Trang chủ Giải bài tập SGK Tiếng Việt Lớp 5 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Hướng dẫn kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia tại trang 127 SGK Tiếng Việt 5 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức quan trọng về cách kể chuyện, làm quen với văn kể chuyện.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Cách làm bài văn kể chuyện
- 2. Dàn ý chung bài văn kể chuyện
- 3. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Bài soạn hướng dẫn kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia của Đọc Tài Liệu biên soạn sẽ giúp các em học sinh làm quen với văn kể chuyện cơ bản và nắm vững các kiến thức trọng tâm trong đoạn văn kể chuyện tại trang 127 và 128 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1.
I. CÁCH LÀM BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
- Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt chuyện. (Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
- Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu).
- Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).
- Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.
II. DÀN Ý CHUNG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật - Câu chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?…
Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra.
Lưu ý: Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động)
Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện
Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu?
ADVERTISING
Gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP SGK
Chọn một trong hai đề bài sau:
1. Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
2. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
1. Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường:
- Giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp, xóm làng, đường phố (thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau bàn ghế sạch sẽ, tham gia làm việ sinh ở xóm làng, đường phố, không xả rác bừa bãi, giữ nguồn nước sạch sẽ...)
- Trồng cây, chăm sóc cây
- Bảo vệ, chăm sóc các loài vật có ích
- Khuyên bảo bạn bè, em nhỏ, người xung quanh giữ vệ sinh chung, không bẻ cành, hái hoa ở nơi công cộng, không bắn chim,...
- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi phá hoại môi trường.
2. Những hành động dũng cảm bảo vệ môi trường
a, Đấu tranh quyết liệt với những hành vi phá hoại môi trường
- Khai thác gỗ bừa bãi
- Săn bắn thú rừng bừa bãi
- Buôn bán động vật hoang dã
- Đánh bắt cá bằng thuốc nổ, bằng điện.
- Làm ô nhiễm nguồn nước (xả chất thải độc hại vào nguồn nước sinh hoạt).
- Làm ô nhiễm không khí (xả khói, chất độc hại vào không khí,...).
b, Quên mình bảo vệ môi trường
- Dũng cảm dập tắt các đám cháy rừng, khắc phục các tai nạn gây hại cho môi trường
- Bất chấp nguy hiểm, vào rừng sâu tìm các loài thú quý để có biện pháp bảo vệ chúng.
Hướng dẫn trả lời
Bài tham khảo 1
Là khu phố văn hóa nên vấn đề bảo vệ môi trường khu dân cư rất được mọi người nơi em cư trú quan tâm. Khu phố luôn sạch đẹp. Trẻ em không nói tục. Chẳng người lớ nào cãi cọ nhau. Mọi người bảo nhau giữ gìn trật tự, an ninh và luôn sống hòa thuận với nhau. Chính vì vậy, vào sáng chủ nhật vừa qua, như đã được thông báo trước, em cùng với bố mẹ và bà con cô bác trong khu phố đi làm "xanh – sạch" con đường chính vào Khu phố Văn hóa An Hưng.
Tinh mơ, mặt trời chưa lên, mọi người đã lao xao gọi nhau tập trung ở đầu cổng Khu phố. Ai nấy đều có trên tay dụng cụ lao động và tư thế rất sẵn sàng: "Tiến hành đi bà con ơi, kẻo nắng lên thì mệt đấy!". Rồi, cứ thế theo sự phân công của bác Trưởng Khu phố, mọi người sốt sắng vào việc ngay. Ai cũng vui vẻ chuyện trò, vừa làm vừa làm vừa hỏi han nhau, vì cả tuần ai cũng bận bịu chẳng mấy lúc rảnh rang. Tiếng cuốc xới cỏ dại. Tiếng chổi quét sàn sạt thu dọn các loại rác vào một chỗ. Tiếng bước chân thoăn thoắt của các anh chị thanh niên, tất cả đã tạo thành những âm thanh rộn rã, đáng yêu. Có những cô, những bác tuổi cao nhưng vẫn tham gia lao động rất hăng hái, vừa dọn dẹp vệ sinh, vừa động viên con cháu cùng năng nổ hoàn thành. Tuổi nhỏ như chúng em thì đi gom nào các loại rác, nào cỏ dại… vào thành từng đống để đốt đi hoặc để đổ vào thùng rác công cộng. Mấy hôm nay trời mưa liên tục, cỏ các loại ở ven đường mọc lan nhanh quá và chúng em nhanh chóng nhổ bằng hết. Một đoạn đường đi lại bị nước mưa làm cho xói dần, đất lở ra tạo thành vũng lầy ngập nước. Em tham gia cùng các anh chị thanh niên dùng xẻng, cuốc san lấp lại cho bằng phẳng hơn, rồi chuyển đổ vào đó những sọt đá xanh vừa được mua về bằng tiền đóng góp của bà con dân phố. Những ống quần xắn cao quá gối, những bàn tay trần lem dính đầy bùn non, những nụ cười tươi rói của mọi người đang lao động. Tất cả tạo thành một hình ảnh đẹp đẽ của một Khu phố Văn hóa. Nhìn cảnh đầm ấm ấy, em càng thêm yêu mến và tự hào về khu phố của mình và coi đó là một tấm gương sáng về tinh thần bảo vệ môi trường.
Chẳng bao lâu, con đường đã trở nên gọn sạch và bằng phẳng hơn. Em ngắm nhìn khuôn mặt phấn khởi của mọi người mà càng thêm hiểu rõ về giá trị của công việc mình vừa tham gia. Em thầm hứa rằng mình sẽ luôn luôn là thành viên tích cực, chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường sạch,đẹp