Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về lời cảm ơn

Viết bài văn nghị luận về lời cảm ơn
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
587
2
0
nminnhhh
20/02/2022 20:00:23
+5đ tặng
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn. Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
cc
20/02/2022 20:00:30
+4đ tặng

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người.

Biết nói lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội.

Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.

Biết nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc con người đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Biết nói lời cảm ơn là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.

Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.

Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.

Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.

Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Nhận diện rõ lời cảm ơn và thực hiện lời cảm ơn chân thành trong cuộc sống là một điều hết sức cần thiết để tránh rơi vào lối giao tiếp hình thức giả dối hoặc bị giả dối. Khía cạnh tinh thần của lòng biết ơn sẽ giúp ta có những trải nghiệm chân thành, tạo dựng một quan điểm lấy mục đích làm trung tâm trong cuộc sống. Khi biết cảm kích toàn diện cuộc sống và những bài học từ sự khó khăn, ta sẽ bớt đòi hỏi và kiểm soát hơn.

Lòng tin vào điều chân thiện sẽ làm chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi và càng tin tưởng cuộc sống. Cảm giác biết ơn là là liều thuốc chữa những căn bệnh tâm lí trong xã hội vật chất, nó truyền cho bạn sự tự tin. Biết ơn nghĩa là ta có cái ta cần, ta có đủ, và ta biết điều đó. Chúng ta không phải liên tục giành giật thêm nữa.

Theo cách hiểu này, lòng biết ơn chân thành đến từ cảm giác tỏa lan rằng chúng ta đã đầy đủ, hoàn thiện, trọn vẹn và may mắn. Biết cảm ơn giúp chúng ta thêm trưởng thành và đền đáp công ơn giúp chúng ta đạt thành tựu trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Những kẻ vong ơn bội nghĩa không bao giờ có thể nhận lại một kết cục tốt đẹp trong cuộc sống này.

Lòng cảm ơn thầm lặng sẽ không mấy có tác dụng với ai. Nếu bạn có thói quen thốt ra lời cảm ơn nhưng không nhận thấy sự cải thiện đáng chú ý nào trong thế giới quan của mình, thì có lẽ lòng biết ơn của bạn xuất phát từ cái đầu vụ lợi chứ không phải từ trái tim chân thành. Lòng biết ơn chân thành, ngược lại, không làm suy giảm giá trị bản thân mà còn củng cố thêm sự gắn kết. Để đạt được điều này, chúng ta phải duy trì ý thức về động cơ của mình. Luôn nói lời cảm ơn mỗi khi ta nhận được từ người khác một cái gì đó hữu ích.

Thế nhưng cũng đừng lạm dụng câu biết ơn. Hãy cảm ơn đúng lúc đúng chỗ và đúng sự việc. Bạn có thể biết ơn những tình huống khó khăn giúp bạn học hỏi và trưởng thành, nhưng tuyệt đối không được biết ơn những người đã bạc đãi mình. Điều đó là thiếu lành mạnh và vô ích. Hãy nói lời cảm ơn khi cần thiết, bởi nói quá nhiều lời cảm ơn cho những điều nhỏ nhặt thì lời cảm ơn không còn giá trị nữa, nó trở nên nhàm chán, khách sáo, hình thức.

Cũng đừng lợi dụng lòng biết ơn để tránh né khó khăn mà hãy trân trọng nó, hãy cố gắng, hãy xem lời cảm ơn ấy là động lực, là niềm tin thúc đẩy chúng ta hành động. Phải biến lời cảm ơn của người khác thành động lực để chúng ta tiếp tục tiến bộ, nhận thức giá trị bản thân và sống đúng đắn hơn nữa.

Hãy cân nhắc lời cảm ơn khi giao tiếp với những người có vị thế cao hơn mình. Khi bạn cảm ơn những người có quyền quyết định cao hơn mình, hãy cẩn trọng và thể hiện lòng biết ơn chân thành, đúng mực. Bên cạnh đó khi những người có quyền nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ sẽ ít thấy biết ơn hơn vì họ hay nghĩ rằng có người đang tìm cách lợi dụng mình. Và khi ta nói lời cảm ơn với những người có vị trí thấp hơn ta điều đó sẽ tạo động lực lớn lao khiến họ phấn đấu hoàn thiện hơn nữa.

Hãy biết phân biết giữa mang ơn và mắc nợ. Mang ơn là tri nhận sâu sắc công ơn của người khác. Đó là một hành động tự giác, không vụ lợi. Còn mắc nợ là một hành động có tính chất vụ lợi, có vay có trả. Sòng phẳng, công bằng là cách giải quyết tốt nhất trong vấn đề này.

Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×