Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ngòi bút của ông tập trung về hai đề tài lớn là cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân liên khu V và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: "Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: Lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình".
Ý kiến trên đã nhấn mạnh tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm, đó là lặng lẽ cống hiến cho đời bằng cả trái tim và sức mạnh của mình.
Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" có bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên - nhân vật chính của truyện. Anh thanh niên sinh ra và lớn lên ở Lào Cai, nơi có huyện Sa Pa khí hậu trong lành, mát mẻ, núi non hùng vĩ thơ mộng. Anh hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đầy ước mơ, khát khao được cống hiến. Tầm vóc của anh bé nhỏ, thậm chí tên anh nhà văn cũng không giới thiệu. Dường như nhà vẫn muốn nói với người đọc rằng chúng ta có thể gặp rất nhiều người như anh trên đất nước này. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt. Anh làm nghề khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Để làm công việc này, anh phải sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, một nơi heo hút và vắng lặng, ngày ngày chỉ làm bạn với rừng xanh, mây trắng, tuyết đổ, sương rơi. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật khắc nghiệt và gian khổ. Vậy mà anh thanh niên vẫn sống với biết bao phẩm chất cao đẹp. Trước hết, anh thanh niên là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Mỗi ngày, anh phải báo cáo bốn lần: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. Trong những lần ghi chép ấy, đặc biệt là lần ghi chép lúc 1 giờ sáng, khi xách đèn đi "ốp", anh phải đối diện với "gió tuyết và cải lặng im ở bên ngoài chỉ chực đợi ninh ra là ào ào xô tới". Thế mà dù không ai đôn đốc, kiểm tra, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, đúng thời điểm ấy là anh thức giấc, không bỏ một giờ, không quên một buổi làm việc. Vậy động lực nào đã giúp anh thanh niên vượt qua tất cả mọi gian khó? Đó chính là những suy nghĩ về nghề nghiệp đúng đắn và sâu sắc của anh. Anh ý thức được rằng mình làm việc vì quê hương, vì tổ quốc : "Mình sinh ra ở đâu? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?". Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận. Không được ra trận, anh tự nguyện khoác ba lô vượt suối băng rừng lên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Anh hiểu rằng công việc của anh dù là một mắt xích nhỏ nhưng nó góp phần vào công cuộc xây dựng tổ quốc. Anh còn nghĩ và tâm với ông họa sĩ : "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Công việc của cháu gian khổ đến thế đấy , chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất". Rõ ràng, phải say mê và yêu công việc lắm lắm thì anh mới có thể coi công việc là người bạn thân thiết, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc.
Không chỉ có anh thanh niên yêu nghề, say mê với nghề mà còn có ông họa sĩ. Ông là người có tuổi đời cao, có kinh nghiệm làm việc sâu sắc. Ông luôn cống hiến cho nghề nghiệp bằng cả tình yêu với nghề. Hơn hết, ông ý thức được sâu sắc những giá trị của lao động mang lại cho cuộc đời mỗi con người.
Bên cạnh đó, cô kĩ sư cũng là một người thanh niên trẻ giống như nhân vật chính của truyện. Sáng lên ở cô chính là sự dũng cảm, bản lĩnh, sẵn sàng rời bỏ thành phố, chốn phồn vinh đô thị để đi đến một nơi thật xa cống hiến và làm việc. Điều này cũng bộc lộ cái tình yêu nghề, khát khao và sự hi sinh cao cả trong người con gái ấy.
Có lẽ, chỉ vì lẽ sống cho đẹp ấy thì những con người vô danh ấy mới tìm được hạnh phúc đích thực. Đúng như nhà thơ Tố Hữu từng viết:
"Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Tác phẩm đã kể về những con người lao động vô danh thầm lặng. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên một tình yêu với công việc, tình yêu Tổ quốc. Chính tình yêu áy đã tạo nên điểm tương đồng và chính nó đã thắp sáng lên ý chí cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Qua đây, thầm ca ngợi những con người lao động thầm lặng và tác giả Nguyễn Thành Long. Vì nhờ có ông, chúng ta mới thêm hiểu, thêm tự hào về những con người vô danh nhưng mang lại nhiều giá trị hết sức lớn lao.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |