Hạ đỏ - Chương 2 (Nguyễn Nhật Ánh)
Hope Star | Chat Online | |
27/07/2019 11:45:56 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
591 lượt xem
- * Ka rao ke (Văn học trong nước)
- * Hạ đỏ - Chương 3 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Hạ đỏ - Chương 1 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Bủa cơm (Văn học trong nước)
Thế là tôi về quê ngoại. Tôi đến ở nhà dì Sáu. Ngày đi tôi chỉ mang theo mấy bộ quần áo và dăm cuốn truyện.
Dì Sáu là em ruột mẹ tôi. Dì ở làng Hà Xuyên, sống bằng nghề làm ruộng. Thỉnh thoảng, gặp lúc túng quẫn, mẹ tôi vẫn thường đến nhờ vả dì. Những lúc đó, bao giờ mẹ tôi cũng chở về nhà vài mươi ký gạo. Nói chung, dì và mẹ tôi, hai chị em rất thương nhau.
Làng Hà Xuyên cách đường quốc lộ khoảng ba cây số về miệt biển. Dẫn vào làng là một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ. Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi. Nắng bị chặn lại trên những ngọn trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò những giọt vàng lốm đốm.
Không có nắng nhưng ngõ trúc đầy tiếng chim. Từ sáng đến chiều, lũ chim sẻ, chim sâu, chách hoạch và chào mào đua nhau hót líu lo Trên những cành nhánh lúc nào cũng đong đưa theo gió. Ngày tôi khăn gói về quê ngoại, lũ chim sẻ dạn dĩ chào mừng tôi bằng cách rủ nhau sà xuống mặt đường nhặt những hạt thóc rơi vãi từ những chiếc xe bò đủng đỉnh đi ngang. Chúng nhặt thóc sát ven đường, ngay cạnh cây mâm xôi tim tím và bụi mắc cỡ đầy gai. Khi tôi đi lướt qua, chúng không buồn bay lên, chỉ giương mắt ngó tôi như thầm hỏi cái thằng ốm nhom này từ đâu đến và đến làm cái quái gì?
Nhà dì Sáu ở cuối con ngõ, nằm sau một khúc ngoặt chạy quanh ao rau muống của ông Hai Đởm. Đó là một căn nhà gạch ba gian, rộng rãi, thoáng mát. Chỉ có căn nhà bếp là lợp tranh, trong nhà chất đầy những bồ đựng lúa và những đống trấu dùng để đun bếp.
Đằng trước là cái sân phơi lát gạch. Trước nữa là những thân cau cao vút nằm kế lũy tre xanh bao quanh vườn nơi chiều chiều lũ chim tụ họp về cãi lộn ỏm tỏi trước khi đi ngủ. Vườn phía sau khá rộng nhưng ao rau muống đã choán hết phân nửa diện tích. Dường như ở Hà Xuyên, mỗi nhà đều có một ao rau muống. Trên phần đất còn lại, lác đác dăm cây ăn trái. Cây bòng nằm o(? góc vườn cạnh chuồng bò. Dọc theo hàng rào là những cây ổi sum suê trái. Toàn là ổi sẻ, trái nhỏ xíu, chỉ lớn hơn đầu ngón tay cái một chút. Giữa vườn, cạnh cái giếng đá mốc rêu, có hai cây khế, một cây khế ngọt, một cây khế chua. Trong những ngày ở nhà dì Sáu, ban trưa tôi thường mắc võng giữa hai cây khế này nằm đọc sách. Những lúc như vậy, bao giờ tôi cũng ngủ thiếp đi giữa những trang sách. Cơn gió thoảng từ ngoài khe suối thổi vào cộng với tiếng chim sâu lích chích bên tai cứ khiến mắt tôi díp lại, không làm sao cưỡng nổi. Chỉ đến khi một con chim quỷ quái nào đó lẻn vào vườn ăn khế chín và nhả hạt rơi trúng mặt tôi, tôi mới giật mình mở choàng mắt dậy và ngơ ngác nhìn quanh.
Dì Sáu có hai người con. Thằng Nhạn nhỏ hơn tôi hai tuổi và thằng Dế nhỏ hơn tôi bốn tuổi. Ngay hôm đầu tiên tôi đến, thằng Dế lật đật kéo tôi ra sau vườn. Nó chỉ tay lên cây khế, hí hửng khoe:
- Cây khế nhà me trái quá trời! Em hái xuống cho anh ăn nghen!
Tôi thận trọng:
- Khế này là khế gì? Ngọt hay chua?
- Cây này khế ngọt. Cây kia mới chua.
Tôi gật đầu:
- Vậy mày trèo lên đi!
Chỉ đợi có vậy, Dế nhanh nhẹn bám cây trèo lên. Nó trèo nhanh như sóc. Nhìn nó leo thoăn thoắt từ cành này sang cành khác, tôi hồi hộp muốn rụng tim.
Tôi kêu lên:
-Mày trèo chầm chậm thôi! Coi chừng té!
Dế cười hì hì:
- Té sao được!
Nó không thèm nghe lời tôi. Nó tiếp tục nhún nhảy và đi qua đu lại trên các cành cây trông phát ớn.
Dế chọn hái chừng hai, ba trái thật to. Rồi nó đứng dạng chân giữa hai chạc cây, ngó xuống:
- Em liệng xuống cho anh chụp nghen!
Tôi lắc đầu:
- Thôi, mày đem xuống đây đi! Tao chụp không trúng đâu!
Dế nheo mắt:
- Gì mà chụp không trúng! Gần xịt mà!
Tôi bực mình:
- Tao đã bảo không trúng là không trúng! Mày sao hay cãi quá vậy!
Nhưng thằng Dế quả là một đứa bướng bỉnh. Nó không chịu tuột xuống ngay, mà lại rủ:
- Hay anh trèo lên đây với em đi! Ăn khế, ăn ngay trên cây mới ngon!
Tôi rất sợ trèo cây. Đứng trên cao mà nhìn xuống, bao giờ tôi cũng bị hoa mắt. Tôi mà nghe lời xúi dại của nó trèo lên cây khế, thế nào cũng chóng mặt ngã xuống gãy cổ u đầu.
Thằng Dế không biết điều đó nên rủ toàn chuyện độc địa.
- Tao không trèo đâu! - Tôi từ chối.
- Sao vậy? Anh sợ té hả?
Thằng Dế hỏi như thể nó đi guốc trong bụng tôi. Tôi đỏ mặt, nói trớ:
- Tao sức mấy mà sợ té! Tao chỉ sợ dơ quần áo!
_ Thì cởi đồ ra! Mặc xà lỏn như em vậy nè!
Tôi khịt mũi:
- Tao khác, mày khác! Tao là người lớn! Sang năm tao sẽ vô lớp Mười!
Tôi đem chuyện học hành ra dọa nhưng thằng Dế coi bộ chẳng sợ. Nó tỉnh khô:
- Người lớn thì người lớn chứ! Ba em là người lớn nhưng ba em vẫn mặc quần xà lỏn vậy!
Thằng Dế này là dân quê mà sao mồn mép quá xá. Nó đem dượng Sáu ra làm " bằng chứng" khiến tôi đứng chết trân. May sao lúc ấy thằng Nhạn kịp thời can thiệp. Nó thò đầu ra cửa bếp, kêu:
- Anh Chương với thằng Dế vô ăn cơm! Mẹ tìm nãy giờ kìa!
Dì Sáu là em ruột mẹ tôi. Dì ở làng Hà Xuyên, sống bằng nghề làm ruộng. Thỉnh thoảng, gặp lúc túng quẫn, mẹ tôi vẫn thường đến nhờ vả dì. Những lúc đó, bao giờ mẹ tôi cũng chở về nhà vài mươi ký gạo. Nói chung, dì và mẹ tôi, hai chị em rất thương nhau.
Làng Hà Xuyên cách đường quốc lộ khoảng ba cây số về miệt biển. Dẫn vào làng là một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ. Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi. Nắng bị chặn lại trên những ngọn trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò những giọt vàng lốm đốm.
Không có nắng nhưng ngõ trúc đầy tiếng chim. Từ sáng đến chiều, lũ chim sẻ, chim sâu, chách hoạch và chào mào đua nhau hót líu lo Trên những cành nhánh lúc nào cũng đong đưa theo gió. Ngày tôi khăn gói về quê ngoại, lũ chim sẻ dạn dĩ chào mừng tôi bằng cách rủ nhau sà xuống mặt đường nhặt những hạt thóc rơi vãi từ những chiếc xe bò đủng đỉnh đi ngang. Chúng nhặt thóc sát ven đường, ngay cạnh cây mâm xôi tim tím và bụi mắc cỡ đầy gai. Khi tôi đi lướt qua, chúng không buồn bay lên, chỉ giương mắt ngó tôi như thầm hỏi cái thằng ốm nhom này từ đâu đến và đến làm cái quái gì?
Nhà dì Sáu ở cuối con ngõ, nằm sau một khúc ngoặt chạy quanh ao rau muống của ông Hai Đởm. Đó là một căn nhà gạch ba gian, rộng rãi, thoáng mát. Chỉ có căn nhà bếp là lợp tranh, trong nhà chất đầy những bồ đựng lúa và những đống trấu dùng để đun bếp.
