Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…
(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 3. Hình ảnh cô gái mở đường trong đoạn trích đã cho em bài học sâu sắc nào? Vì sao em chọn bài học đó?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Năm 1972, bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên các báo chí được bạn đọc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữ thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng". Đây là bài thơ sáng giá nhất trong chùm thơ của chị được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Năm viết bài thơ "Khoảng trời hố bom"(10/1972) chị mới bước sang tuổi 23.
Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trọng điểm đầy bom đạn ác liệt:
"Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...."
Hố bom kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Người con gái đã ngã xuống trong bom đạn quân thù còn trẻ lắm, được nhà thơ nữ 23 tuổi gọi bằng "em" với tất cả tình yêu thương. Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên như lối kể chuyện dân gian, giọng điệu tâm tình, chứa chan xúc động:"Chuyện kể rằng em cô gái mở đường" ...Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hy sinh vô cùng cao cả của em:
"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom"
Play"Em" đã xả thân để cứu con đường, giữ vững mạch máu giao thông "cho đoàn xe kịp giờ ra trận". Dũng cảm, mưu trí và anh hùng biết bao! Em tự giác, tự nguyện chấp nhận hy sinh: Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa- Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom". Em đã được điều như em mong muốn. Ngọn lửa em thắp lên đã đánh lừa được lũ giặc lái Hoa Kỳ, con đường "khỏi bị thương", nhưng em đã hi sinh. "Hứng" nghĩa là đón lấy. Cô gái mở đường đã "hứng lấy luồng bom". Hành động ấy diễn ra một cách thầm lặng, vô cùng cao cả và anh hùng. Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong thắp sáng lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mỹ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt "Tình yêu Tổ Quốc". Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:
"Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi, bờ sông
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy"
Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:
"Đánh lạc hướng thù // hứng lấy luồng bom"
Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hy sinh cực kì anh dũng. Sự hy sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |