Ngồi khóc trên cây - Chương 31 (Nguyễn Nhật Ánh)
Hope Star | Chat Online | |
27/07/2019 12:30:22 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
135 lượt xem
- * Ngồi khóc trên cây - Chương 32 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Ngồi khóc trên cây - Chương 33 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Ngồi khóc trên cây - Chương 30 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Ngồi khóc trên cây - Chương 29 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
Tôi ngủ mê mệt dọc đường đi, bỏ hai trong ba bữa ăn khi xe ghé vào các quán cơm.
Ngồi xe đò, tôi thích ngồi sát thành xe để ngắm cảnh vật bên đường. Những cánh đồng lúa, những đàn bò gặm cỏ, những rặng dừa, các bụi chuối, dãy dâm bụt hay các nhánh ổi ven sông đều làm tôi xao xuyến, vì chúng luôn gợi lại trong tâm trí tôi những ký ức tuổi thơ, nhắc nhở tôi về một thế giới quyến rũ nơi mà tôi không có lấy một lần đi đứng tử tế, toàn chạy nhảy, té ngã, trầy xước trong những cuộc trường chinh lem luốc bất tận ngoài đường sá, bụi bờ với lũ bạn nghịch ngợm.
Nhưng trên chuyến xe trở vào Sài Gòn lần này, dù vẫn ngồi sát cửa, tôi dường như chẳng thấy gì. Trong óc tôi lúc nào cũng tràn ngập hình bóng con Rùa. Khi thức tôi nghĩ đến nó. Khi ngủ tôi cũng chỉ toàn mơ thấy nó.
Tôi nhớ mồn một cảnh con Rùa giành nắp keng với thằng Thục trong quán ăn ở chợ Kế Xuyên hôm nào. Lần đó bị thằng Thục du côn giật tóc, bị chủ quán giận dữ xua đuổi, con Rùa ra đứng trước cửa thẫn thờ nhìn vô khiến tôi thấy tội tội. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó.
Lần thứ hai gặp lại con Rùa, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt nó lấp ló ở chỗ kẽ hở giữa hai tấm phên khi nó rình tôi ngồi đọc sách. Chỉ đến lần thứ ba, cũng trong một lần phát giác nó nấp ngoài hè nhìn trộm tôi, tôi mới nói chuyện được với nó và từ hôm đó một tình bạn thân thiết mở ra giữa hai đứa tôi. Rồi đến một ngày tôi sung sướng nhận ra rằng tình cảm giữa hai đứa tôi còn lớn hơn một tình bạn và chúng tôi sẵn sàng chờ đợi nhau để nghe tương lai kể cho chúng tôi nghe đó là tình cảm gì.
Những kỷ niệm giữa hai đứa tôi dĩ nhiên không diễn ra trong đầu tôi theo lớp lang như thế. Chuyện nọ xọ chuyện kia, hình ảnh này đan xen hình ảnh khác, những câu chuyện nhảy ra giữa chừng, không đầu không đuôi, không theo thứ tự nào cả. Tôi mơ thấy chú Ngãi và những người thợ săn quây lấy con Rùa cạnh bụi cúc tần trước khi mơ thấy con Cổ Dài từ phía ao rau muốn lạch bạch lao về phía tôi. Tôi thấy hình ảnh con sóc xám đứng bên gốc cây thông non giương đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn ra nhìn chúng tôi trước khi thấy cuốn truyện Asterix con Rùa lôi ra từ dưới vạt áo, sau đó tôi mới thấy tiếp cảnh tôi và con Rùa co ro bên nhau trong lòng bụi duối dại nhìn mưa bay mù mịt qua kẽ lá.
Nhưng tất cả những chi tiết ấy đều giống nhau ở chỗ vừa hiện ra ngay lập tức hóa thành những mũi kim nhọn khâu chặt hình ảnh con Rùa vào trái tim tôi, và cứ mỗi lần mũi kim xuyên qua lại làm người tôi run lên. Và chắc chắn là tôi đã khóc khi nhìn thấy những hình ảnh thân yêu đó trong giấc mơ vì mỗi lần choàng tỉnh khi xe băng qua ổ gà, tôi lại bắt gặp mình nhòe nước mắt.
Khi xe vượt qua đèo Cả vào ban đêm, nhìn những đốm lửa đèn xa xa trong thung vắng, tôi nhớ con Rùa da diết. Và ngay trong lúc nhớ nó nhất, tôi chợt hiểu tại sao cô Út Huệ tiết lộ với thằng Thục về bí mật của con Rùa ngay vào đêm trước hôm tôi trở lại Sài Gòn.
Từ hôm đầu tiên lên xóm trên và bắt đầu những ngày ở lại nhà cô cho đến khi tôi đi, cô Út Huệ tuyệt không thắc mắc một lời nào về mối quan hệ giữa tôi và con Rùa. Một phần vì tôi đã lớn, phần khác vì nếu tôi thích chơi với một cô bé ở cạnh nhà hơn một đứa trẻ nào khác trong làng thì đó là chuyện quá bình thường.
Tôi không biết cô nghĩ gì trong những ngày đó nhưng có lẽ trực giác đã mách bảo cô rằng sự thân thiết giữa tôi và con Rùa rất có thể sẽ dẫn đến một sự gắn bó đậm đà hơn tình bạn thông thường, và điều đó nếu xảy ra sẽ biến thành một thảm kịch trong dòng họ.
Càng nghĩ tôi càng tin rằng cô Út Huệ nói với thằng Thục về thân thế của con Rùa chẳng có mục đích nào khác là mượn cái miệng bép xép của thằng này để thông báo cho tôi biết điều đó. Cũng có thể ngay cả thằng Thục, vốn đã rất ghen tị với con Rùa, cũng lờ mờ nhận thấy sự khắng khít giữa tôi và con Rùa bộc lộ một thứ tình cảm đặc biệt nào đó mà nếu như con Rùa quả thực là em họ tôi thì tình cảm đó đúng là sai trái. Chắc vì lý do nghiêm trọng này mà trong buổi sáng đứng chờ xe bên đường quốc lộ, thằng Thục đã làm một chuyện nó chưa bao giờ làm là cãi lại tôi, rốt lại chỉ để bơm vào đầu tôi câu chuyện bí mật giữa ông nội tôi và bà nội con Rùa.
Chẳng ai nói thẳng với tôi rằng tôi nên cảnh giác với tình cảm của mình, nhưng bằng những thông tin vòng vèo mọi người đã đạt được điều họ muốn: tôi đã quyết định lìa bỏ mối tình đầu vừa chớm nở của mình, với một cảm giác mất mát, đau đớn và xót xa như lìa bỏ một cánh tay để suốt ba năm đằng đẵng sau đó tôi sống vật vờ như một kẻ bị khuyết tật về tâm hồn.
Nỗi đau âm ỉ như than vùi trong bếp, không bao giờ thực sự tắt đi, vì một lẽ nữa là con Rùa luôn được bảo vệ để không biết được thân phận thật sự của mình. Và hiển nhiên hậu quả là nó không bao giờ biết được tại sao tôi - một người nó yêu thương và yêu thương nó đến thế - lại bỏ đi biền biệt khi vừa hứa hẹn sẽ quay về làng trong thời gian sớm nhất.
Cô Út Huệ, thím Lê và thằng Thục chắc là không trách tôi - tôi tin cả ba đều đoán được tại sao tôi không về dự đám giỗ ông tôi, cũng như bặt tăm suốt những năm sau đó.
Chỉ có con Rùa là không biết gì. Một đứa con gái cô độc, ba chết, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, lại bị chứng bệnh hiểm nghèo kéo dài suốt bốn năm (có lẽ do bị sốc trước cảnh gia đình ly tán), trước nay chỉ đánh bạn với thiên nhiên, loài vật, gần đây mới có được một người bạn thực sự hiểu nó và yêu quý nó là tôi, thế mà chỗ dựa tình cảm duy nhất đó cuối cùng cũng phản bội lại nó. Cứ mỗi lần nghĩ đến cảnh con Rùa một mình lủi thủi trong rừng, một mình ngồi trên phiến đá xanh dưới bóng cây bướm bạc hướng mắt về phương Nam chờ tin tôi, nhớ đến lời thủ thỉ của nó “Anh nhớ về sớm nhé. Không có anh, em chẳng biết chơi với ai”, lòng tôi lại đau như dao cứa.
Bây giờ, đã biết tôi và con Rùa là anh em chú bác, thế nhưng mỗi lần nhớ đến nó lòng tôi không hiểu sao vẫn tràn ngập yêu thương. Đã nhiều lần, nhớ nó cồn cào, nỗi thương cảm dâng ngập mi mắt, tôi muốn quay ngay về làng chạy lên xóm trên gặp nó, ôm nó vào lòng, tắm nước mắt trên mặt nó và nói với nó là tôi nhớ nó nhiều lắm.
Tất nhiên là cuối cùng tôi đã không bị những thôi thúc mộng mị đó cuốn đi. Và sau những lần nhớ thương quay quắt như vậy, tôi càng quyết tâm không về làng. Tôi là đứa con trai đa sầu đa cảm, nếu đứng trước mặt con Rùa ngay lúc này tôi biết tôi không thể kiểm soát được tình cảm của mình.
Thực sự thì tôi chẳng thấy nhú lên trong lòng chút tình cảm anh em nào với con Rùa. Tôi không cảm nhận được sợi dây thiêng liêng vô hình ràng buộc những người cùng máu mủ ruột rà. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới con Rùa trong bóng dáng một đứa em họ. Nghĩ đến nó, lần nào tôi cũng nghe văng vẳng bên tai lời nhắn gửi đầy tin cậy “Bây giờ em còn nhỏ, anh đợi thêm một thời gian nữa cho em kịp lớn anh nhé!”. Những lúc đó, lòng tôi lại nghẹn thắt, trái tim tôi lại hóa thành cụm lục bình trôi lênh đênh trong dòng sông cảm xúc đầy ắp nỗi buồn.
Ngồi xe đò, tôi thích ngồi sát thành xe để ngắm cảnh vật bên đường. Những cánh đồng lúa, những đàn bò gặm cỏ, những rặng dừa, các bụi chuối, dãy dâm bụt hay các nhánh ổi ven sông đều làm tôi xao xuyến, vì chúng luôn gợi lại trong tâm trí tôi những ký ức tuổi thơ, nhắc nhở tôi về một thế giới quyến rũ nơi mà tôi không có lấy một lần đi đứng tử tế, toàn chạy nhảy, té ngã, trầy xước trong những cuộc trường chinh lem luốc bất tận ngoài đường sá, bụi bờ với lũ bạn nghịch ngợm.
Nhưng trên chuyến xe trở vào Sài Gòn lần này, dù vẫn ngồi sát cửa, tôi dường như chẳng thấy gì. Trong óc tôi lúc nào cũng tràn ngập hình bóng con Rùa. Khi thức tôi nghĩ đến nó. Khi ngủ tôi cũng chỉ toàn mơ thấy nó.
Tôi nhớ mồn một cảnh con Rùa giành nắp keng với thằng Thục trong quán ăn ở chợ Kế Xuyên hôm nào. Lần đó bị thằng Thục du côn giật tóc, bị chủ quán giận dữ xua đuổi, con Rùa ra đứng trước cửa thẫn thờ nhìn vô khiến tôi thấy tội tội. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó.
Lần thứ hai gặp lại con Rùa, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt nó lấp ló ở chỗ kẽ hở giữa hai tấm phên khi nó rình tôi ngồi đọc sách. Chỉ đến lần thứ ba, cũng trong một lần phát giác nó nấp ngoài hè nhìn trộm tôi, tôi mới nói chuyện được với nó và từ hôm đó một tình bạn thân thiết mở ra giữa hai đứa tôi. Rồi đến một ngày tôi sung sướng nhận ra rằng tình cảm giữa hai đứa tôi còn lớn hơn một tình bạn và chúng tôi sẵn sàng chờ đợi nhau để nghe tương lai kể cho chúng tôi nghe đó là tình cảm gì.
Những kỷ niệm giữa hai đứa tôi dĩ nhiên không diễn ra trong đầu tôi theo lớp lang như thế. Chuyện nọ xọ chuyện kia, hình ảnh này đan xen hình ảnh khác, những câu chuyện nhảy ra giữa chừng, không đầu không đuôi, không theo thứ tự nào cả. Tôi mơ thấy chú Ngãi và những người thợ săn quây lấy con Rùa cạnh bụi cúc tần trước khi mơ thấy con Cổ Dài từ phía ao rau muốn lạch bạch lao về phía tôi. Tôi thấy hình ảnh con sóc xám đứng bên gốc cây thông non giương đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn ra nhìn chúng tôi trước khi thấy cuốn truyện Asterix con Rùa lôi ra từ dưới vạt áo, sau đó tôi mới thấy tiếp cảnh tôi và con Rùa co ro bên nhau trong lòng bụi duối dại nhìn mưa bay mù mịt qua kẽ lá.
Nhưng tất cả những chi tiết ấy đều giống nhau ở chỗ vừa hiện ra ngay lập tức hóa thành những mũi kim nhọn khâu chặt hình ảnh con Rùa vào trái tim tôi, và cứ mỗi lần mũi kim xuyên qua lại làm người tôi run lên. Và chắc chắn là tôi đã khóc khi nhìn thấy những hình ảnh thân yêu đó trong giấc mơ vì mỗi lần choàng tỉnh khi xe băng qua ổ gà, tôi lại bắt gặp mình nhòe nước mắt.
Khi xe vượt qua đèo Cả vào ban đêm, nhìn những đốm lửa đèn xa xa trong thung vắng, tôi nhớ con Rùa da diết. Và ngay trong lúc nhớ nó nhất, tôi chợt hiểu tại sao cô Út Huệ tiết lộ với thằng Thục về bí mật của con Rùa ngay vào đêm trước hôm tôi trở lại Sài Gòn.
Từ hôm đầu tiên lên xóm trên và bắt đầu những ngày ở lại nhà cô cho đến khi tôi đi, cô Út Huệ tuyệt không thắc mắc một lời nào về mối quan hệ giữa tôi và con Rùa. Một phần vì tôi đã lớn, phần khác vì nếu tôi thích chơi với một cô bé ở cạnh nhà hơn một đứa trẻ nào khác trong làng thì đó là chuyện quá bình thường.
Tôi không biết cô nghĩ gì trong những ngày đó nhưng có lẽ trực giác đã mách bảo cô rằng sự thân thiết giữa tôi và con Rùa rất có thể sẽ dẫn đến một sự gắn bó đậm đà hơn tình bạn thông thường, và điều đó nếu xảy ra sẽ biến thành một thảm kịch trong dòng họ.
Càng nghĩ tôi càng tin rằng cô Út Huệ nói với thằng Thục về thân thế của con Rùa chẳng có mục đích nào khác là mượn cái miệng bép xép của thằng này để thông báo cho tôi biết điều đó. Cũng có thể ngay cả thằng Thục, vốn đã rất ghen tị với con Rùa, cũng lờ mờ nhận thấy sự khắng khít giữa tôi và con Rùa bộc lộ một thứ tình cảm đặc biệt nào đó mà nếu như con Rùa quả thực là em họ tôi thì tình cảm đó đúng là sai trái. Chắc vì lý do nghiêm trọng này mà trong buổi sáng đứng chờ xe bên đường quốc lộ, thằng Thục đã làm một chuyện nó chưa bao giờ làm là cãi lại tôi, rốt lại chỉ để bơm vào đầu tôi câu chuyện bí mật giữa ông nội tôi và bà nội con Rùa.
Chẳng ai nói thẳng với tôi rằng tôi nên cảnh giác với tình cảm của mình, nhưng bằng những thông tin vòng vèo mọi người đã đạt được điều họ muốn: tôi đã quyết định lìa bỏ mối tình đầu vừa chớm nở của mình, với một cảm giác mất mát, đau đớn và xót xa như lìa bỏ một cánh tay để suốt ba năm đằng đẵng sau đó tôi sống vật vờ như một kẻ bị khuyết tật về tâm hồn.
Nỗi đau âm ỉ như than vùi trong bếp, không bao giờ thực sự tắt đi, vì một lẽ nữa là con Rùa luôn được bảo vệ để không biết được thân phận thật sự của mình. Và hiển nhiên hậu quả là nó không bao giờ biết được tại sao tôi - một người nó yêu thương và yêu thương nó đến thế - lại bỏ đi biền biệt khi vừa hứa hẹn sẽ quay về làng trong thời gian sớm nhất.
Cô Út Huệ, thím Lê và thằng Thục chắc là không trách tôi - tôi tin cả ba đều đoán được tại sao tôi không về dự đám giỗ ông tôi, cũng như bặt tăm suốt những năm sau đó.
Chỉ có con Rùa là không biết gì. Một đứa con gái cô độc, ba chết, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, lại bị chứng bệnh hiểm nghèo kéo dài suốt bốn năm (có lẽ do bị sốc trước cảnh gia đình ly tán), trước nay chỉ đánh bạn với thiên nhiên, loài vật, gần đây mới có được một người bạn thực sự hiểu nó và yêu quý nó là tôi, thế mà chỗ dựa tình cảm duy nhất đó cuối cùng cũng phản bội lại nó. Cứ mỗi lần nghĩ đến cảnh con Rùa một mình lủi thủi trong rừng, một mình ngồi trên phiến đá xanh dưới bóng cây bướm bạc hướng mắt về phương Nam chờ tin tôi, nhớ đến lời thủ thỉ của nó “Anh nhớ về sớm nhé. Không có anh, em chẳng biết chơi với ai”, lòng tôi lại đau như dao cứa.
Bây giờ, đã biết tôi và con Rùa là anh em chú bác, thế nhưng mỗi lần nhớ đến nó lòng tôi không hiểu sao vẫn tràn ngập yêu thương. Đã nhiều lần, nhớ nó cồn cào, nỗi thương cảm dâng ngập mi mắt, tôi muốn quay ngay về làng chạy lên xóm trên gặp nó, ôm nó vào lòng, tắm nước mắt trên mặt nó và nói với nó là tôi nhớ nó nhiều lắm.
Tất nhiên là cuối cùng tôi đã không bị những thôi thúc mộng mị đó cuốn đi. Và sau những lần nhớ thương quay quắt như vậy, tôi càng quyết tâm không về làng. Tôi là đứa con trai đa sầu đa cảm, nếu đứng trước mặt con Rùa ngay lúc này tôi biết tôi không thể kiểm soát được tình cảm của mình.
Thực sự thì tôi chẳng thấy nhú lên trong lòng chút tình cảm anh em nào với con Rùa. Tôi không cảm nhận được sợi dây thiêng liêng vô hình ràng buộc những người cùng máu mủ ruột rà. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới con Rùa trong bóng dáng một đứa em họ. Nghĩ đến nó, lần nào tôi cũng nghe văng vẳng bên tai lời nhắn gửi đầy tin cậy “Bây giờ em còn nhỏ, anh đợi thêm một thời gian nữa cho em kịp lớn anh nhé!”. Những lúc đó, lòng tôi lại nghẹn thắt, trái tim tôi lại hóa thành cụm lục bình trôi lênh đênh trong dòng sông cảm xúc đầy ắp nỗi buồn.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Ngồi khóc trên cây - Chương 31 (Nguyễn Nhật Ánh),Ngồi khóc trên cây - Chương 31,Nguyễn Nhật Ánh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!