mỉm miệng cười như một cô hàng biết chiều khách. Tôi quen rồi nên không giận ai nữa. Tôi chỉ tủi thân nhất là khi nào thấy một vài người khách hàng, vì quen mồm còn gọi tôi bằng "mợ".
Trong khi tôi bán hàng, bà mẹ chồng tôi, đầu tóc bạc phơ, chống cái gậy ra cho gà ăn, và hai đứa con tôi trần truông ghẻ lở nằm ở hiên nô đùa.
Còn chồng tôi, nếu không rúc trong buồng tối hút thuốc, thì cũng lò dò đi khắp nơi làm những việc hèn hạ: bắt trộm gà, bẻ măng; có khi hai ba ngày không về. Chồng tôi ngoài cái thú nằm bàn đèn ra chỉ còn mỗi cái vui là khi nào tôi nấu xong nồi canh riêu ngon là đến ăn trước một bát. Tôi múc bát riêu nóng, hơi lên nghi ngút mỉm cười mời chồng ăn. Hai vợ chồng nhìn nhau cảm động. Tôi cũng thương hại, vì tôi biết chồng tôi cũng như tôi cảm thấy rõ sự trụy lạc của mình vì nghị lực đã hết, nên đành nhẫn nhục chịu thủ phận; biết mình khốn nạn, nhưng không tài nào cất đầu lên được nữa.
Thỉnh thoảng chồng tôi ngỏ ý lên mỏ kiếm việc làm, nhưng mấy ngày sau lại không thấy đả động đến nữa; hết lực rồi.
Mới đây ít lâu, có một cái xe ô-tô hòm đỗ trước quán. Xe ô-tô ít khi đi qua con đường này, nên tôi để ý nhìn kỹ người ngồi trên xe và thấy người ấy có vẻ mặt quen quen. Người đó hình như cũng nhận ra, nên đã định vào hàng bên cạnh, lại sang hàng tôi. Đến khi người đó vào ghế ngồi thì tôi không thể lầm được: chính là Hải, người bạn của anh tôi ngày trước.
Tôi vờ không nhận ra, còn Hải ý chừng sợ tôi tưởng là làm cao nên vội hỏi ngay:
- Có phải cô là cô Hà, con ông trợ sắc ở huyện này?
Tôi mỉm cười trả lời rât tự nhiên:
- Vâng. Còn ông có phải là... anh Hải Trương Phi không?
Tôi cười vì tìm được một câu nói đùa thân mật, nhưng cười mà thấy nước mắt mình như muốn ràn rụa ra. Tôi cố giữ lại được ngay; thấy Hải hỏi về gia thế tôi, tôi cho Hải biết rằng thầy tôi mất đã lâu... bây giờ tôi lấy chồng nhà nghèo ở đây, nhưng giấu không cho Hải biết chồng tôi là Đàn. Hải chăm chú nhìn tôi mãi. Một người phu xe vào hàng, vứt đông trinh trước mặt tôi nói:
- Cô hàng cho tôi bát nước đây.
Hải có ý ngượng hộ nên nói như để an ủi tôi:
- Mỗi người một cảnh...
Khi Hải lên xe đi rồi, cả ngày hôm ấy tôi như người mất hồn.
- Vì cớ gì mình lại phải sống cái đời khốn nạn như thế này?
Tôi tự hỏi thế, nhưng không tìm được câu trả lời.
Phận con gái về nhà chồng thì cái sướng, cái khổ của mình là hoàn toàn do ở nhà chồng, không phải tự mình quyết định được. Mẹ chồng tôi và chồng tôi là những người đã có lỗi và đã làm phí cả một đời tôi, tôi cũng không thể trách được, tôi đành yên lặng theo cái số phận của mình làm đủ bổn phận một người nàng dâu, một người vợ. Tôi biết tôi có thể tìm cách lên cao được, nhưng chân tôi bây giờ như có hòn đá buộc vào, không thể tháo ra được. Lắm lúc tôi muốn bỏ xa hẳn người chồng hèn hạ kia đã làm hại đời tôi, để mưu lấy một cuộc đời trong sạch, nhưng hễ trông thấy hai đứa con thì tôi lại biết rằng không thể nào thoát được, đành chỉ cúi đầu ứa nước mắt.
Chồng tôi mượn được cái sáo của ai về rồi cứ chiều đến lại ra ngồi ở hiên thổi bài "Nam ai". Tiếng sáo làm tôi hồi tưởng lại cả quãng đời thơ ấu và nhắc tôi nhớ lại cái cảm giác thương hại cảnh trụy lạc nhà Lương hỏi tôi còn là cô học trò bé dại, thơ ngây.
Chồng tôi lúc thổi sáo không biết lòng có rung động gì không còn tôi thì khi nghe tiếng sáo tôi tưởng như là tiếng than khóc của tâm hồn tôi, tâm hồn một người đàn bà đang độ thanh xuân, đáng được sống một cuộc đời tốt đẹp mà số phận đã bắt phải mãi mãi sống những ngày tuyệt vọng của cái đời trụy lạc này.
Tôi yên lặng ngồi ngắm cái cảnh nhìn đã quen mắt trước cửa hàng, cái cảnh tồi tàn, đìu hiu, hình ảnh cuộc đời của tôi; một bụi chuối xơ xác, mấy chiếc xe sắt mui đã tả tơi đỗ bên cái cầu gỗ sơn đen, bắc ngang một con sông nước không bao giờ chảy.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!