Đằng trước là cái sân phơi lát gạch. Trước nữa là những thân cau cao vút nằm kế lũy tre xanh bao quanh vườn nơi chiều chiều lũ chim tụ họp về cãi lộn ỏm tỏi trước khi đi ngủ. Vườn phía sau khá rộng nhưng ao rau muống đã choán hết phân nửa diện tích. Dường như ở Hà Xuyên, mỗi nhà đều có một ao rau muống. Trên phần đất còn lại, lác đác dăm cây ăn trái. Cây bòng nằm o(? góc vườn cạnh chuồng bò. Dọc theo hàng rào là những cây ổi sum suê trái. Toàn là ổi sẻ, trái nhỏ xíu, chỉ lớn hơn đầu ngón tay cái một chút. Giữa vườn, cạnh cái giếng đá mốc rêu, có hai cây khế, một cây khế ngọt, một cây khế chua. Trong những ngày ở nhà dì Sáu, ban trưa tôi thường mắc võng giữa hai cây khế này nằm đọc sách. Những lúc như vậy, bao giờ tôi cũng ngủ thiếp đi giữa những trang sách. Cơn gió thoảng từ ngoài khe suối thổi vào cộng với tiếng chim sâu lích chích bên tai cứ khiến mắt tôi díp lại, không làm sao cưỡng nổi. Chỉ đến khi một con chim quỷ quái nào đó lẻn vào vườn ăn khế chín và nhả hạt rơi trúng mặt tôi, tôi mới giật mình mở choàng mắt dậy và ngơ ngác nhìn quanh.
Dì Sáu có hai người con. Thằng Nhạn nhỏ hơn tôi hai tuổi và thằng Dế nhỏ hơn tôi bốn tuổi. Ngay hôm đầu tiên tôi đến, thằng Dế lật đật kéo tôi ra sau vườn. Nó chỉ tay lên cây khế, hí hửng khoe:
- Cây khế nhà me trái quá trời! Em hái xuống cho anh ăn nghen!
Tôi thận trọng:
- Khế này là khế gì? Ngọt hay chua?
- Cây này khế ngọt. Cây kia mới chua.
Tôi gật đầu:
- Vậy mày trèo lên đi!
Chỉ đợi có vậy, Dế nhanh nhẹn bám cây trèo lên. Nó trèo nhanh như sóc. Nhìn nó leo thoăn thoắt từ cành này sang cành khác, tôi hồi hộp muốn rụng tim.
Tôi kêu lên:
-Mày trèo chầm chậm thôi! Coi chừng té!
Dế cười hì hì:
- Té sao được!
Nó không thèm nghe lời tôi. Nó tiếp tục nhún nhảy và đi qua đu lại trên các cành cây trông phát ớn.
Dế chọn hái chừng hai, ba trái thật to. Rồi nó đứng dạng chân giữa hai chạc cây, ngó xuống:
- Em liệng xuống cho anh chụp nghen!
Tôi lắc đầu:
- Thôi, mày đem xuống đây đi! Tao chụp không trúng đâu!
Dế nheo mắt:
- Gì mà chụp không trúng! Gần xịt mà!
Tôi bực mình:
- Tao đã bảo không trúng là không trúng! Mày sao hay cãi quá vậy!
Nhưng thằng Dế quả là một đứa bướng bỉnh. Nó không chịu tuột xuống ngay, mà lại rủ:
- Hay anh trèo lên đây với em đi! Ăn khế, ăn ngay trên cây mới ngon!
Tôi rất sợ trèo cây. Đứng trên cao mà nhìn xuống, bao giờ tôi cũng bị hoa mắt. Tôi mà nghe lời xúi dại của nó trèo lên cây khế, thế nào cũng chóng mặt ngã xuống gãy cổ u đầu.
Thằng Dế không biết điều đó nên rủ toàn chuyện độc địa.
- Tao không trèo đâu! - Tôi từ chối.
- Sao vậy? Anh sợ té hả?
Thằng Dế hỏi như thể nó đi guốc trong bụng tôi. Tôi đỏ mặt, nói trớ:
- Tao sức mấy mà sợ té! Tao chỉ sợ dơ quần áo!
_ Thì cởi đồ ra! Mặc xà lỏn như em vậy nè!
Tôi khịt mũi:
- Tao khác, mày khác! Tao là người lớn! Sang năm tao sẽ vô lớp Mười!
Tôi đem chuyện học hành ra dọa nhưng thằng Dế coi bộ chẳng sợ. Nó tỉnh khô:
- Người lớn thì người lớn chứ! Ba em là người lớn nhưng ba em vẫn mặc quần xà lỏn vậy!
Thằng Dế này là dân quê mà sao mồn mép quá xá. Nó đem dượng Sáu ra làm " bằng chứng" khiến tôi đứng chết trân. May sao lúc ấy thằng Nhạn kịp thời can thiệp. Nó thò đầu ra cửa bếp, kêu:
- Anh Chương với thằng Dế vô ăn cơm! Mẹ tìm nãy giờ kìa!
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!