Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt văn bản chiếc lược ngà có mở bài thân bài kết bài

Tóm tắt văn bản chiếc lược ngà
có mở bài thân bài kết bài 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
91
0
0
Trần Trung
10/01/2022 19:47:07
+5đ tặng
Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), là một trong những tác giả nổi tiếng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng là một người lính tham gia vào các chiến trường Nam Bắc thế nên các tác phẩm của ông luôn mang đậm hơi thở của thời đại. Trong hơn nửa thế kỷ chiến đấu và cầm bút ông đã để lại một số lượng tác phẩm lớn không thua kém gì so với các nhà văn cùng thời. Trước năm 1975 các sáng tác của ông chủ yếu là về đề tài người lính với những mất mát và đau thương trong chiến đấu, với bằng giọng văn mộc mạc, bình dị đậm chất người dân Nam Bộ ông đã tự tạo riêng cho mình một phong cách sáng tác không thể nhầm lẫn với bất cứ nhà văn nào khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Múp míp
10/01/2022 20:14:54
+4đ tặng

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Trong giây phút gặp con, ông Sáu hồi hộp, xúc động. Xuồng chưa cập bến, ông đã “nhảy thót lên”, bước vội vàng những bước dài và kêu to tên con. Bé Thu – con ông không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Đáp lại những hành động yêu thương của ông Sáu, bé Thu giật mình, ngơ ngác, vụt chạy, kêu thét gọi má khiến ông Sáu hụt hẫng và đau đớn. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe tiếng “ba” nhưng bé Thu cứ xa lánh, lạnh lùng và kiên quyết không gọi ba trong mọi tình huống. Sau khi bị ba đánh, bé Thu chạy sang nhà bà ngoại và được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ông Sáu. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên đường, bé Thu đã hiểu ra chuyện và gọi ông Sáu là “ba” trong tiếng khóc. Bé Thu ôm chặt lấy cô ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba khiến ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Bé Thu không cho ba đi và hẹn ba tặng cho em một cây lược.

Khi ông Sáu vào chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con. Ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con. Ông vui sướng, “mặt hớn hở như đứa trẻ được quà” khi kiếm được ngà voi. Ông thận trọng, tỉ mỉ và ông phu để làm ra một chiếc lược có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc nào nhớ con ông lại lấy lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Thế nhưng, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho bác Ba nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×