Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự giống nhau và khác nhau của 2 văn bản Mùa xuân nho nhỏ và Viếng lăng Bác

sự giống nhau và khác nhau của 2 văn bản mùa xuân nho nhỏ vs viếng lăng bác đi 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.451
1
2
Avicii
07/03/2022 13:11:02
+5đ tặng

Như chúng ta đã biết có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết về ước nguyện cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng, có lẽ chưa có ai viết một cách thật chân tình, thân thương như trong khổ bốn bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

Và khổ bốn và năm trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. ”

Qua hai tác phẩm trên, ta có suy nghĩ gì về ước nguyện cống hiến của các tác giả? Ở đầu khổ thơ bốn trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã mở đầu bằng: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt".

Nếu ở khổ thơ thứ nhất nói về hình ảnh hàng tre xanh xanh quen thuộc của làng quê Việt Nam, ở khổ thơ thứ hai nói về hình ảnh mặt trời cùng dòng người đi vào lăng viếng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhà thơ và cũng là của mọi người đối với Bác, ở khổ thơ thứ ba thì nói về tâm trạng và sự xúc động khi ở trong lăng Bác thì đến khổ thơ thứ tư này, nhà thơ đã bộc lộ rõ nét nhất về tình cảm của mình khi phải rời xa lăng Bác để trở về với những công việc của mình. Qua cụm từ “thương trào nước mắt”, tác giả dường như khóc rất nhiều khi phải nói lời chia tay với Bác và sau đó nhà thơ đã nêu:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với nghệ thuật liệt kê, những chi tiết gợi tả “con chim, đóa hoa, cây tre” với nhịp thơ dồn dập đã nói lên ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương muốn hóa thân vào cảnh vật quanh lăng Bác. Tác giả muốn làm con chim hót ru Bác ngủ, muốn làm đóa hoa tỏa hương bát ngát, muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Kết cấu đầu, cuối tương ứng thật độc đáo và khéo léo, bài thơ mở ra hình ảnh hàng tre xanh xanh Việt Nam và kết lại bằng hình ảnh “‘cây tre trung hiếu”. Nếu hàng tre là đại diện cho dân tộc Việt Nam thì cây tre trung hiếu đại diện cho nhà thơ. Tác giả muốn làm một công dân trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại. Và tác giả muốn đi theo con đường cách mạng làm theo lời Bác. Đó cũng là ước nguyện của toàn nhân dân ta. Sang đến đoạn thơ thứ hai, khố bốn, năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải, ông đã viết:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Nếu ở khổ một là bức tranh thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế, ở khổ hai và khổ ba là mùa xuân thiên nhiên của đất nước thì đến đây là ước nguyện cống hiến của nhà thơ:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến."

Với những dòng thơ như tâm tình, thủ thỉ, kết hợp với điệp ngữ “ta làm” đã thể hiện được ước nguyện của nhà thơ. Dù lặp lại hai hình ảnh “con chim, cành hoa” ở khổ một để tạo kết cấu chặt chẽ trong bài thơ nhưng ở khổ một lại là hình ảnh của thiên nhiên thì ở đây được nâng lên là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên ước nguyện của nhà thơ. Nếu con chim mang tiếng hát cho đời thêm vui, cành hoa tỏa hương sắc làm đẹp cho đời thì nhà thơ cũng nguyện đem những gì tốt đẹp nhất cho đời. Tác giả còn muốn làm “một nốt trầm xao xuyến”. “Nốt trầm” là nốt thấp trong một bản nhạc nhưng sự hiện diện của nó góp phần làm tăng bậc cao của những nốt còn lại, tạo sự luyến láy làm cho bản đại hòa tấu thêm rộn ràng, tươi vui. Nếu ở khổ đầu tác giả sử dụng đại từ “tôi” nghĩa là chỉ mình ông cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên thì đến đây ông dùng đại từ “ta” vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều nghĩa là không phải chỉ ước nguyện của riêng nhà thơ mà là của toàn dân Việt Nam. Sự hài hòa giữa “tôi” và “ta”, sự gắn bó giữa cái chung và cái riêng.

Và sang khổ thơ thứ năm, nhà thơ lại tiếp tục nói về ước nguyện cống hiến của mình:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Nhiều nhà thơ dùng nhiều định ngữ mùa xuân: mùa xuân xanh, mùa xuân chín, xuân lòng…Nhưng “mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ, sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới của Thanh Hải. Nếu mùa xuân mang đến những thay đổi kì diệu cho đất nước thì nhà thơ cũng nguyện làm mùa xuân sống đẹp, sống với tất cả nhựa sống đang có để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc, của cuộc đời chung. Từ láy gợi cảm “lặng lẽ” được đảo lên đầu câu thơ kết hợp từ “dâng” gợi cảm đã thể hiện sự âm thầm không phô trương, nói lên một thái độ cống hiến, một cách cống hiến rất riêng Thanh Hải. Điệp ngữ “dù là” kết hợp hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” và “tóc bạc” đã thể hiện được ước nguyện cống hiến của nhà thơ dù đó là tuổi trẻ đầy thanh xuân hay dù cho đã luống tuổi.

Qua phần phân tích trên, ta cảm nhận ở hai thi phẩm có những nét chung về nội dung và nghệ thuật. Xét về cơ bản, cả hai tác phẩm đều thể hiện ước nguyện sống và cống hiến cao đẹp, mang lại cho đời những gì tốt đẹp nhất và đặc biệt ở hai tác giả, ta thấy những cảm xúc đó đều xuất phát từ tình cảm chân thành yêu cuộc sống, yêu đất nước dạt dào. Còn về mặt nghệ thuật, cả hai bài thơ đều mượn những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

Tóm lại, hai thi phẩm, hai tác giả nhưng chung một suy nghĩ, chung một ước nguyện. Những điều đó thật đáng cho chúng ta – những thế hệ sau này – trân trọng. Riêng bản thân tôi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng sẽ luôn nuôi dưỡng trong lòng mình những đức tính tốt, trui rèn đạo đức, kiến thức để mai sau có thể xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, vững mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
1
Chieee
07/03/2022 13:11:27
+4đ tặng
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư