Kính thiên văn khổng lồ ở Trung Quốc
Ngọc Văn | Chat Online | |
28/11/2016 09:01:45 |
2.020 lượt xem
Kính thiên văn khổng lồ - FAST có diện tích bằng 30 sân bóng đá vừa được Trung Quốc đưa vào hoạt động trong tháng 9 vừa qua tại tỉnh Quý Châu thu hút sự chú ý đặc biệt của thế giới. Nó không chỉ "nâng tầm" ngành thiên văn học mà còn hứa hẹn sẽ "săn" được người ngoài hành tinh.
Kính thiên văn FAST đã bắt đầu hoạt động từ hôm 25/9
Trung Quốc đang nổi lên là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Quốc gia này còn đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong hàng loạt lĩnh vực như công nghệ, khoa học, quân sự, vật lý…. Sau khi đưa thành công trạm vũ trụ Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2 lên quỹ đạo, Trung Quốc tiếp tục cho thấy tham vọng trong "cuộc đua" khám phá vũ trụ bằng việc triển khai kính thiên văn "khủng" FAST (Five-hundred-meter Aperture Spherical Telescope, tạm dịch: kính thiên văn hình cầu khẩu độ 500m).
Cách đây hơn 10 năm, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành khảo sát hàng trăm địa điểm trên lãnh thổ rộng lớn của mình để tìm vị trí đặt FAST. Cuối cùng Bắc Kinh lựa chọn khu vực núi đá vôi ở tỉnh Quý Châu, phía nam Trung Quốc để lắp đặt FAST.
Với đường kính lên tới 500m cùng hệ thống trang thiết bị đi kèm, FAST đòi hỏi phải có diện tích đất rộng hàng nghìn m2. Khu vực núi đá Quý Châu với địa thế thung lũng cùng rừng cây bao phủ đã nhanh chóng được chọn. Tuy nhiên, chính quyền nơi đây buộc phải di chuyển và ổn định chỗ ở cho gần 10.000 người dân. Mỗi người dân sẽ nhận được số tiền bồi thường hơn 2.000 USD.
FAST được ghép từ 4.450 tấm panel tam giác cạnh 11m
Để dựng được FAST, các công nhân đã phải làm việc ngày đêm trong suốt 5 năm qua. Họ đã thực hiện ghép nối 4.450 miếng panel hình tam giác để tạo thành một bề mặt hình cầu, làm nên chiếc kính thiên văn lớn chưa từng thấy. Tổng chi phí cho dự án đầy tham vọng của Trung Quốc lên tới 185 triệu USD.
Một khi đưa vào sử dụng FAST sẽ trở thành chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới khi có kích thước lớn gấp đôi chiếc kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico hiện đang giữ danh hiệu này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Sức mạnh và mục tiêu của FAST
Với diện tích lớn gấp 30 lần sân bóng đá, sức mạnh của FAST cũng gấp từ 5 đến 10 lần các thiết bị hiện đại ngày nay, hứa hẹn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vũ trụ thông qua việc xác định sự phân bổ nguyên tố hydro trên trái đất.
FAST đã nâng tầm ngành thiên văn học
Bên cạnh đó, FAST còn giúp các nhà khoa học Trung Quốc nhìn xa hơn và vươn tới những hành tinh tối tăm vốn vẫn còn là bí ẩn với con người. Theo thiết kế, FAST đủ khả năng để thu được tín hiệu sóng radio từ cuộc sống khác ở các hành tinh xa xôi trong dải ngân hà.
Phát biểu trước báo chí, một nhà khoa học của dự án xây dựng khẳng định, kính thiên văn FAST được thiết kế đặc biệt, mạnh tới mức có thể nhận biết và phân tích được tín hiệu dù là nhỏ nhất từ ngoài trái đất. "FAST được ví như một đôi tai cực kỳ nhạy cảm, có thể nhận biết được cả tiếng ve sầu trong cơn giông bão", vị này tự tin nói.
Còn nhà thiên văn học nổi tiếng của Trung Quốc - Shi Zhicheng thì khẳng định, FAST "nâng cấp" khả năng tìm kiếm người ngoài hành tinh mà cả thế giới đã theo đuổi trong nhiều năm qua. "Nếu sự thật có người ngoài hành tinh thì bất cứ lời nhắn nào họ gửi đi hoặc để lại cho chúng ta đều có thể nhận biết được nhờ FAST", Shi Zhicheng khẳng định.
Dù FAST là bản nâng cấp cực khủng cho ngành thiên văn học nhưng nó vẫn không thể khắc phục được nhược điểm của thiết bị này đó là không thể dự báo hay phát hiện được các mảnh vỡ thiên thạch hay các tiểu hành tinh có thể lao về phía trái đất.
Sau nhiều năm chờ đợi, hôm 25/9 vừa qua, FAST chính thức được khởi động và bắt đầu nhiệm vụ cao cả của mình trong sự háo hức và kỳ vọng của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.
Giới truyền thông trong nước đang rất phấn khích với công trình vĩ đại này và dự đoán rằng FAST sẽ đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc sử dụng kính thiên văn nghiên cứu vũ trụ trong từ 10 tới 20 năm tới.
Theo Theo People/Tech
Kính thiên văn FAST đã bắt đầu hoạt động từ hôm 25/9
Trung Quốc đang nổi lên là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Quốc gia này còn đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong hàng loạt lĩnh vực như công nghệ, khoa học, quân sự, vật lý…. Sau khi đưa thành công trạm vũ trụ Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2 lên quỹ đạo, Trung Quốc tiếp tục cho thấy tham vọng trong "cuộc đua" khám phá vũ trụ bằng việc triển khai kính thiên văn "khủng" FAST (Five-hundred-meter Aperture Spherical Telescope, tạm dịch: kính thiên văn hình cầu khẩu độ 500m).
Cách đây hơn 10 năm, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành khảo sát hàng trăm địa điểm trên lãnh thổ rộng lớn của mình để tìm vị trí đặt FAST. Cuối cùng Bắc Kinh lựa chọn khu vực núi đá vôi ở tỉnh Quý Châu, phía nam Trung Quốc để lắp đặt FAST.
Với đường kính lên tới 500m cùng hệ thống trang thiết bị đi kèm, FAST đòi hỏi phải có diện tích đất rộng hàng nghìn m2. Khu vực núi đá Quý Châu với địa thế thung lũng cùng rừng cây bao phủ đã nhanh chóng được chọn. Tuy nhiên, chính quyền nơi đây buộc phải di chuyển và ổn định chỗ ở cho gần 10.000 người dân. Mỗi người dân sẽ nhận được số tiền bồi thường hơn 2.000 USD.
FAST được ghép từ 4.450 tấm panel tam giác cạnh 11m
Để dựng được FAST, các công nhân đã phải làm việc ngày đêm trong suốt 5 năm qua. Họ đã thực hiện ghép nối 4.450 miếng panel hình tam giác để tạo thành một bề mặt hình cầu, làm nên chiếc kính thiên văn lớn chưa từng thấy. Tổng chi phí cho dự án đầy tham vọng của Trung Quốc lên tới 185 triệu USD.
Một khi đưa vào sử dụng FAST sẽ trở thành chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới khi có kích thước lớn gấp đôi chiếc kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico hiện đang giữ danh hiệu này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Sức mạnh và mục tiêu của FAST
Với diện tích lớn gấp 30 lần sân bóng đá, sức mạnh của FAST cũng gấp từ 5 đến 10 lần các thiết bị hiện đại ngày nay, hứa hẹn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vũ trụ thông qua việc xác định sự phân bổ nguyên tố hydro trên trái đất.
FAST đã nâng tầm ngành thiên văn học
Bên cạnh đó, FAST còn giúp các nhà khoa học Trung Quốc nhìn xa hơn và vươn tới những hành tinh tối tăm vốn vẫn còn là bí ẩn với con người. Theo thiết kế, FAST đủ khả năng để thu được tín hiệu sóng radio từ cuộc sống khác ở các hành tinh xa xôi trong dải ngân hà.
Phát biểu trước báo chí, một nhà khoa học của dự án xây dựng khẳng định, kính thiên văn FAST được thiết kế đặc biệt, mạnh tới mức có thể nhận biết và phân tích được tín hiệu dù là nhỏ nhất từ ngoài trái đất. "FAST được ví như một đôi tai cực kỳ nhạy cảm, có thể nhận biết được cả tiếng ve sầu trong cơn giông bão", vị này tự tin nói.
Còn nhà thiên văn học nổi tiếng của Trung Quốc - Shi Zhicheng thì khẳng định, FAST "nâng cấp" khả năng tìm kiếm người ngoài hành tinh mà cả thế giới đã theo đuổi trong nhiều năm qua. "Nếu sự thật có người ngoài hành tinh thì bất cứ lời nhắn nào họ gửi đi hoặc để lại cho chúng ta đều có thể nhận biết được nhờ FAST", Shi Zhicheng khẳng định.
Dù FAST là bản nâng cấp cực khủng cho ngành thiên văn học nhưng nó vẫn không thể khắc phục được nhược điểm của thiết bị này đó là không thể dự báo hay phát hiện được các mảnh vỡ thiên thạch hay các tiểu hành tinh có thể lao về phía trái đất.
Sau nhiều năm chờ đợi, hôm 25/9 vừa qua, FAST chính thức được khởi động và bắt đầu nhiệm vụ cao cả của mình trong sự háo hức và kỳ vọng của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.
Giới truyền thông trong nước đang rất phấn khích với công trình vĩ đại này và dự đoán rằng FAST sẽ đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc sử dụng kính thiên văn nghiên cứu vũ trụ trong từ 10 tới 20 năm tới.
Theo Theo People/Tech
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Tags: kính thiên văn lớn nhất thế giới,kính thiên văn khổng lồ,kính viễn vọng khổng lồ,kính thiên văn FAST,kính viễn vọng FAST,kính thiên văn,kính viễn vọng,FAST,săn người ngoài hành tinh,nghiên cứu vũ trụ
Những điều thú vị khác:
- Bò tót có thực sự ghét màu đỏ như chúng ta vẫn nghĩ
- 5 cỗ xe tải lớn nhất thế giới
- Những cửa ải hoành tráng nhất của Vạn Lý Trường Thành
- Cuộc thi xây tháp người ngoạn mục ở Tây Ban Nha
- Chim cánh cụt chụm lại ủ ấm đàn con
- Bí ẩn về lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- Vật thể lớn nhất mà nhân loại từng di dời
- Từ bóng đồ vật, biến hóa thành tranh vẽ đẹp mắt (Phần 2)
- Loài cua có càng cắp khỏe hơn hàm sư tử
- Bộ ảnh ngôi trường phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới
Bạn có thông tin hay, thú vị, bổ ích, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi những điều kỳ thú
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!