Câu 5: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do:
A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.
Câu 6: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa cao 6960m nằm trên:
A. Dãy núi An-dét. B. Dãy Atlat. C. Dãy Hi-ma-lay-a. D. Dãy Cooc-di-e
Câu 7: Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là:
A. Chi-lê, Bô-li-vi-a. B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê.
C. Age-ti-na, Bô-li-vi-a. D. Pa-na-ma, Chi-lê.
Câu 8: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là:
A. Cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ.
B. Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
C. Cạnh tranh thị trường với các nước châu Âu.
D. Tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên.
Câu 9: Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm:
A. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.
B. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
C. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.
D. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.
Câu 10 Thời tiết không lạnh lắm và mưa vào thu – đông là đặc điểm của môi trường:
A. Ôn đới hải dương. B. Ôn đới lục địa.
C. Địa trung hải. D. Núi cao.
Câu 11: Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là:
A. Cá Voi xanh. B. Hải Cẩu.
C. Hải Báo. D. Chim Cánh Cụt.
Câu 12: Châu Nam Cực còn được gọi là:
A. Cực nóng của thế giới. B. Cực lạnh của thế giới.
C. Lục địa già của thế giới. D. Lục địa trẻ của thế giới.
Câu 13: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là:
A. Một thảo nguyên rộng mênh mông. B. Một đồng bằng nông nghiệp trù phú.
C. Một cách đồng lúa mì mênh mông. D. Một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.
Câu 14: Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?
A. Sông Cô-lô-ra-đô. B. Sông Mi-xi-xi-pi.
C. Sông A-ma-dôn. D. Sông Pa-ra-na.
Câu 15: Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở:
A. Quy mô diện tích lớn. B. Sản lượng nông sản cao.
C. Chất lượng nông sản tốt. D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.
Câu 16: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất
A. Ca-na-đa. B. Hoa kì. C. Mê-hi-cô. D. Ba nước như nhau.
Câu 17: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là:
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Thương mại.
Câu 18: Người châu Phi bị bán sang châu Mĩ nhằm mục đích:
A. Tham gia các hoạt động kinh doanh.
B. Tham gia các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
C. Khai khẩn đất hoang, lập đồn điền trồng bông, mía, cà phê.
D. giúp việc trong các gia đình người châu Âu khá giả.
Câu 19: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?
A. Sang xâm chiếm thuộc địa B. Bị đưa sang làm nô lệ
C. Sang buôn bán D. Đi thăm quan du lịch
Câu 20: Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) trước hết nhằm mục đích:
A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu B. Khống chế các nước Mĩ La-tinh
C. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới D. Cạnh tranh với các khôi kinh tế ASEAN.
Câu 21: NAFTA gồm có những thành viên:
A. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô. B. Hoa Kì, U-ru-guay, Pa-ra-guay.
C. Hoa Kì, Chi-lê, Mê-hi-cô. D. Bra-xin, U-ru-guay, Pa-ra-guay.
Câu 22: Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:
A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
Câu 23: Đồng bằng châu Âu kéo dài từ tây sang đông:
A. Chiếm 1/3 diện tích châu lục. B. Chiếm 1/2 diện tích châu lục.
C. Chiếm 3/4 diện tích châu lục. D. Chiếm 2/3 diện tích châu lục.
Câu 24: Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước nào?
A. Ac-hen-ti-na. B. Bra-xin. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Pa-ra-goay
Câu 25: Vùng nào thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) Trung và Nam Mĩ?
A. Vùng cửa sông. B. Vùng ven biển.
C. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên. D. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn.
Câu 26: Người da đen châu Phi bị bán sang châu Mĩ vào thời gian nào?
A. Trước năm 1492. B. Cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 27: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt:
A. Núi trẻ, núi già, đồng bằng lớn. B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi già.
C. Núi già, đồng bằng lớn, núi trẻ. D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi già.
Câu 28: Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do:
A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Hướng gió. D. Thảm thực vật.
Câu 29: Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là:
A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa.
B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.
C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới.
D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao.
Câu 30: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường:
A. Nhiều phù sa. B. Hay đóng băng.
C. Cửa sông rất giàu thủy sản. D. Gây ô nhiễm.
Câu 31: Những nước nào có khí hậu ôn đới lục địa?
