Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn chứng minh

viết một bài văn chứng minh :

1) tục ngữ có câu: đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói : Nếu không cs ý thức học tập thì chắc j đã cs " sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là  đúng

2) chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

3) chứng minh rằng bác hồ luôn thương iu thiếu nhi
4) chứng minh rằng bác hồ là ng iu cây cối
5) chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc 
6) chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người

KO CHÉP MẠNG

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
314
1
2
Nguyễn Nguyễn
27/02/2022 13:27:32
+5đ tặng

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường. Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi. Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
27/02/2022 13:30:18
+4đ tặng

Trong tuổi thơ của chúng ta chắc chắn ai cũng đã từng ít nhất là một lần được nghe những câu hát:

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”

Đó là lời ca thể hiện tình cảm tha thiết nhất của thế hệ thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ. Bác Hồ là một người có lòng thương yêu các em thiếu nhi vô bờ bến, luôn đặt các vấn đề về trẻ em lên hàng đầu.

Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ lại được các em thiếu nhi kính yêu đến như vậy. Bởi Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một người đặc biệt vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi. Khi còn đứng trên cương vị của một vị lãnh tụ – Chủ tịch nước, Bác lúc nào cũng bận rộn với việc công, việc nước, việc dân nhưng Bác vẫn luôn dành thờ gian để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các em.Riêng trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất chính là vào mỗi dịp khai giảng, Bác luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh. Bao năm qua đi, dù cho Bác không còn nữa nhưng hàng năm vào mỗi dịp khai trường, tất cả các trường học lớn nhỏ trên khắp đất nước Việt Nam ta đều trịnh trọng đọc bức thư mà bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường. Bác Hồ đã từng khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ em, thiếu nhi đối với gia đình, xã hội và đất nước qua những vần thơ như:

 

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Bác khẳng định rõ trẻ em là những mầm xanh tương lai của đất nước, là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt, hàng đầu. Sự quan tâm và yêu thương của Bác không phải là trách nhiệm của một vị lãnh tụ, của một người đứng đầu đất nước dành cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Mà đó chính là tình cảm xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, nhân ái và tình yêu thương bao la của Bác dành cho tất cả các em thiếu nhi. Bác không chỉ yêu thương qua lời nói, bức thư, những chủ trương chính sách mà còn thể hiện trực tiếp qua những hành động thân mật, cử chỉ âu yêm, yêu thương.

2
0
Kiên Nguyễn ♥
27/02/2022 13:32:57
+3đ tặng
1.

Cuộc sống của người xưa thường bị hạn chế trong vòng quanh của lũy tre làng cao vút. Bởi vậy, vượt khỏi ranh giới tự nhiên ấy, con người sẽ đến với một thế giới mới mẻ, sinh động. Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào!

            Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để đựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.

            Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sống xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” đế ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” – cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình… Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thế có được sàng khôn”? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,… Họ đã không để ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục, ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.

            Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay, lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa… mới thực sự có ích.
2.

Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…

Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,

Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…
 

Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.

Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:

Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

–   Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.

Thằng bé lên tiếng kêu la:

–   Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.

Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.

Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.

3.Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.

Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.

Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.

Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.

Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.
4.

Sinh thời Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, trăng gió cỏ cây cùng Bác đường như đã trở thành tri âm tri kỉ . Dường như bên cạnh mong ước đất nước độc lập tự do Bác còn có thêm một mong ước nhỏ nhoi cho mình là được sống thanh nhàn hòa mình vào cỏc cây sông núi. Người sớm chọn gìn giữ thiên nhiên bằng cách trồng cây . Say mê với cây cối đã gắn liền với cốt cách cao đẹp Hồ Chí Minh.

Mỗi loài cây Bác yêu đều gắn liền với đồng bào dân tộc. Hoa râm bụt là một tấm lòng hướng về người thân gia đình quê hương. Khi còn ẵm ngửa, Bác đã say sưa đùa giỡn với bông hoa râm bụt mà mẹ và chị buộc chỉ treo trước mặt. Trong hành trang đi tìm đường cứu nước, Bác luôn luôn mang theo những hình tượng dân tộc, trong đó có lòng thương người, nụ cười dí dỏm, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, câu thơ Bà Huyện Thanh Quan, câu hát ru em và cả cây hoa râm bụt. Làm giỗ mẹ chẵn hai mươi năm trên đất Pháp, Bác vẫn tìm được hoa râm bụt cho gà thờ ngậm, đúng như câu ngạn ngữ ngàn xưa ông cha căn dặn “Gà thờ giỗ cha, gà ngậm ngọn trúc/ Gà thờ giỗ mẹ, gà ngậm hoa râm bụt”. Ngày hoạt động ở Xiêm, Bác nhắc anh em trồng cây râm bụt để nhớ về đất nước. Ngày ở chiến khu cũng như khi về ở Thủ đô Hà Nội, nơi Bác ở luôn luôn có cây râm bụt thân thương của quê nhà. Hay cây vú sữa - món quà thương nhớ hướng  về miền Nam ruột thịt và cũng là tấm lòng của nhân dân Miền Nam gửi về Bác. Hàng ngày làm việc tại nhà sàn, luôn được nhìn thấy cây vú sữa, mỗi khi đi xa về chưa đến cổng nhà sàn Bác đã để ý nhìn cây xanh tốt thế nào. Thấy cây như thấy đồng bào miền Nam, vơi đi nỗi nhớ da diết miền Nam trong trái tim Người. Vào những năm cuối đời, khi sức khỏe đã giảm sút, nỗi nhớ miền Nam dâng tràn, Bác muốn vào miền Nam thăm đồng bào, đồng chí. Nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh và sức khỏe nên Bác không vào được. Do vậy, ngày ngày chăm sóc và trông thấy cây vú sữa mang lại cho Bác cảm giác đang ở bên chiến sĩ, đồng bào miền Nam.

Say mê cây cối là lối sống lao động bình dị của một vị chủ tịch đáng kính. Dù cho việc nước việc dân có bộn bề, ngổn ngang,  chiều Bác vẫn đi dạo vườn cây , tự tay cắt tỉa chăm bón cho từng cành cây ngành hoa . Xung quanh nơi Bác ở được trồng rất nhiều cây xanh . Cây cối mang lại cho Bác cảm giác thư thái nhẹ nhõm hơn sau hàng giờ làm việc căng thẳng.

  •                          “Việc quân việc nước đã bàn
  •                      Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” 

Phong cách sống và làm việc chân hòa với thiên nhiên của Bác đường như được lan tỏa tới mọi người làm việc xung quanh Bác. Ta từng nghe chuyện anh chiến sĩ kể về sự kiên trì tỉ mỉ của Bác khi cứu sống một cây chết rễ , kéo dài rễ cây đa để tạo không gian cho các em nhỏ vui chơi , ngăn một chiến sĩ cắt cành cây làm vướng máy.

Tình yêu cây cối của Bác  gắn với mong muốn xây dựng phát triển đất nước:

  • Mùa xuân là tết trồng cây
  •  Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Bác đã tự tay trông những cây non đầu tiên, kêu gọi đồng bào cả nước chung tay phủ xanh đất trống đồi trọc .Mùa xuân cho cây cối đâm chồi nảy lộc , cây xanh cũng tô điểm cho đất nước sức sống mới tươi trẻ , đang trên đà phát triển

 Người đã có tầm nhìn chiến lược cho phát triển tiềm lực đất nước thấy được giá trị của rừng vàng biển bạc. Bác hy vọng cây non kia sẽ cao lớn xum xuê tỏa bóng mát , cũng hy vọng đất nước vươn lên phát triển vững bền . Mỗi công dân như một cây xanh sẽ góp phần vào khu rừng rộng lớn , đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tố Hữu từng khắc họa tình yêu cây cối của Bác vào thơ ca : “yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa “ cây cối cỏ hoa với bác không phải những vật vô tri mà là một phần máu thịt của tổ quốc. Thiên nhiên đã gắn liền với cuộc sống thường nhật và cuộc đời hoạt động cách mạng của người. Thể hiện tình yêu thiên nhiên nồng nàn thắm thiết phải chăng người đang gián tiếp hướng về đất nước , dân tộc . Thấy rõ điều đó ta thêm trân trọng và mến yêu phẩm chất con người Hồ Chí Minh . Dường như ngày nay người đã hóa thân và từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa hòa vào hồn thiêng sông núi Việt Nam.
5.Hiện nay, với một nền kinh tế và một xã hội phát triển, chúng ta không thể phủ nhận được giá trị to lớn của sách. Sách trở thành một thứ không thể thiếu trong lịch sử phát triển của xã hội và phát triển con người. Thế nhưng, trong một bể sách với đủ thể loại sách như hiện nay, vấn đề đặt ra là: làm sao để chọn những cuốn sách thực sự phù hợp và có ích cho bản thân mỗi người!
 

Hiện nay, với một nền kinh tế và một xã hội phát triển, chúng ta không thể phủ nhận được giá trị to lớn của sách. Sách trở thành một thứ không thể thiếu trong lịch sử phát triển của xã hội và phát triển con người. Thế nhưng, trong một bể sách với đủ thể loại sách như hiện nay, vấn đề đặt ra là: làm sao để chọn những cuốn sách thực sự phù hợp và có ích cho bản thân mỗi người!

Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con cháu mình biết được những thành quả mà họ đã tạo dựng được không bị mai một bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất công ghi chép và tích lũy lại để hình thành nên một cuốn sách. Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức, kinh nghiệm sống …. Thông qua một cuốn sách chúng ta có thể biết được rất nhiều điều trong cuộc sống.
 

Tuy chúng ta đều biết rằng việc đọc sách rất quan trọng nhưng bạn có bao giờ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách hay một tác phẩm nổi tiếng nào không? Hay những cuốn sách mà bạn đọc rồi có thật sự giúp ích được cho bạn không, bạn có rút được gì qua cuốn sách ấy không hay chỉ đọc theo một trào lưu, một hứng thú nhất thời…

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì vấn đề học tập được đặt ra hàng đầu. Có khá nhiều công cụ giúp chúng ta học tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều teen ỷ lại vào các công cụ đó và ngày càng lệ thuộc vào nó. Bây giờ teen muốn có thêm kiến thức mới thì chỉ việc nghe trên các kênh truyền hình, còn những kiến thức trong sách vở thường teen không chú trọng và lười đọc.

Bất cứ loại sách nào cũng có tác dụng riêng của nó. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn mỗi người. Tùy theo mỗi độ tuổi mà chúng ta lựa chọn những loại sách cho phù hợp. Đối với lứa tuổi teen chúng ta thì nên đọc các các phẩm bất hủ và mang nhiều ý nghĩ, giáo dục như: "Không gia đình", "Túp lều bác Tôm", "Những tấm lòng cao cả"….Mỗi cuốn sách sẽ đưa chúng ta phiêu lưu vào những thế giới khác nhau. Và sách sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này.

Có nhiều học sinh lại có những suy nghĩ tiêu cực khi đọc sách. Nhiều bạn cứ cho rằng đọc sách là tốn thời gian nên có khi cả năm học sinh đó vẫn chưa đọc trọn vẹn một cuốn sách. Mỗi người chúng ta vẫn quan niệm rằng không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, vẫn vui vẻ, vẫn bình thường. Mọi Người cứ nói với nhau rằng thiếu gạo, thiếu thiếu tiền thì chết chứ thiếu sách thì không thể chết được. Đó là một quan niệm sai lầm, nếu không có sách thì làm sao con người có thể biết được tổ tiên mình như thế nào, những tri thức kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có kiến thức mà chúng ta học đây. Vì vậy, việc chọn sách mà đọc là rất cần thiết.

-Muốn chọn được những quyển sách tốt, sách hay, bạn cần phải làm gì?

Mình thì mình nghĩ khi đọc sách hay khi làm gì cũng vậy, chúng ta nên đặt ra những câu hỏi:

-Đọc để làm gì?

-Cần đọc cuốn sách nào?

-Đọc như thế nào?

-Ngay cả cuốn sách đang cầm trên tay, đôi khi chúng ta cũng cần xác định đọc đoạn nào, mục nào?

Vì vậy khi mua sách ta nên:

– Xem tên sách!

– Đọc các dòng tít phụ (thường nằm dưới nằm dưới mỗi trang sách). Giúp bạn hiểu rõ và hiểu nhanh nội dung – lợi ích của cuốn sách mang lại cho người đọc.

Hai bước này như một phần sơ tuyển xem, cuốn sách này có cần cho mình không?

– Tên tác giả cũng chính là những thương hiệu, cũng phần nào nói lên được chất lượng và giá trị của cuốn sách. (Đó là lý do tại sao những cuốn sách của những nhà văn, những nhà khoa học đoạt giải Nobel luôn là best seller)

Hãy đọc phần giới thiệu về tác giả ở những trang đầu! Vì không phải cái tên nào bạn cũng biết.

– Xem trang trích đăng những lời giới thiệu, những nhận xét của một số các nhân. Xem những người đó có nổi tiếng không? Có uy tín trong lĩnh vực mà cuốn sách viết không? Lời nhận định đó thế nào? Và cảm nhận của bạn thế nào?

– Cũng có thể xem qua số lần tái bản của cuốn sách. Vì chẳng có cuốn sách nào không hay mà được tái bản nhiều lần cả!

– Và một điều quan trọng nữa là đơn vị xuất bản có phải là thương hiệu uy tín, nổi tiếng không? Hay đơn thuần là cái tên đó nghe có quen không? Vấn đề bản quyền của cuốn sách. Xem cuốn sách này có được mua bản quyền của những đơn vị, cá nhân uy tín, đáng tin cậy không? Hay chỉ là một cuốn sách được xào nấu lại từ nội dung của nhiều cuốn sách hay bài viết của nhiều tác giả khác.

– Nếu là sách mua bản quyền, bạn cần phải chú ý đến nhóm người, người biên dịch và hiệu đính. Cuốn sách hay nhưng nếu dịch và hiệu đính không tốt thì cũng chỉ là một cuốn sách không có giá trị, đọc sẽ rất không hiểu và… bực mình!

– Và việc cuối cùng là đọc mục lục. Mục lục sẽ giúp bạn hình dung được nội dung và chất lượng của cuốn sách. Xem có phải giới thiệu thì hay,nhưng nội dung thì không có gì, tạp nham không? Thường thì mục lục cần có một sự logic cao.

– Cuối cùng, nếu được hãy đọc vài trang sách để có thể cảm nhận được cuốn sách một cách trực tiếp hơn. (Cứ chọn phần nào trong mục lục mà bạn quan tâm, hay hiểu biết về vấn đề đó.)
 

Sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế trong cuộc sống của chúng ta. Sách là thầy mà cũng là bạn. Nhờ có sách, chúng ta có thêm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong đời sống. Thế nhưng, không phải loại sách nào cũng phù hợp với bản thân mỗi người. Vì thế, chúng ta phải là biết chọn sách mà đọc.

Sách lưu trữ nguồn tri thức khổng lồ mà ông cha ta đã tích lũy qua hàng nghìn năm lịch sử. Sách trải dài trên mọi lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, khoa học đời sống, kĩ năng... Thế nhưng, đọc loại sách nào lại phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, thói quen cũng như trình độ nhận thức của mỗi người.

Đối với một đứa trẻ, hẳn chúng sẽ chọn những cuốn truyện cổ tích về bà tiên, hoàng tử, công chúa hay những cuốn truyện tranh sặc sỡ nhiều màu sắc. Những câu chuyện ấy sẽ kích thích trí tò mò và tưởng tượng của trẻ. Truyện cổ tích lại thường có những yếu tố thần kì và kết cục có hậu, vì vậy, nó phù hợp với sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ. Những cuốn sách về động vật, cây cối thì cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới tự nhiên, giúp trẻ khám phá đời sống.

Đối với những người trẻ tuổi hay học sinh, họ lại càng cần nhiều loại sách phong phú trên mọi lĩnh vực để có thêm hiểu biết về đời sống. Sách địa lý giúp họ đi du lịch vòng quanh thế giới, đến những vùng đất xa xôi cách nửa vòng Trái Đất để hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới. Sách lịch sử là cỗ máy thời gian giúp họ trở về quá khứ, tìm hiểu về những thời đại hào hùng vàng son của dân tộc, chứng kiến những trận chiến oanh liệt đã được lưu vào sử sách. Sách văn học làm phong phú thêm tâm hồn, gieo những tình cảm tốt đẹp, dạy cách yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với mọi người. Sách kỹ năng cung cấp cho người trẻ mọi kỹ năng cần thiết để có thể tự tin tiến bước vào cuộc đời, đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Bên cạnh sách thường thức, sách phổ thông, họ còn cần sách chuyên ngành để nắm rõ, hiểu sâu về một lĩnh vực nhất định.
 

Đối với người trưởng thành hay người già, sách lại là người bạn tâm tình gần gũi giúp họ giải tỏa căng thẳng khỏi những bộn bề, phiền muộn trong cuộc sống. Khi ấy, họ sẽ tìm đến những cuốn sách kinh điển, những cuốn mang nhiều tính triết lý về cuộc đời hoặc những cuốn về nghệ thuật sống đẹp. Đọc sách đối với họ không chỉ để mở mang kiến thức mà còn là thú vui trong những giờ nhàn nhã.

Mặt khác, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú để đáp ứng những thị hiếu khác nhau của mọi người. Vì vậy, chúng ta càng cần phải đọc sách có chọn lọc. Bên cạnh những cuốn sách có nội dung bổ ích, vẫn còn những cuốn chứa nội dung không lành mạnh, phản cảm, đồi trụy. Những cuốn sách ấy sẽ làm hoen ố tâm hồn chúng ta, gieo vào lòng người những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Loại sách đó cần phải được loại bỏ vì sự tiến bộ của con người và xã hội.

Mỗi người cần phải xác định rõ mục đích đọc sách của mình. Đọc để lấy kiến thức hay giải trí chứ không phải để làm màu, khoe khoang mình là người ham học hỏi.

Cũng giống như chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi, chúng ta cần phải chọn sách mà đọc. Hãy là những người đọc sách thông minh và khôn khéo, để sách thực sự là công cụ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Chứng minh rằng cần phải lựa chọn sách mà đọc mẫu 2

“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Sách có giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể thành công mà không bao giờ đọc sách. Nhưng muốn thành công thực sự thì cần phải chọn sách mà đọc.

Sách là gì? Sách chính là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của nhân loại, được con người khám phá, tích lũy qua quá trình lịch sử lâu dài. Sách đem đến cho con người nhiều tác dụng khác nhau, không hề bị giới hạn không gian, thời gian. Sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những miền đất xa xôi, về những vì sao không thể chạm tới. Ngày nay, sách còn giáo dục con người ta đạo đức, lối sống, kỹ năng sống rất bổ ích. Nhưng mỗi người cần biết chọn sách mà đọc.

Vì sao lại phải cần biết chọn sách mà đọc? Trước tiên, trên thế giới có rất nhiều đất nước, dân tộc khác nhau, loài người cũng trải qua quá trình lịch sử rất dài lâu, lượng sách có được là vô cùng vô tận. Sách có hàng tỷ hàng nghìn loại khác nhau, không phải loại nào cũng tốt, cũng hiệu quả và phù hợp. Nếu chỉ chọn sách trên tiêu chí cuốn sách đó được nhiều người đọc thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Cuốn sách này có thể phù hợp với tư duy của người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người kia. Lấy ví dụ trong thực tế, một đứa trẻ mẫu giáo không thể đọc hiểu được sách của học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học cũng phải học từ cơ bản cộng trừ nhân chia chứ không thể học sách giáo khoa với những bài toán cấp hai hóc búa. Khi còn bé, đọc sách thiếu nhi, đọc những câu chuyện cổ tích, truyện cười sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách, tính cách. Nếu đưa những cuốn sách văn học kinh điển, sách khoa học vật lý của những nhà khao học vĩ đại, trẻ không thể tiếp thu, thậm chí còn gây hoang mang, mông lung cho trẻ.

Bên cạnh đó, nếu không biết chọn sách, người đọc dễ rơi vào tình trạng không kiên quyết, quyển nào cũng muốn đọc, sau cùng sẽ dẫn đến rối loạn khi tiếp nhận quá nhiều kiến thức từ các cuốn sách khác nhau. Như nhiều học sinh ôn thi hiện nay, không chọn lựa kỹ càng mà nghe người khác nói tốt nói hay sẽ mua ngay. Dần dần mới phát hiện ra cuốn sách đó không có tác dụng cho mình. Rất nhiều học sinh sử dụng sách văn mẫu, phụ thuộc vào đó và dần mất đi phong cách, tư duy của riêng mình. Đó là những hậu quả điển hình của việc không chọn sách.

Nguy hiểm hơn, hiện nay có rất nhiều loại sách không phù hợp văn hóa, lưu truyền những nội dung không lành mạnh. Nếu không biết chọn lựa, bản thân người đọc rất dễ chọn phải những loại sách như thế và tiếp nhận ảnh hưởng từ nó, tâm lý thay đổi, thậm chí khiến cho nhân cách bị thoái hóa. Công nghệ phát triển cao, không chỉ sách in, sách điện tử cũng vượt tầm kiểm soát, nhiều loại sách lưu trữ nội dung nhạy cảm, không phù hợp văn hóa, lứa tuổi thanh thiếu niên. Giới trẻ tiếp xúc nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra nhiều vụ việc đau xót trong xã hội.

Từ những lí do đó, mõi chúng ta cần biết chọn sách để đọc. Tiêu chí đầu tiên là sách phải phù hợp văn hóa, đạo đức. Đồng thời chọn sách phù hợp lứa tuổi, phù hợp khả năng tiếp nhận, đọc hiểu của mình. Không chọn sách sai mục đích, không chạy theo đám đông. Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi chọn một cuốn sách. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cuốn sách nào cũng hoàn hảo tuyệt đối, đọc sách cần chủ động lựa chọn những điều đúng, điều tốt và tránh những điều chưa hoàn thiện, chưa thực sự đúng đắn.

Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường mà còn là người thầy, người bạn trung thành. Sách có đem đến hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cả sự lựa chọn của người đọc. Hãy biết chọn lựa để có được cho mình nguồn kiến thức bổ ích từ sách.
6.Con người ta sinh sống được là nhờ có môi trường thiên nhiên-nhờ có bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và sắc xanh kì diệu của rừng-của muôn ngàn cây lá.Môi trường thiên nhiên có ả/hưởng rất lớn tới sự sống và sự phát triển của con người. Vì vậy, bảo vệ.....con người đấy các bạn ạ!
Không ít lần chúng ta đặt ra câu hỏi rằng:" môi trường tn*(*: thiên nhiên) là gì?".Rất đơn giản : Môi trường tn la toàn bộ cac điều kiện tự nhiên xung quanh con người- là bầu trời, không khí; là biển bạc, rừng xanh...
Thế nhưng, ví sao chúng ta cần bảo vệ môi trường tn, trong khi nó chỉ bao gồm những yếu tố đơn giản như thế? Không đâu các bạn ơi, dù là đơn giản nhưng bầu trời, rừng cay, biển hồ... dều là nguồn sống vô cùng quý giá và quan trọng của con người. Cuộc sống của chúng ta bây giờ luôn được coi la 1 minh chứng khá rõ về sự bức thiết của môi trương tn. Những gì chúng ta có đều do tn cung cấp: từ khí thở, nguồn nước uống, sinh hoạt hàng ngày...cho tới thịt cá, rau quả-thực phẩm mỗi bữa ăn... Con người chúng ta đã dựa vào những gì có sẵn trong tn để tự mình làm nên những sản phẩm có ích. Trong những bước tiến hiện đại hoá về sản xuất công nghiệp, con ngươi đã sử dụng năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm của Mặt trời để tạo nên những thiết bị sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời tiên tiến để áp dụng vào đời sống. Đối với những con suối, những dòng sông, hồ nước, trước đây chỉ đơn thuần là phong cảnh tn, cung cấp nguồn nước, tôm cá; nhưng giờ đây, với những con đập thuỷ điện thì đó là cả 1 mạng lưới điện năng khổng lồ. 1 yếu tố còn bức thiết không kém chính là rừng. Rừng cung cấp cho con người nguồn lâm sản dồi dào-là nơi những loại cây gỗ quý, những loài động vật quý hiếm sinh sống và phát triển. Không những thế, cánh rừng đầu nguồn chính là nguồn cản lũ, là " lá phổi xanh" điều hoà khí hậu, đem lại cho con người bầu không khí trong lành.

Không chỉ giúp ich cho con người về mặt vật chất, tn đối với con người còn là 1 món quà tinh thần đầy ý nghĩa. Sau mỗi ngày học tập và làm việc căng thẳng, bận rộn, được trở về đắm mình trong tn, con người ta dường như yên bình, thư thái và mộng mơ hơn. Mọi u buồn, mệt mỏi đều như được gột rửa. Tách biệt ra khỏi 4 bức tường của căn phòng làm việc, rời xa những con đường ồn ã, đầy xe cộ để thả hồn vào không gian bao la; đứng giữa rừng thông trên 1 ngọn đồi để hưởng thụ cơn gió lồng lộng thổi mát vào lòng, nằm dài trên 1 bãi cỏ bên 1 con suối chảy róc rách hay ngồi trên cát nghe sóng biển vỗ rì rào thì khi ấy, ta mới thực sụ cảm thấy 1 cuộc sống thực sự- 1 cuộc sống chỉ với tn rộng lớn. Tn đem đến cho con người sự sảng khoái, tươi trẻ- 1 sức sống tươi mới và mạnh mẽ.
Có 1 người dã nói rằng:" Tn là nguồn sáng tạo của thi ca nghệ thuật. Văn chương nghệ thuật đã coi tn là người bạn vô cùng quan trọng mà không thể thiếu được". Với tâm hồn gắn liền với nghệ thuật đầy phong phú của tác giả, hoạ sĩ, hoàn toàn dễ bị vẻ đẹp của tn chinh phục. Mỗi khi họ đứng trước cảnh núi sông hùng vĩ, hay đơn giản là ngắm nhìn 1 đoá hoa nở muộn... họ bắt đầu suy nghĩ về cái đẹp và thể hiện cái đẹp ấy theo cách riêng của mỗi người. Cái đẹp của 1 buổi bình minh tươi mới- cái huyèn ảo, thơ mộng của 1 buổi hoàng hôn hay sự thanh bình của đêm trăng... đã làm xao xuyến bao người nghệ sĩ. Ta khó co thể đếm được những bài ca, bài thơ, bức hoạ ca ngợi về tn muôn màu, muôn vẻ và đầy màu sắc ấy. Hãy cùng tôi lắng nghe những câu hát ca ngợi của Đại thi hào NGuyễn Du dã làm say mê bao thế hệ:
"Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non khơi bóng vàng".
Và hãy cùng chiêm ngưỡng cả những bức hoạ về tn tuyệt đẹp nữa!...
Đó, tn quan trọng với con người như thế, chúng ta cần phải bao vệ cuộc sông của chính bản thân mình. Nhưng trái với điều này, 1 sự thật đáng thất vọng rằng:" Ngày nay, môi trường tn đang bị tàn phá trầm trọng. Va chính con người là những tác nhân huỷ hoại tn". Khí thải từ các nhà máy, khói bụi xe cộ đang lam ô nhiễm , như vậy thư hỏi sưc khoẻ của con người ra sao đây? Những dòng sông là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho con người cũng bị chính con người lam ô nhiễm. Giờ đây, sông hồ là nơi hứng chịu tất cả nguôn nước thải từ các xí nghiệp- là nơi chât chứa rác thải của con người. Ô nhiễm thế thì nguồn nước con người sử dụng hàng ngày co trong sach không đây? Đời sống con người co đảm bảo vệ sinh hay không? Chúng ta chặt cây, phá huỷ những cánh rừng bạt ngàn, tiêu diệt nhiều giống sinh vật quý. Để tồi mùa mưa lũ, nước mưa ào ạt trút xuống, không co rừng cản lũ, con người đã phải gánh chịu những trận lụt lớn. Lụt lội kéo theo nhà cửa, tài sản..., hang ngàn người đã bị dòng lũ cuốn trôi. Vậy đo, con người huỷ hoại môi trường tn nhưng cuối cùng, cũng chính con người phair gánh chịu hậu quả nặng nề về của cải, vật chất và tinh thần. Như vậy khác nào ta đã huỷ hoại đi cuộc sống của chính bản thân mình? do đó, bảo vệ môi trường tn là 1 vấn đề rất cần thiết.
Vậy trách nghiệm của con người là bảo vệ môi trường thiên nhiên. Bởi có 1 maooi trường tn xanh-sạch-đẹp cũng đồng nghĩa rằng chúng ta được sống trong 1 cuộc sống an toàn, không khói bui, lụt lội quanh năm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×