Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
17/03/2022 06:49:57

Viết 1 bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"

Viết 1 bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"                                      giúp e vs ạ 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
611
2
0
Nguyễn Nguyễn
17/03/2022 06:50:43
+5đ tặng
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người Việt Nam.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội Việt Nam. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đức Phát
17/03/2022 06:58:25
Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.
Đức Phát
mk có bài này ngắn ạk chấm điểm cho mik nha nhaa^nn^
Wang Yi
ngắn tầm 15 dòng là đc ạ
1
0
Hạ Nhược Vy
21/03/2022 19:36:08
Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân ta, đúc kết bao kinh nghiệm của đời sống về con người và xã hội. Trong đó có câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân". Câu tục ngữ này gồm có hai vế: "thương người" và "thương thân" được so sánh với nhau bằng từ so sánh "như" và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của tình yêu thương. Ta hiểu đơn giản rằng thương người là tình yêu thương dành cho người khác, còn thương thân là tình yêu dành cho bản thân. Từ đó câu tục ngữ muốn nói rằng: hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình. Hai tiếng thương người đã được tác giả dân gian xưa khéo léo đặt trước thương thân, qua đó để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như chính bản thân mình để từ đó có được sự quý trọng, thương yêu thật sự bằng một tình cảm rộng lớn, cao cả. Đồng thời, câu tục ngữ còn là một lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người. Lời khuyên và triết lí sống ấy đầy giá trị nhân văn. Câu tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, ứng xử mà còn là bài học về tình cảm - mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo