Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lãnh thổ nước ta có đến ¾ là đồi núi. Rừng có lợi ít to lớn nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế, đời sống sinh hoạt và môi trường. Do vậy hiện tượng mất rừng một cách nhanh chóng thực sự là nguy cơ lớn. Chỉ so với năm 1943, thì đến nay tài nguyên rừng của nước ta cạn đi rất nhanh, vượt xa mức báo động thông thường. Độ che phủ rừng trên toàn quốc từ trên 50% trước đây chỉ còn dưới 21%, riêng Bắc Bộ thậm chí dưới 20%, một số vùng ở Tây Bắc chỉ còn dưới 8%, nghĩa là đã mất đi 4,5 triệu ha rừng. Về mặt chất lượng, sự tàn phá còn ghê gớm hơn. Cho đến nay coi như nước ta đã hết loại rừng giàu, có trữ lượng 300m3/ha. Rừng loại khá: 120 – 150m3/ha chỉ còn độ 3,3 triệu ha, rừng xấu có trữ lượng 40 – 70m3/ha có độ khoảng 5 triệu ha, trong khi đó diện tích coi như không còn rừng lên đến 13 triệu ha. Do vậy tính bình quân theo đầu ngườinước ta đạt mức độ rất thấp, chỉ 16m3/người (lúc dân số mới 50 triệu) trong khi đó ở Thái Lan là 105m3/người, Phần Lan là 247m3/người.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là trồng rừng, khôi phục vốn rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừngp lên khoảng 50% trên phạm vi cả nước, đối với miến núi phải đưa lên cao hơn.
Về mặt khai thác, phải tăng cường các biện pháp kĩ thuật để thu được cả cành, ngọn, lá và tránh tình trạng lấy được 1 cây gỗ to thì phá hại hàng chục cây nhỏ khác. Đồng thời, phải có sự quy định khai thác theo nhóm, theo tuổi cây…
Khai thác, bảo vệ và trồng rừng là những biện pháp thường xuyên, cấp bách và đi liền với nhau.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |