Bảy bước tới mùa hè 10 (Nguyễn Nhật Ánh)
Hope Star | Chat Online | |
27/07/2019 22:40:49 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
82 lượt xem
- * Bảy bước tới mùa hè 11 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Bảy bước tới mùa hè 12 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Bảy bước tới mùa hè 9 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Bảy bước tới mùa hè 8 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
Tướng cướp Bàn Tay Máu về tới "sào huyệt", tức là nhà thằng Mừng, đã thấy Hiệp Sĩ Rừng Xanh đang ngồi trên chỏng tre nghịch với mấy con ruồi đang vo ve quanh mụn ghẻ nơi đầu gối.
Thoáng thấy Khoa đi vào trong sân, Mừng lập tức bỏ rơi mấy con ruồi. Nó lấy tay che mụn ghẻ, ngước lên, toét miệng cười:
- Tao tưởng mày bị ống bắt làm tù binh rồi chứ!
Mặt Khoa hầm hầm:
- Mày và thằng Bông mong cho tao bị bắt lắm chứ gì!
- Bậy!
- Bậy gì! Chứ tụi nào chạy cong đuôi bỏ tao giữa vòng vây!
- Vòng vây con khỉ khôi - Mừng cười hề hề - Một mình thầy Tám làm sao giữ mày nổi. Tụi tao biết thế nào mày cũng thoát.
Khoa thở hắt ra:
- Tao không ngờ Hiệp Sĩ Rừng Xanh và Độc Nhãn Long lại nhát gan đến thế.
- Tại thằng Bông bỏ chạy trước. Chắc nó sợ thầy Tám lột túi trùm của nó. Tao đành phải vọt theo.
Khoa ngồi xuống chõng, ngoái cổ nhìn quanh:
- Thằng Bông đâu?
- Khi nãy nó vù thẳng về nhà.
Khoa nuốt nước bọt, bắt đầu cảm thấy lo lắng:
- Thầy Tám mà tìm tới nhà méc với ông tao thì tao chết với ông!
Câu nói cúa Khoa làm Mừng áy náy quá. Khoa rơi vào tình cánh này cũng do nó hăm hở chặn đường thầy Tám. Rốt cuộc nó không hề hấn gì trong khi Khoa đứng ngồi nhấp nhổm không yên.
- Mày từ ngoài thị trấn về đây nghỉ hè, ổng không biết mày đang ở nhà nào đâu! - Mừng vừa nói vừa đặt tay lên vai Khoa như muốn xoa dịu nỗi lo lắng trong lòng bạn.
Nghe Mừng nói vậy, Khoa cũng yên lòng được phần nào. Nó vào nhà trong; cởi chiếc áo "tướng cướp" ra, mặc lại chiếc áo cũ rồi chạy về nhà.
Dì Liên đón Khoa ngay trước cổng bằng cái nhướn mày:
- Mày đi học kiếu gì mà trưa trờ trưa trật mới mò về nhà vậy thằng kia?
- Dạ... dạ...
- "Dạ, dạ" cái gì! - Vừa nói dì vừa rọi mắt quanh người thằng cháu. Đột ngột dì kêu lên - Ủa, tập vớ mày đâu! Tao không nghĩ có đứa học trò nào đi học bằng tay không đâu đấy!
Óc Khoa đảo nhanh như máy:
- Dạ cháu cho bạn mượn. Hôm qua nó nghỉ học nên sáng nay nó mượn tập cháu về chép bài.
- Hừ, tao thật không biết có nên tin mày không nữa! - Dì Liên nhún vai ca cẩm, nhưng rồi dì nhanh chóng chuyến sang giọng ngọt ngào khi nhớ ra có việc phái nhờ vả Khoa - Nhưng thôi, chuyện đó tính sau, bây giờ cháu lấy xe đạp chớ dì xuống xóm Gà mua trứng vít cho ông đã!
Vừa rồi Khoa tự thề với mình là Khoa sẵn lòng làm bất cứ việc gì dì Liên nhờ, miễn là dì đừng tiếp tục vặn vẹo chuyện tập vớ của nó. Kêu nó lên non hay xuống biến gì nó cũng làm.
À không, xuống biển thì được, nhưng xuống xóm Gà thì không bao giờ, nhất là xuống ngay lúc này. Xuống lúc này thế nào cũng đụng đầu thầy Tám. Dì Liên không biết tâm sự của Khoa nên dì há hốc miệng khi thấy Khoa lắc đầu:
- Dì đi một mình đi! Khi nãy cháu vấp chân vào gốc cây đau lắm, không đạp xe nổi đâu.
Sợ dì Liên không tin, Khoa ngồi thụp xuống, lấy tay xoa nắn bàn chân, mặt lộ vé đau đớn:
- Chắc cháu bị dập xương rồi hay sao ấy.
Hiển nhiên là dì Liên không tin cả lời nói lẫn vẻ mặt của Khoa. Dì lừ mắt:
- Mày lại đổ lười ra chứ gì! Dập xương mà mày còn lết được về tới nhà!
Khoa cúi mặt xuống, không phải đế ngắm bàn chân "bị dập xương" mà để tránh ánh mắt dò xét của dì:
- Khi nãy không hiếu sao cháu chẳng thấy đau, nhưng bây giờ thì xương cốt như nát ra từng mảnh ấy!
Dì liên bước tới vài bước, vờ làm ra vẻ tò mò ngồi xuống ngay trước mặt Khoa, giơ tay ra:
- Vậy cháu đưa chân cho dì xem thử nào!
Khoa đang xoa xoa nắn nắn, thấy dì đòi khám thì úp cả hai bàn tay che kín bàn chân lại:
- Ối, không được đâu!
- Sao không được?
- Dì mà đụng vào là ngón chân cháu nó rớt ra luôn cho xem!
Dì Liên trấn an:
- Dì sờ nhẹ thôi!
- Dì chỉ được sờ một tí thôi đấy nhé!
Vừa nói Khoa vừa he hé tay ra, để lộ một réo da cỡ bằng hộp diêm, như thể nó cho dì nó xem một mẩu bàn chân bé tẹo như thế đã là một nhân nhượng quá sức rồi.
Dì Liên không nói gì. Dì vờ cắm cúi xem "bàn chân bị dập" của Khoa, đầu nghiêng bên này rồi nghiêng bên kia ra chừng chăm chú lắm. Bất thần dì vung tay đập mạnh một phát lên bàn chân Khoa.
- Ối! Ối! Dì làm gì thế! Ôi! đau chết mất!
Khoa ré lên, nổ đứng bật dậy và nhảy lò cò ra xa, tới, lần này tay dì tay quơ vội cầy chối dựng bên vách, miệng quát:
- Đứng lại đó!
Thấy dì chẳng có vé gì động lòng trước tai nạn thương tâm cúa mình, Khoa biết là không xong. Nó buông cái chân "bị thương" xuống, rồi cùng với nốt ra chân kia; hai cái chân đua nhau chạy hết tốc lực, thoắt cái Khoa đã ở cuối sân, thoắt cái nữa nó đã ở ngoài cống, kế ruộng khoai lang đang đơm hoa tím. Nó lật đật chui vào giữa hai vồng khoai, ngồi thụp xuống.
Khoa ấn mình giữa ruộng khoai không phải vì sợ dì Liên trông thấy. Dì đứng bên trong bờ giậu ngó ra, có tài thánh mới hòng nhìn thấy Khoa ngoài này.
Khoa phái vội vàng nhảy vào giữa ruộng khoai chỉ vì ngay lúc vọt ra cống; nó nhác thấy thầy Tám đang đạp xe trên con đường đất chạy ngang trước nhà ông nó. Chắc thầy vừa từ xóm Gà về! Khoa đoán vậy khi ánh mắt nó bắt gặp chiếc giỏ mà nó đoán là đựng trứng vít cột ngay sau yên xe.
**
Sáng hôm sau; ăn qua loa chén cơm chiên dì Liên đẽ trên bàn, Khoa quơ vội cuốn tập rồi vù ra cống. Nó giả vờ quẹo trái đi về phía trường học nhưng vừa khuất tầm mắt di Liên (nếu dì Liên đang theo dõi nó từ chỗ bí mật nào đó giữa các khe cứa - ấy là Khoa nghĩ thế), Khoa đi vòng quanh bờ giậu nhà bà Chín Ghe, rồi nhanh chân rẽ ngoặt về nhà thằng Mừng.
Mừng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của Khoa. Nó đã biết bạn mình quyết nghỉ học hẳn.
Mừng buông cuốn truyện tranh đang đọc dở xuống đùi, nhìn Khoa bằng ánh mắt rầu rầu:
- Tiếc thật mày ạ.
Khoa ngồi xuống cạnh Mừng, vứt cuốn tập qua một bên, khịt mũi hỏi:
- Tiếc gì há mày!
Mừng vuốt tóc:
- Thế là từ nay tụi mình không được làm tướng cướp nữa.
- Tao chá thích làm tướng cướp! - Khoa nhón vai, nhớ đến cảnh nó bị thầy Tám xoắn muốn sứt tai - Tao chỉ làm tướng cướp để trá thù thằng Ninh thôi.
Nói xong, Khoa đột ngột quay nhìn bạn, mặt không giấu vẻ tò mò:
- Bộ mày thích làm tướng cướp thật hả? - Mừng cầm cuốn truyện tranh giơ lên:
- Tao chỉ muốn giống tay tướng cướp trong truyện này thôi.
Khoa liếc cuốn Tráng sĩ và giai nhân trên tay Mừng, chớp mắt:
- Tao chưa đọc truyện này.
- Tên cướp trong này giỏi hơn tao và mày gấp ngàn lần.
- Về đánh nhau á?
- Không. - Mừng nói giọng ngưỡng mộ - về chuyện "cua" gái. Đứng trước mặt con gái, hắn không hề run. Miệng hắn lúc nào cũng trơn như bôi mỡ.
Thoạt đầu Khoa định phá ra cười. Hơn gì không hơn lại hơn chuyện "cua" gái! Thế mà cũng là tướng cướp! Nhưng chợt nhớ đến nhỏ Trang, Khoa hết cười nổi. Hình bóng nhỏ Trang bất thần kéo về trong tâm trí Khoa như một đám mây đen. Và Khoa nhận ra thằng Mừng nói đúng. Cho đến nay, nó vẫn chưa trò chuyện với nhỏ Trang được câu nào, ngoài câu "cảm ơn" hôm nó qua nhà bà Chín Ghe mượn cái sàng về cho dì nó sàng gạo. Lúc nãy khi đi quanh hàng giậu nhà bà Chín Ghe Khoa có lấm lét nhìn vào mặc dù nó đoán giờ này nhỏ Trang đã đi học. Khoa chỉ nhìn theo thói quen thôi, nhưng Khoa biết chắc nếu lúc đó nhỏ Trang có nhà, đang ngồi lặt rau ngoài hè và ngấng đầu lên nhìn Khoa khi Khoa đi qua, Khoa cũng không đủ can đảm mớ miệng chào hỏi. Khoa sẽ đỏ bừng mặt, ngoảnh đầu sang phía khác và luống cuống rảo bước thật nhanh.
- Hình như khi làm tướng cướp, tụi mình bạo dạn hơn mày ạ. - Giọng Mừng lại vang lên, thủ thỉ như tâm sự - Hằng ngày, gặp nhỏ Đào là tao ú ớ. Thế mà trưa hôm qua, tao nói với nó được bảy, tám câu. Lại toàn những câu ý nghĩa. Khoái ghê!
Hóa ra thằng này mơ làm tướng cướp là đế tán tỉnh con nhỏ rốn lồi. Khoa nghĩ bụng, nhưng lần này nó không thấy buồn cười nữa. Thậm chí, nó thử tướng tượng hôm qua đứa bị chặn đường không phải là nhỏ Đào mà là nhỏ Trang thì nó sẽ làm gì. Chắc chắn nó sẽ không đỏ mặt vì xấu hố hay ngượng nghịu, mặc dù tim nó sẽ đánh lô tô vì hồi hộp. Khi nhỏ Trang đứng chết khiếp trước mặt nó, hẳn là nó sẽ nói; sửa mẫu câu cúa thằng Mừng đi một chút: "Nàng đừng sợ. Ta không phải là ma". Nhỏ Trang sẽ run run hỏi lại "Thế ngài là ai?". Khoa sẽ vung gươm một cách ngang tàng và lấy giọng du dương: "Ta là kẻ ái mộ nàng từ lâu và nguyện sẻ bảo bọc nàng suốt đờì". Khoa hình dung cảnh nhỏ Trang e thẹn quay đầu sang một bên và thò tay bứt một nhánh dương liễu để che giấu niềm hạnh phúc đang dâng ngập mi mắt.
- Mày nói đúng! - Đột nhiên Khoa vùng kêu, nói chính xác là ý nghĩ trong đầu nó tự động bật ra thành lời.
Mừng giật mình:
- Gì cơ!
Khoa đáp, giọng mơ màng:
- Đúng là làm tướng cướp dễ nói chuyện với bọn con gái hơn nhiều.
Hai ông nhóc chưa đủ lớn để hiểu rằng sở dĩ tụi nó có thể trò chuyện tự nhiên với "bọn con gái", không phải vì tụi nó là tướng cướp dũng cảm hay tráng sĩ oai hùng mà vì nhỏ Đào và nhỏ Trang không biết tụi nó là ai đằng sau chiếc túi trùm đầu. Khi không để lộ chân tướng, bất cứ kẻ nhút nhát nào cũng trở thành tự tin, bất kỳ trái tim thỏ đế nào có thể hóa thành trái tim sư tử.
Vì không hiếu được nguyên nhân đó nên trong một buổi sáng mùa hè trời xanh gió mát chim hót véo von có hai ông nhóc ngồi tiếc nuối ôn lại quãng đời làm cướp ngắn ngúi và mơ mộng được một lần nữa xách gươm bịt mặt vào rừng.
Sự mơ mộng đó chỉ chấm dứt khi thằng Bông từ ngoài cống lao vào như cơn lốc.
Thoáng thấy Khoa đi vào trong sân, Mừng lập tức bỏ rơi mấy con ruồi. Nó lấy tay che mụn ghẻ, ngước lên, toét miệng cười:
- Tao tưởng mày bị ống bắt làm tù binh rồi chứ!
Mặt Khoa hầm hầm:
- Mày và thằng Bông mong cho tao bị bắt lắm chứ gì!
- Bậy!
- Bậy gì! Chứ tụi nào chạy cong đuôi bỏ tao giữa vòng vây!
- Vòng vây con khỉ khôi - Mừng cười hề hề - Một mình thầy Tám làm sao giữ mày nổi. Tụi tao biết thế nào mày cũng thoát.
Khoa thở hắt ra:
- Tao không ngờ Hiệp Sĩ Rừng Xanh và Độc Nhãn Long lại nhát gan đến thế.
- Tại thằng Bông bỏ chạy trước. Chắc nó sợ thầy Tám lột túi trùm của nó. Tao đành phải vọt theo.
Khoa ngồi xuống chõng, ngoái cổ nhìn quanh:
- Thằng Bông đâu?
- Khi nãy nó vù thẳng về nhà.
Khoa nuốt nước bọt, bắt đầu cảm thấy lo lắng:
- Thầy Tám mà tìm tới nhà méc với ông tao thì tao chết với ông!
Câu nói cúa Khoa làm Mừng áy náy quá. Khoa rơi vào tình cánh này cũng do nó hăm hở chặn đường thầy Tám. Rốt cuộc nó không hề hấn gì trong khi Khoa đứng ngồi nhấp nhổm không yên.
- Mày từ ngoài thị trấn về đây nghỉ hè, ổng không biết mày đang ở nhà nào đâu! - Mừng vừa nói vừa đặt tay lên vai Khoa như muốn xoa dịu nỗi lo lắng trong lòng bạn.
Nghe Mừng nói vậy, Khoa cũng yên lòng được phần nào. Nó vào nhà trong; cởi chiếc áo "tướng cướp" ra, mặc lại chiếc áo cũ rồi chạy về nhà.
Dì Liên đón Khoa ngay trước cổng bằng cái nhướn mày:
- Mày đi học kiếu gì mà trưa trờ trưa trật mới mò về nhà vậy thằng kia?
- Dạ... dạ...
- "Dạ, dạ" cái gì! - Vừa nói dì vừa rọi mắt quanh người thằng cháu. Đột ngột dì kêu lên - Ủa, tập vớ mày đâu! Tao không nghĩ có đứa học trò nào đi học bằng tay không đâu đấy!
Óc Khoa đảo nhanh như máy:
- Dạ cháu cho bạn mượn. Hôm qua nó nghỉ học nên sáng nay nó mượn tập cháu về chép bài.
- Hừ, tao thật không biết có nên tin mày không nữa! - Dì Liên nhún vai ca cẩm, nhưng rồi dì nhanh chóng chuyến sang giọng ngọt ngào khi nhớ ra có việc phái nhờ vả Khoa - Nhưng thôi, chuyện đó tính sau, bây giờ cháu lấy xe đạp chớ dì xuống xóm Gà mua trứng vít cho ông đã!
Vừa rồi Khoa tự thề với mình là Khoa sẵn lòng làm bất cứ việc gì dì Liên nhờ, miễn là dì đừng tiếp tục vặn vẹo chuyện tập vớ của nó. Kêu nó lên non hay xuống biến gì nó cũng làm.
À không, xuống biển thì được, nhưng xuống xóm Gà thì không bao giờ, nhất là xuống ngay lúc này. Xuống lúc này thế nào cũng đụng đầu thầy Tám. Dì Liên không biết tâm sự của Khoa nên dì há hốc miệng khi thấy Khoa lắc đầu:
- Dì đi một mình đi! Khi nãy cháu vấp chân vào gốc cây đau lắm, không đạp xe nổi đâu.
Sợ dì Liên không tin, Khoa ngồi thụp xuống, lấy tay xoa nắn bàn chân, mặt lộ vé đau đớn:
- Chắc cháu bị dập xương rồi hay sao ấy.
Hiển nhiên là dì Liên không tin cả lời nói lẫn vẻ mặt của Khoa. Dì lừ mắt:
- Mày lại đổ lười ra chứ gì! Dập xương mà mày còn lết được về tới nhà!
Khoa cúi mặt xuống, không phải đế ngắm bàn chân "bị dập xương" mà để tránh ánh mắt dò xét của dì:
- Khi nãy không hiếu sao cháu chẳng thấy đau, nhưng bây giờ thì xương cốt như nát ra từng mảnh ấy!
Dì liên bước tới vài bước, vờ làm ra vẻ tò mò ngồi xuống ngay trước mặt Khoa, giơ tay ra:
- Vậy cháu đưa chân cho dì xem thử nào!
Khoa đang xoa xoa nắn nắn, thấy dì đòi khám thì úp cả hai bàn tay che kín bàn chân lại:
- Ối, không được đâu!
- Sao không được?
- Dì mà đụng vào là ngón chân cháu nó rớt ra luôn cho xem!
Dì Liên trấn an:
- Dì sờ nhẹ thôi!
- Dì chỉ được sờ một tí thôi đấy nhé!
Vừa nói Khoa vừa he hé tay ra, để lộ một réo da cỡ bằng hộp diêm, như thể nó cho dì nó xem một mẩu bàn chân bé tẹo như thế đã là một nhân nhượng quá sức rồi.
Dì Liên không nói gì. Dì vờ cắm cúi xem "bàn chân bị dập" của Khoa, đầu nghiêng bên này rồi nghiêng bên kia ra chừng chăm chú lắm. Bất thần dì vung tay đập mạnh một phát lên bàn chân Khoa.
- Ối! Ối! Dì làm gì thế! Ôi! đau chết mất!
Khoa ré lên, nổ đứng bật dậy và nhảy lò cò ra xa, tới, lần này tay dì tay quơ vội cầy chối dựng bên vách, miệng quát:
- Đứng lại đó!
Thấy dì chẳng có vé gì động lòng trước tai nạn thương tâm cúa mình, Khoa biết là không xong. Nó buông cái chân "bị thương" xuống, rồi cùng với nốt ra chân kia; hai cái chân đua nhau chạy hết tốc lực, thoắt cái Khoa đã ở cuối sân, thoắt cái nữa nó đã ở ngoài cống, kế ruộng khoai lang đang đơm hoa tím. Nó lật đật chui vào giữa hai vồng khoai, ngồi thụp xuống.
Khoa ấn mình giữa ruộng khoai không phải vì sợ dì Liên trông thấy. Dì đứng bên trong bờ giậu ngó ra, có tài thánh mới hòng nhìn thấy Khoa ngoài này.
Khoa phái vội vàng nhảy vào giữa ruộng khoai chỉ vì ngay lúc vọt ra cống; nó nhác thấy thầy Tám đang đạp xe trên con đường đất chạy ngang trước nhà ông nó. Chắc thầy vừa từ xóm Gà về! Khoa đoán vậy khi ánh mắt nó bắt gặp chiếc giỏ mà nó đoán là đựng trứng vít cột ngay sau yên xe.
**
Sáng hôm sau; ăn qua loa chén cơm chiên dì Liên đẽ trên bàn, Khoa quơ vội cuốn tập rồi vù ra cống. Nó giả vờ quẹo trái đi về phía trường học nhưng vừa khuất tầm mắt di Liên (nếu dì Liên đang theo dõi nó từ chỗ bí mật nào đó giữa các khe cứa - ấy là Khoa nghĩ thế), Khoa đi vòng quanh bờ giậu nhà bà Chín Ghe, rồi nhanh chân rẽ ngoặt về nhà thằng Mừng.
Mừng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của Khoa. Nó đã biết bạn mình quyết nghỉ học hẳn.
Mừng buông cuốn truyện tranh đang đọc dở xuống đùi, nhìn Khoa bằng ánh mắt rầu rầu:
- Tiếc thật mày ạ.
Khoa ngồi xuống cạnh Mừng, vứt cuốn tập qua một bên, khịt mũi hỏi:
- Tiếc gì há mày!
Mừng vuốt tóc:
- Thế là từ nay tụi mình không được làm tướng cướp nữa.
- Tao chá thích làm tướng cướp! - Khoa nhón vai, nhớ đến cảnh nó bị thầy Tám xoắn muốn sứt tai - Tao chỉ làm tướng cướp để trá thù thằng Ninh thôi.
Nói xong, Khoa đột ngột quay nhìn bạn, mặt không giấu vẻ tò mò:
- Bộ mày thích làm tướng cướp thật hả? - Mừng cầm cuốn truyện tranh giơ lên:
- Tao chỉ muốn giống tay tướng cướp trong truyện này thôi.
Khoa liếc cuốn Tráng sĩ và giai nhân trên tay Mừng, chớp mắt:
- Tao chưa đọc truyện này.
- Tên cướp trong này giỏi hơn tao và mày gấp ngàn lần.
- Về đánh nhau á?
- Không. - Mừng nói giọng ngưỡng mộ - về chuyện "cua" gái. Đứng trước mặt con gái, hắn không hề run. Miệng hắn lúc nào cũng trơn như bôi mỡ.
Thoạt đầu Khoa định phá ra cười. Hơn gì không hơn lại hơn chuyện "cua" gái! Thế mà cũng là tướng cướp! Nhưng chợt nhớ đến nhỏ Trang, Khoa hết cười nổi. Hình bóng nhỏ Trang bất thần kéo về trong tâm trí Khoa như một đám mây đen. Và Khoa nhận ra thằng Mừng nói đúng. Cho đến nay, nó vẫn chưa trò chuyện với nhỏ Trang được câu nào, ngoài câu "cảm ơn" hôm nó qua nhà bà Chín Ghe mượn cái sàng về cho dì nó sàng gạo. Lúc nãy khi đi quanh hàng giậu nhà bà Chín Ghe Khoa có lấm lét nhìn vào mặc dù nó đoán giờ này nhỏ Trang đã đi học. Khoa chỉ nhìn theo thói quen thôi, nhưng Khoa biết chắc nếu lúc đó nhỏ Trang có nhà, đang ngồi lặt rau ngoài hè và ngấng đầu lên nhìn Khoa khi Khoa đi qua, Khoa cũng không đủ can đảm mớ miệng chào hỏi. Khoa sẽ đỏ bừng mặt, ngoảnh đầu sang phía khác và luống cuống rảo bước thật nhanh.
- Hình như khi làm tướng cướp, tụi mình bạo dạn hơn mày ạ. - Giọng Mừng lại vang lên, thủ thỉ như tâm sự - Hằng ngày, gặp nhỏ Đào là tao ú ớ. Thế mà trưa hôm qua, tao nói với nó được bảy, tám câu. Lại toàn những câu ý nghĩa. Khoái ghê!
Hóa ra thằng này mơ làm tướng cướp là đế tán tỉnh con nhỏ rốn lồi. Khoa nghĩ bụng, nhưng lần này nó không thấy buồn cười nữa. Thậm chí, nó thử tướng tượng hôm qua đứa bị chặn đường không phải là nhỏ Đào mà là nhỏ Trang thì nó sẽ làm gì. Chắc chắn nó sẽ không đỏ mặt vì xấu hố hay ngượng nghịu, mặc dù tim nó sẽ đánh lô tô vì hồi hộp. Khi nhỏ Trang đứng chết khiếp trước mặt nó, hẳn là nó sẽ nói; sửa mẫu câu cúa thằng Mừng đi một chút: "Nàng đừng sợ. Ta không phải là ma". Nhỏ Trang sẽ run run hỏi lại "Thế ngài là ai?". Khoa sẽ vung gươm một cách ngang tàng và lấy giọng du dương: "Ta là kẻ ái mộ nàng từ lâu và nguyện sẻ bảo bọc nàng suốt đờì". Khoa hình dung cảnh nhỏ Trang e thẹn quay đầu sang một bên và thò tay bứt một nhánh dương liễu để che giấu niềm hạnh phúc đang dâng ngập mi mắt.
- Mày nói đúng! - Đột nhiên Khoa vùng kêu, nói chính xác là ý nghĩ trong đầu nó tự động bật ra thành lời.
Mừng giật mình:
- Gì cơ!
Khoa đáp, giọng mơ màng:
- Đúng là làm tướng cướp dễ nói chuyện với bọn con gái hơn nhiều.
Hai ông nhóc chưa đủ lớn để hiểu rằng sở dĩ tụi nó có thể trò chuyện tự nhiên với "bọn con gái", không phải vì tụi nó là tướng cướp dũng cảm hay tráng sĩ oai hùng mà vì nhỏ Đào và nhỏ Trang không biết tụi nó là ai đằng sau chiếc túi trùm đầu. Khi không để lộ chân tướng, bất cứ kẻ nhút nhát nào cũng trở thành tự tin, bất kỳ trái tim thỏ đế nào có thể hóa thành trái tim sư tử.
Vì không hiếu được nguyên nhân đó nên trong một buổi sáng mùa hè trời xanh gió mát chim hót véo von có hai ông nhóc ngồi tiếc nuối ôn lại quãng đời làm cướp ngắn ngúi và mơ mộng được một lần nữa xách gươm bịt mặt vào rừng.
Sự mơ mộng đó chỉ chấm dứt khi thằng Bông từ ngoài cống lao vào như cơn lốc.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!