A. Các nước Bắc Âu. B. Các nước Tây Âu.
C. Các nước Đông Âu. D. Các nước Nam Âu.
Câu 32: Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:
A. Ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
B. Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
C. Ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, hàn đới, địa trung hải.
D. Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, cực đới, địa trung hải.
Câu 33: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.
C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.
Câu 34: Kinh tuyến 1000T là ranh giới của:
A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.
B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.
C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.
D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.
Câu 35: Sông A-ma-dôn là một con sông dài nhất châu Mĩ nằm ở:
A. Bắc Mĩ. B. Trung Mĩ. C. Nam Mĩ. D. Bắc Phi.
Câu 36: Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của:
A. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
B. Trình độ công nghiệp hóa cao.
C. Đô thị hóa tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.
D. Độ thị hóa có quy hoạch.
Câu 37: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?
A. Cà phê. B. Bông. C. Mía. D. Lương thực.
Câu 38: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?
A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).
B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.
C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.
D. Cả ba khu vực đều phát triển.
Câu 39: Nước nào không phải là thành viên của Mec-cô-xua:
A. Bra-xin. B. Ac-hen-ti-na. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Pa-ra-goay.
Câu 40: Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn:
A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa. B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
Câu 41: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận:
A. Eo đất Trung Mĩ. B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê
C. Lục địa Nam Mĩ. D. Lục địa Bắc Mĩ.
Câu 42: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:
A. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
Câu 43: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?
A. Ơ-rô-pê-ô-ít B. Nê-grô-ít
C. Môn-gô-lô-ít D. Ôt-xtra-lo-it
Câu 44: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:
A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam.
C. Tây Bắc – Đông Nam. D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 45: Hai vùngc thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
A. Alaxca và Bắc Canada. B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Câu 46: Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là:
A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-le.
C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Pa-ra-goay.
D. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
Câu 47 Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất:
A. Đa da hóa cây trồng. B. Độc canh.
C. Đa phương thức sản xuất. D. Tiên tiến, hiện đại.
Câu 48: Châu Nam Cực bao gồm:
A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. B. Lục địa Nam Cực.
C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ. D. Một khối băng khổng lồ thống nhất.
Câu 49: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da:
A. Năng suất cao. B. Sản lượng lớn.
C. Diện tích rộng. D. Tỉ lệ lao động cao.
Câu 50: Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:
A. Đồng bằng Bắc Mĩ. B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì.
C. Ven vịnh Mê-hi-cô. D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì.
Câu 51: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?
A. Hoa Kì.
B. Liên bang Nga.
C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959.
D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.
Câu 52: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:
A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.
Câu 53: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:
A. Rộng lớn. B. Ôn đới. C. Hàng hóa. D. Công nghiệp.
Câu 54: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là:
A. Núi cao. B. Ngược hướng gió. C. Dòng biển lạnh. D. Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 55: Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là:
A. Hợp tác xã. B. Trang trại. C. Điền trang. D. Hộ gia đình.
Câu 56: Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi:
A. Bò thịt, cừu. B. Cừu, dê. C. Dê, bò sữa. D. Cừu, lạc đà Lama.
Câu 57: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.
Câu 58: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
A. Sự phát triển kinh tế. B. Sự phân hóa về tự nhiên.
C. Chính sách dân số. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 59: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực:
A. Quần đảo Ảng-ti. B. Vùng núi An-đét.
C. Eo đất Trung Mĩ. D. Sơn nguyên Bra-xin.
Câu 60: Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
II/ Tự luận:
Câu 1: Thiên nhiên Bắc Mĩ:
- Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở.
- Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài.
- Phía đông: miền núi già Apalat và cao nguyên.
Câu 2: Kinh tế Trung và Nam Mĩ:
- Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Trồng trọt: mang tính độc canh. Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả để xuất khẩu.
- Chăn nuôi: một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn.
Câu 3: Các môi trường tự nhiên châu Âu:
a. Môi trường ôn đới hải dương:
- Phân bố: Các nước ven biển Tây Âu
- Đặc điểm khí hậu: Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm
- Đặc điểm sông ngòi: Sông nhiều nước quanh năm và không đóng băng
- Đặc điểm thực vật: Rừng lá rộng phát triển
b. Môi trường ôn đới lục địa:
- Phân bố: Khu vực Đông Âu
- Đặc điểm khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi, mưa vào mùa xuân – hạ
- Đặc điểm sông ngòi: Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng
- Đặc điểm thực vật: Thay đổi từ bắc xuống nam. Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |