LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về chính sách chống ngu dân; chỉ có phần thân bài và kết bài là được

nghị luận về chính sách chống ngu dân , chỉ có phần thân bài và kết bài là được
3 trả lời
Hỏi chi tiết
105
0
0
Bùi Khắc Trí
28/02/2022 21:32:59
+5đ tặng

Người An Nam rất hiếu học. Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm địa vị hàng đầu. Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên, dù có nghèo đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành. “Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng” là một câu tục ngữ biểu hiện nhiệt tình ham muốn có học thức của dân tộc An Nam. ở làng xã nào cũng có trường công và trường tư. Chữ nho rất khó học thế mà hầu hết người An Nam đều biết “ký tên bằng chữ Hán”. Nạn mù chữ hầu như không còn.

Người Pháp đến đã làm đổi thay tất cả. Đời sống càng ngày càng khó khǎn. Thuế má nặng nề, phu dịch thường xuyên. Các gia đình khá giả nay bị sa sút không còn có thể nuôi thầy đồ dạy học cho con cái mình và con cái những người láng giềng như xưa nữa. Những kẻ nghèo đói thì bị bần cùng, nên họ phải chống đói đã rồi mới có thể nghĩ đến chuyện học hành.

Càng nghèo khổ thì số người thất học càng nhiều. Mặt khác, thực dân Pháp lại cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng, vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta có thể tưởng rằng bỏ Hán học đi để đẩy lùi ảnh hưởng nước ngoài, người Pháp sẽ thay thế vào đó bằng nền giáo dục của họ. Không phải thế đâu. Thâm ý của họ chỉ là đẩy người An Nam vào vòng ngu tối. Tôi xin nêu ra sau đây một vài bằng chứng của người Pháp.

Đại tá Bécna viết: Về phương diện tinh thần, người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng được một ít trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông.

Trong một bản báo cáo về tình hình Đông Dương, tướng Penơcanh cũng viết: Trong 50 nǎm chiếm đóng ở Nam Kỳ và 25 nǎm chiếm đóng ở Bắc Kỳ, những trường học Pháp không đào tạo lấy được một người An Nam thật sự có học thức.

Ông Mácxơ, vǎn sĩ thuộc địa, đã viết câu sau đây lột tả được đúng tư tưởng đang thống trị trong đầu óc của các nhà cai trị của chúng ta: Chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán chút ít thôi; biết hơn nữa chỉ là thừa vô ích.

Nhưng ngay cả nền giáo dục sơ đẳng ấy cũng chỉ được phổ cập một cách quá bủn xỉn và nhỏ giọt. Trường học rõ ràng là còn thiếu nhiều, giáo viên thì chưa đủ tư cách để giảng dạy. Cao Miên có 2.000.000 dân mà chỉ có 60 trường học. ở Trung Kỳ chỉ có 118 trường cho 6.000.000 dân. Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tuỳ phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược – người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu ngốc. Điều gì có thể rèn luyện được cho học sinh biết suy nghĩ, biết phân tích thì người ta không dạy ở nhà trường. Vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi. Có học lịch sử nước Pháp đi nữa, thì người ta không hề đả động đến chương nói về cách mạng. Người ta cấm học sinh đọc tác phẩm của Huygô, Rútxô và Môngtexkiơ. Nói tóm lại, trường học thật là tương xứng với chế độ đã khai sinh ra nó.

Cách đây vài nǎm, người ta ban cho chúng tôi một trường đại học. Một trường đại học thế nào? Theo những bài diễn vǎn chính thức và những lời tuyên truyền ầm ỹ xung quanh trường này thì trường đại học của chúng tôi có thể so sánh được với các trường đại học to nhất Âu châu kia đấy. Thực ra, thì hằng nǎm trường đại học chỉ sản xuất được hai ba ông cử nhân hạng tồi. Ông bố đỡ đầu cho cái trường “Xóocbon Annammít” ấy, hiện giờ là thống đốc Nam Kỳ, trong một lúc thành thật hiếm thấy xưa nay ở ngài, ngài đã thú nhận rằng chính ngài đã “hằng chǎm lo đến sự tiến bộ của cả dân tộc An Nam; mở trường y khoa và trường đại học là cốt để sau này (lời thú nhận vào tháng 3 nǎm 1924) người An Nam có thể thay thế người Pháp trong các chức vụ thứ yếu ở các công sở”.

Bên cạnh trường đại học đáng quý ấy, lập ra cốt để loè nước ngoài, để đưa ra khoe khoang trong các bài diễn vǎn và để lấy cớ ngǎn cấm người An Nam xuất dương du học, chúng tôi còn có một trường y khoa, một trường luật, một trường công chính, ba hoặc bốn trường chuyên nghiệp nữa, cho cả 20.000.000 dân.

Nhưng kết quả thu được ở các trường ấy thì như thế nào? Một tờ báo Pháp xuất bản ở Đông Dương đã trả lời câu hỏi đó như thế này: Số thanh niên An Nam có trình độ kỹ thuật chuyên nghiệp cao còn rất ít, rất ít người dân bảo hộ có thể đảm đương được xứng đáng chức vụ của một kỹ sư công chính, của một bác sĩ y khoa hay của một thanh tra hoả xa, chẳng hạn.

Cho nên bị chính sách ngu dân triệt để kiềm chế như vậy, người An Nam muốn học lên chỉ còn có 2 cách: đi du học ở nước ngoài hay ở Pháp. Nhưng nếu có một người An Nam nào có ý định đi du học nước ngoài thì sẽ bị coi như một người nổi loạn, một người chống Pháp, có tội lớn; người ta hãm hại người đó và cả gia đình họ. Anbe Xarô, nguyên toàn quyền Đông Dương, nay là Bộ trưởng thuộc địa đã nói rõ chính sách bao vây tinh thần ấy bằng những lời lẽ sau đây: “Để cho lớp thượng lưu trí thức được đào tạo ở nước ngoài thoát khỏi vòng kiềm toả của chúng ta, chịu ảnh hưởng vǎn hoá và chính trị của nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vô cùng. Những người trí thức đó trở về nước đã đưa hết tài nǎng của họ để tuyên truyền vận động chống lại chúng ta là những người bảo hộ đã ngǎn cấm không cho họ học tập”.

Còn sang du học ở Pháp lại là một chuyện khác hẳn. 1) Sinh hoạt ở Pháp đắt đỏ hơn ở Trung Quốc và ở Nhật Bản, nên du học sinh phải rất giàu mới có đủ tiền đến học ở một trường chính quốc. 2) Ngoài ra, người đó phải được bảo đảm về tinh thần nghĩa là cha mẹ anh ta phải có thái độ phục tùng Chính phủ; phải có bảo đảm về vật chất tức là phải đút lót thật nhiều cho các quan cai trị. 3) Du học sinh phải làm đủ các thể thức quái gở, vô ích và nhục nhã; những thể thức này thường làm cho người xin đi học phải nản chí, vả lại Chính phủ cũng chỉ muốn như thế thôi. 4) Khi đã sang Pháp, người du học sinh phải chịu sự giám sát, theo dõi và dò la của Chính phủ Pháp.

Chính phủ Pháp cố đưa du học sinh An Nam vào học ở những trường phản động nhất. Những sách vở báo chí mà anh ta đọc, những hoạt động, giao thiệp hằng ngày của anh đều bị kiểm soát, theo dõi. Người ta giao anh cho những tên ba que thực dân già đã về hưu trông nom. Chính phủ Pháp dựng lên một bức tường ngǎn cách hẳn du học sinh với những luồng tư tưởng chính trị và xã hội ở chính quốc. Để nắm chặt lấy anh ta, người ta dùng tiền thuế của người An Nam tổ chức ra những hội quán và câu lạc bộ cho du học sinh; ở đấy muốn làm gì thì làm, trừ việc học tập. Nếu anh sinh viên tỏ vẻ tự lập thì người ta sẽ bắt ép cha mẹ phải gọi anh ta về. Nếu anh ta không nghe, thì người ta cứ việc cắt lương của anh.

Học xong và nếu đã tốt nghiệp – dù tốt nghiệp bác sĩ y khoa, luật sư hay kỹ sư bách khoa – người An Nam muốn có việc làm ở trong nước thì phải nhập quốc tịch Pháp; mà muốn được vào làng Tây thì phải luồn lọt xin xỏ thật là nhục nhã và hèn hạ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Hà Thương
28/02/2022 21:34:15
+4đ tặng

Trên thực tế, việc phê phán, lên án và vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân phương Tây nói chung, thực dân Pháp nói riêng đã được lịch sử nhân loại làm rõ. Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo thực chất cái gọi là “khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: đó chỉ là bình phong để họ áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa.

Về chính trị, pháp lý, sau khi xâm chiếm Việt Nam, “văn minh” của thực dân Pháp được thể hiện ở chỗ, họ đã không áp dụng những thành tựu của cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789 để thủ tiêu chế độ phong kiến chuyên chế đã lỗi thời, thay bằng một chế độ chính trị mới tiến bộ hơn, được soi chiếu bởi tư tưởng của những nhà khai sáng dân chủ tư sản; trái lại, những “nhà khai hóa” lại duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân. Đặc biệt, thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) viết: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca, vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy”1.

Để duy trì ách thống trị của mình, thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau”2. Về công lý thì càng không được thực thi, “lẽ phải” đương nhiên thuộc về người da trắng, vì thế mà bất cứ tên thực dân nào cũng có thể giết chết, tàn sát hoặc cưỡng dâm người bản xứ; nếu có bị đưa ra tòa thì cũng được tha bổng. “Đó là việc áp dụng nguyên tắc nhằm bảo tồn bằng mọi cách uy tín của người da trắng trước bọn da vàng”3. Càng mỉa mai hơn khi những “nhà khai hóa” đã bộc lộ rõ bộ mặt lừa dối và tàn bạo khi thực hiện “chế độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng. Thậm chí, chính quyền thực dân đã hành hạ, tra tấn những người trong gia đình họ, cho đến khi những người trốn lính buộc phải nhận “tình nguyện” tham gia quân đội.

Không những thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của người dân, thực dân Pháp còn thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước dám đứng lên chống lại sự thống trị tàn bạo của chúng, tắm các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh yêu nước trong biển máu. Các nhà tù khổ sai ở Guyan, Tân Calêđôni, Côn Đảo,... đều đầy ắp tù chính trị người bản xứ sau những cuộc đàn áp. Súng liên thanh và máy chém đều chóng vánh buộc những ai “bướng bỉnh”, dám phản kháng lại sự “khai hóa văn minh” kiểu thực dân phải im hơi lặng tiếng. Đó có phải là khai hóa văn minh? Phải chăng, sự “khai hóa văn minh” được thể hiện ở phương châm: “Đối với cái giống nòi Annamít ấy, chỉ có một cách tốt để cai trị nó - đó là ách thống trị bằng sức mạnh

1
0
Avicii
28/02/2022 21:35:47
+3đ tặng
         Ngu dân là một chính sách độc ác,làm tha hoá dân tộc của bọn tưhục dân.Nó làm hàng nghìn người không biết chữ,làm con người ta mù quáng và làm theo chúng.Nhưng với tinh thần yêu nước,thương dân,khôgn dễ gì chúng làm được điều đó.Bằng nghị lực và tinh thần hiếu học,nhiều nho sĩ đã mang con chữ cho nhânh dân,làm cho nhân dân thoát khỏi bè lũ thực dân.Ví dụ như bác Hồ đã từng ra chiến dịch "Chống giặc dốt" để mở rộng tinh thần hiếu học,làm nhân dân tiếp thu con chữ,tiếp thu nhiều kiến thứuc hơn.Vậy đấy,chính sách chống ngu dân là một chính sách hoàn hảo của nhà nước để chống mai mòn văn hoá,đạo lí dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư