Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
140
1
2
Hiển
22/03/2022 08:33:58
+5đ tặng
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng. Từ đó khẳng định rằng nếu chỉ có một người sẽ không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Như vậy, con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.


 
Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

Cho dù là với một cá nhân hay một tập thể, công đồng thì đoàn kết là rất cần thiết. Bởi chỉ có đoàn kết một lòng mới xây dựng xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.

Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là một lời khuyên đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời khuyên quý giá dành cho bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Đại Dương
22/03/2022 08:34:11
+4đ tặng

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

 “Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. 

Lời răn dạy của cha ông  thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×