Đảo mộng mơ - Chương 10 (Nguyễn Nhật Ánh)
Hope Star | Chat Online | |
27/07/2019 12:40:55 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
111 lượt xem
- * Đảo mộng mơ - Chương 11 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Đảo mộng mơ - Chương 12 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Đảo mộng mơ - Chương 9 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Đảo mộng mơ - Chương 8 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
CÔ GIÁO DẪN TỤI HỌC TRÒ LÊN THĂM hòn đảo.
Hòn đảo toàn là cát nên cô phải tháo guốc ra cầm tay.
Chúa đảo Tin lấy tay phủi cát trên tàu lá dừa khô, lễ phép:
- Dạ, mời cô ngồi.
Cô giáo vén áo xuống, đưa mắt nhìn quanh:
- Cô đã thấy cây cọ rồi. Nhưng cô nhớ bài làm của các em có nhắc tới sư tử…
Bảy chỉ tay vô trong nhà:
- Nó kìa, cô!
Con Pig lúc nãy vẫn nghịch trên đống cát, thấy có đông người lạ liền chạy vô đứng dưới mái hiên dòm ra.
- Pig. - Bảy kêu lớn.
Nghe chủ kêu, con Pig ngoáy đuôi lia lịa, nhưng vẫn đứng yên tại chỗ, vẻ cảnh giác.
- Ha ha! Xem sư tử kìa! - Tiếng một đứa bạn cất lên, chế giễu.
Cô giáo nghiêm trang nói:
- Nếu chỗ chúng ta đang ngồi là một hòn đảo thì đằng kia đúng là sư tử các em à.
Bây giờ thì không còn phe “đống cát” nữa. Tám đứa học trò của cô giáo đều thuộc phe “hòn đảo”. Mà như cô xác nhận, phe hòn đảo tức là phe “sư tử”.
Phe “sư tử” thì dĩ nhiên không nhạo báng sư tử nữa.
Cả bọn xúm lại chỗ cây cọ, tò mò xem những vết khắc trên thân cây vừa nghe Tin hăm hở thuật lại những thử thách tưởng tượng mà ba đứa nó đã nếm trải từ những ngày đầu đi lạc.
CHỊ HAI HỎI NGAY KHI TIN THÒ ĐẦU VÀO cửa bếp:
- Ai đến chơi nhà ta đông vậy em?
Nãy giờ chị vẫn đứng lấp ló ở ngách cửa nhìn ra.
- Cô giáo em đấy! - Tin kiêu hãnh đáp, nó chạy vào nhà cốt để khoe điều đó thôi.
- Cô giáo? - Chị Hai tròn xoe mắt, cho rằng nếu mình không nghe lầm thì chắc là Tin nói lầm.
Dạ. Cô dẫn mấy bạn trong lớp đến thăm hòn đảo của em.
Tin nói, sung sướng, ánh mắt long lanh đưa qua đưa lại như hai giọt nước. Bây giờ thì chị Hai đã tin cả hai chị em chẳng có ai lầm lẫn hết. Thằng Tin nói quá rõ rồi còn gì. Chính mắt chị, chị cũng nhìn thấy cô giáo của Tin đó thôi - nếu người ngồi bệt xuống cát kia đúng là cô giáo.
- Làm sao cô giáo biết về hòn đảo của em?
- Em viết về hòn đảo trong bài tập làm văn. Thằng Bảy cũng viết giống như em. Con Thắm cũng viết giống như thằng Bảy.
- Thế là cô giáo tin ngay có một hòn đảo như vậy?
- Ờ, cô tin ngay.
Chị Hai nheo mắt:
- Nhưng khi đến đây rồi thì cô nói sao?
- Cô nói ra sao à?
Tin nghe mặt mình nở ra, có thể tin nó cố kềm nén cảm xúc để có thề phát âm thật rõ từng từ:
- Cô nói: Đây đúng là một hòn đảo!
Trông nó trịnh trọng như nhà bác học Galilée tuyên bố về sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời.
MẸ ĐI LÀM VỀ, NGHE CHỊ HAI THUẬT LẠI, rầy Tin:
- Sao con không mời cô giáo vào nhà chơi mà để cô ngồi ngoài nắng thế?
- Con có mời nhưng cô không dám vào.
Trán mẹ nhăn tít trong khi mắt mẹ mở to:
- Con nói gì lạ thế? Sao cô lại không dám vào nhà mình?
Tin đáp, vẫn với gương mặt của nhà bác học Galilée:
- Cô không dám mạo hiểm bơi ngang biển.
- Lại thế nữa! - Mẹ thở hắt ra, tay nắm chặt chiếc túi xách để khỏi cốc đầu thằng con.
Tin nói thêm, làm như nếu nó không giải thích mẹ nó sẽ không hiểu:
- Cô sợ cá mập ăn thịt.
- Ra là thế!
Mẹ chép miệng nói, vẻ cam chịu.
Rồi mẹ đi vào phòng cất túi xách, vừa đi mẹ vừa bâng khuâng nghĩ: có thật cô giáo của thằng Tin cũng cho đó là một hòn đảo không nhỉ?
BA NÓI, TRONG BỮA ĂN:
- Cô giáo không dám bơi qua biển để vào nhà mình là đúng.
- Ai cũng làm thế phải không ba?
- Ờ, ai cũng làm thế. - Ba gật đầu với Tin, sau khi chan một muỗng canh vô chén - Bơi qua biển là điều hết sức nguy hiểm.
Tin khẳng định, không biết lần thứ bao nhiêu:
- Biển rất nhiều cá mập.
Ba tặc lưỡi:
- Không có cá mập thì con người ta vẫn có thể chết vì đói và rét. Đó là lý do cho đến giờ phút này ba vẫn chưa dám ra đảo.
Chị Hai nhìn Tin, cắc cớ:
- Nhưng nếu không bơi qua biển thì làm sao cô giáo đặt chân lên đảo được hả em?
- Có thể là cô giáo đã đi thuyền.
Chị Hai nheo mắt:
- Chị không thấy con thuyền nào.
Tin không bối rối mảy may. Nó đặt chén cơm xuống và ngước nhìn chị Hai:
- Em đoán khi cô giáo lên bờ thì con thuyền đã bị nước cuốn trôi hoặc bị sóng đánh chìm.
Chị Hai định hỏi thế hồi chiều cô giáo đã rời khỏi đảo bằng cách nào nhưng cuối cùng chị đã không hỏi. Chị biết chị không thể bắt bí thằng Tin được. Nó có vẻ đã là một cư dân lâu năm của hòn đảo Robinson lắm rồi.
CÔ GIÁO CHỈ ĐẾN THĂM HÒN ĐẢO CỦA Tin có một lần đó thôi.
Nhưng bây giờ thì gần như chiều nào, lũ bạn đi cùng cô giáo hôm nọ cũng mò đến.
Tụi nó đã tin có cá mập trong vùng biển này, đã nhìn thấy những cây cọ, đã không nghi ngờ gì về lai lịch con sư tử tên Pig, dù con sư tử này sau khi được thuần hòa đã sủa rất giống một con cún. Và nếu hôm nào trời bất chợt đổ mưa, tụi nó còn được tận mắt chứng kiến những cơn bão gió mùa tràn vào đảo.
Thoạt đầu phó chúa đảo Bảy định “kinh doanh” hòn đảo.
Nó nói với chúa đảo và phu nhân chúa đảo:
- Ba của bạn Tin và cô giáo của tụi mình đã công nhận hòn đảo này, đúng không?
- Vậy nó đúng là một hòn đảo, đúng không?
- Nghĩa là nó rất có giá trị, đúng không?
- Công sức của ba đứa mình đổ vào nó rất nhiều, đúng không?
Trong một phút, một mình phó chúa đảo đặt câu hỏi. Vợ chồng chúa đảo chỉ hùa theo:
- Đúng! Đúng! Đúng! Đúng!
Tin và con Thắm gật đầu lia lịa. Vì tụi nó thấy thằng Bảy nói đúng quá.
Nhưng đến khi Bảy hào hứng đề nghị:
- Do đó tụi mình phải nghĩ cách kiếm tiền từ hòn đảo.
Hai đứa lập tức nghệt mặt ra:
- Nghĩ cách kiếm tiền?
- Ừ, dễ lắm. - Bảy tươi roi rói - Tao nghĩ ra rồi. Mai mốt tụi mình không cho mấy đứa kia tới chơi miễn phí nữa. Hễ thò chân xuống biển là năm trăm đồng. Đặt chân lên đảo là một ngàn…
Con Thắm khoái ra mặt trước đề nghị của Bảy:
- Ờ, hay đấy! Thế là tụi mình có tiền mua bút chì màu!
Nhưng chúa đảo Tin kịch liệt phản đối. Nó lắc đầu quầy quậy:
- Không được! Dứt khoát không được!
- Sao không được? - Hai đứa bạn nó trố mắt.
- Làm vậy thì chẳng còn gì ý nghĩa nữa. Tụi bạn sẽ nghĩ mình lu loa về hòn đảo này là để thu lợi.
Chúa đảo Tin nhún vai đáp bằng giọng chững chạc.
MỘT TRONG NHỮNG ĐỨA BẠN ÔM THEO một con mèo lên đảo.
Rất hãnh diện, nó bảo với Tin, Bảy, Thắm và những đứa khác:
- Đây là con beo. Nó tên là Mi Mi.
Tin reo lên:
- Ờ, đúng rồi. Đảo Robinson không chỉ có sư tử mà còn có beo.
Con Thắm tò mò ngắm bộ lông tam thể của con mèo, gật đầu nói:
- Đây là một con beo gấm.
Bảy quẹt tay lên chóp mũi:
- Nó là beo thật không vậy? Hay nó là một con cọp.
Đứa bạn nhún vai:
- Beo mới biết leo trèo chứ.
Từ hôm đó, đảo Robinson có cả sư tử lẫn beo, nghĩa là cả chó lẫn mèo.
Người ta vẫn bảo “ghét nhau như chó với mèo”.
Nhưng Pig và Mi Mi chẳng giống chút gì với lời đồn đãi đó. Trái lại, chúng rất thân nhau.
Hay con Pig nghĩ mình đang chơi với một con beo?
Còn con Mi Mi nghĩ mình đang hân hạnh kết bạn với một con sư tử?
Hòn đảo toàn là cát nên cô phải tháo guốc ra cầm tay.
Chúa đảo Tin lấy tay phủi cát trên tàu lá dừa khô, lễ phép:
- Dạ, mời cô ngồi.
Cô giáo vén áo xuống, đưa mắt nhìn quanh:
- Cô đã thấy cây cọ rồi. Nhưng cô nhớ bài làm của các em có nhắc tới sư tử…
Bảy chỉ tay vô trong nhà:
- Nó kìa, cô!
Con Pig lúc nãy vẫn nghịch trên đống cát, thấy có đông người lạ liền chạy vô đứng dưới mái hiên dòm ra.
- Pig. - Bảy kêu lớn.
Nghe chủ kêu, con Pig ngoáy đuôi lia lịa, nhưng vẫn đứng yên tại chỗ, vẻ cảnh giác.
- Ha ha! Xem sư tử kìa! - Tiếng một đứa bạn cất lên, chế giễu.
Cô giáo nghiêm trang nói:
- Nếu chỗ chúng ta đang ngồi là một hòn đảo thì đằng kia đúng là sư tử các em à.
Bây giờ thì không còn phe “đống cát” nữa. Tám đứa học trò của cô giáo đều thuộc phe “hòn đảo”. Mà như cô xác nhận, phe hòn đảo tức là phe “sư tử”.
Phe “sư tử” thì dĩ nhiên không nhạo báng sư tử nữa.
Cả bọn xúm lại chỗ cây cọ, tò mò xem những vết khắc trên thân cây vừa nghe Tin hăm hở thuật lại những thử thách tưởng tượng mà ba đứa nó đã nếm trải từ những ngày đầu đi lạc.
CHỊ HAI HỎI NGAY KHI TIN THÒ ĐẦU VÀO cửa bếp:
- Ai đến chơi nhà ta đông vậy em?
Nãy giờ chị vẫn đứng lấp ló ở ngách cửa nhìn ra.
- Cô giáo em đấy! - Tin kiêu hãnh đáp, nó chạy vào nhà cốt để khoe điều đó thôi.
- Cô giáo? - Chị Hai tròn xoe mắt, cho rằng nếu mình không nghe lầm thì chắc là Tin nói lầm.
Dạ. Cô dẫn mấy bạn trong lớp đến thăm hòn đảo của em.
Tin nói, sung sướng, ánh mắt long lanh đưa qua đưa lại như hai giọt nước. Bây giờ thì chị Hai đã tin cả hai chị em chẳng có ai lầm lẫn hết. Thằng Tin nói quá rõ rồi còn gì. Chính mắt chị, chị cũng nhìn thấy cô giáo của Tin đó thôi - nếu người ngồi bệt xuống cát kia đúng là cô giáo.
- Làm sao cô giáo biết về hòn đảo của em?
- Em viết về hòn đảo trong bài tập làm văn. Thằng Bảy cũng viết giống như em. Con Thắm cũng viết giống như thằng Bảy.
- Thế là cô giáo tin ngay có một hòn đảo như vậy?
- Ờ, cô tin ngay.
Chị Hai nheo mắt:
- Nhưng khi đến đây rồi thì cô nói sao?
- Cô nói ra sao à?
Tin nghe mặt mình nở ra, có thể tin nó cố kềm nén cảm xúc để có thề phát âm thật rõ từng từ:
- Cô nói: Đây đúng là một hòn đảo!
Trông nó trịnh trọng như nhà bác học Galilée tuyên bố về sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời.
MẸ ĐI LÀM VỀ, NGHE CHỊ HAI THUẬT LẠI, rầy Tin:
- Sao con không mời cô giáo vào nhà chơi mà để cô ngồi ngoài nắng thế?
- Con có mời nhưng cô không dám vào.
Trán mẹ nhăn tít trong khi mắt mẹ mở to:
- Con nói gì lạ thế? Sao cô lại không dám vào nhà mình?
Tin đáp, vẫn với gương mặt của nhà bác học Galilée:
- Cô không dám mạo hiểm bơi ngang biển.
- Lại thế nữa! - Mẹ thở hắt ra, tay nắm chặt chiếc túi xách để khỏi cốc đầu thằng con.
Tin nói thêm, làm như nếu nó không giải thích mẹ nó sẽ không hiểu:
- Cô sợ cá mập ăn thịt.
- Ra là thế!
Mẹ chép miệng nói, vẻ cam chịu.
Rồi mẹ đi vào phòng cất túi xách, vừa đi mẹ vừa bâng khuâng nghĩ: có thật cô giáo của thằng Tin cũng cho đó là một hòn đảo không nhỉ?
BA NÓI, TRONG BỮA ĂN:
- Cô giáo không dám bơi qua biển để vào nhà mình là đúng.
- Ai cũng làm thế phải không ba?
- Ờ, ai cũng làm thế. - Ba gật đầu với Tin, sau khi chan một muỗng canh vô chén - Bơi qua biển là điều hết sức nguy hiểm.
Tin khẳng định, không biết lần thứ bao nhiêu:
- Biển rất nhiều cá mập.
Ba tặc lưỡi:
- Không có cá mập thì con người ta vẫn có thể chết vì đói và rét. Đó là lý do cho đến giờ phút này ba vẫn chưa dám ra đảo.
Chị Hai nhìn Tin, cắc cớ:
- Nhưng nếu không bơi qua biển thì làm sao cô giáo đặt chân lên đảo được hả em?
- Có thể là cô giáo đã đi thuyền.
Chị Hai nheo mắt:
- Chị không thấy con thuyền nào.
Tin không bối rối mảy may. Nó đặt chén cơm xuống và ngước nhìn chị Hai:
- Em đoán khi cô giáo lên bờ thì con thuyền đã bị nước cuốn trôi hoặc bị sóng đánh chìm.
Chị Hai định hỏi thế hồi chiều cô giáo đã rời khỏi đảo bằng cách nào nhưng cuối cùng chị đã không hỏi. Chị biết chị không thể bắt bí thằng Tin được. Nó có vẻ đã là một cư dân lâu năm của hòn đảo Robinson lắm rồi.
CÔ GIÁO CHỈ ĐẾN THĂM HÒN ĐẢO CỦA Tin có một lần đó thôi.
Nhưng bây giờ thì gần như chiều nào, lũ bạn đi cùng cô giáo hôm nọ cũng mò đến.
Tụi nó đã tin có cá mập trong vùng biển này, đã nhìn thấy những cây cọ, đã không nghi ngờ gì về lai lịch con sư tử tên Pig, dù con sư tử này sau khi được thuần hòa đã sủa rất giống một con cún. Và nếu hôm nào trời bất chợt đổ mưa, tụi nó còn được tận mắt chứng kiến những cơn bão gió mùa tràn vào đảo.
Thoạt đầu phó chúa đảo Bảy định “kinh doanh” hòn đảo.
Nó nói với chúa đảo và phu nhân chúa đảo:
- Ba của bạn Tin và cô giáo của tụi mình đã công nhận hòn đảo này, đúng không?
- Vậy nó đúng là một hòn đảo, đúng không?
- Nghĩa là nó rất có giá trị, đúng không?
- Công sức của ba đứa mình đổ vào nó rất nhiều, đúng không?
Trong một phút, một mình phó chúa đảo đặt câu hỏi. Vợ chồng chúa đảo chỉ hùa theo:
- Đúng! Đúng! Đúng! Đúng!
Tin và con Thắm gật đầu lia lịa. Vì tụi nó thấy thằng Bảy nói đúng quá.
Nhưng đến khi Bảy hào hứng đề nghị:
- Do đó tụi mình phải nghĩ cách kiếm tiền từ hòn đảo.
Hai đứa lập tức nghệt mặt ra:
- Nghĩ cách kiếm tiền?
- Ừ, dễ lắm. - Bảy tươi roi rói - Tao nghĩ ra rồi. Mai mốt tụi mình không cho mấy đứa kia tới chơi miễn phí nữa. Hễ thò chân xuống biển là năm trăm đồng. Đặt chân lên đảo là một ngàn…
Con Thắm khoái ra mặt trước đề nghị của Bảy:
- Ờ, hay đấy! Thế là tụi mình có tiền mua bút chì màu!
Nhưng chúa đảo Tin kịch liệt phản đối. Nó lắc đầu quầy quậy:
- Không được! Dứt khoát không được!
- Sao không được? - Hai đứa bạn nó trố mắt.
- Làm vậy thì chẳng còn gì ý nghĩa nữa. Tụi bạn sẽ nghĩ mình lu loa về hòn đảo này là để thu lợi.
Chúa đảo Tin nhún vai đáp bằng giọng chững chạc.
MỘT TRONG NHỮNG ĐỨA BẠN ÔM THEO một con mèo lên đảo.
Rất hãnh diện, nó bảo với Tin, Bảy, Thắm và những đứa khác:
- Đây là con beo. Nó tên là Mi Mi.
Tin reo lên:
- Ờ, đúng rồi. Đảo Robinson không chỉ có sư tử mà còn có beo.
Con Thắm tò mò ngắm bộ lông tam thể của con mèo, gật đầu nói:
- Đây là một con beo gấm.
Bảy quẹt tay lên chóp mũi:
- Nó là beo thật không vậy? Hay nó là một con cọp.
Đứa bạn nhún vai:
- Beo mới biết leo trèo chứ.
Từ hôm đó, đảo Robinson có cả sư tử lẫn beo, nghĩa là cả chó lẫn mèo.
Người ta vẫn bảo “ghét nhau như chó với mèo”.
Nhưng Pig và Mi Mi chẳng giống chút gì với lời đồn đãi đó. Trái lại, chúng rất thân nhau.
Hay con Pig nghĩ mình đang chơi với một con beo?
Còn con Mi Mi nghĩ mình đang hân hạnh kết bạn với một con sư tử?
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!