Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết 1 đoạn diễn dịch 12 câu để làm sáng tỏ tâm lí của các nhân vật sau tình huống Nho bị thương trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi"

Hãy viết 1 đoạn diễn dịch 12 câu để làm sáng tỏ tâm lí của các nhân vật sau tình huống Nho bị thương trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi".
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
971
1
1
Phùng Minh Phương
03/04/2022 19:42:58
+5đ tặng
Phương Định – nhân vật chính và là người kể câu chuyện – là một nữ sinh Hà Nội, vào chiến trường đã được ba năm. Đó là một khoảng thời gian ngắn của cuộcđời; nhưng đối với người ra chiến trường, ở giữa vùng trọng điểm nơi tập trungnhiều bom đạn nhất trên tuyến đường Trường Sơn, hằng ngày phải phơi mình trêncao điểm bị địch bắn phá kinh hoàng, ba năm thật dài và đầy gian lao, khốc liệt.Giữa hoàn cảnh chiến tranh ác liệt đến vậy, lời văn của Lê Minh Khuê vẫn tràn đầylạc quan, bà đã để cho Phương Định tự nhận xét về mình: “Nói một cách khiêm tốn,tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnhnhư đài hoa loa kèn”; còn đôi mắt cô thì dài, nâu, “có cái nhìn sao mà xa xăm”,nheo lại như chói nắng. Về sở thích, cô thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bógối mơ màng; thích những bài hành khúc bộ đội, dân ca quan họ dịu dàng,thích“Ca-chiu-sa” của Nga, dân ca Ý… Phương Định mê hát đến nỗi bịa cả lời ramà hát. Đối với đồng đội, cô luôn yêu mến họ; cảm phục các anh bộ đội nhưngkhông phải cái kiểu “săn sóc, vồn vã” mà trong thâm tâm, cô luôn nhủ rằng: “nhữngngười đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Khi Nho bị thương, cô đã bế Nho lên rồi nhanh chóng băng bó vết thương, pha sữa cho Nho uống. Phương Định quả là một cô gái Hà Nộitrẻ trung, xinh xắn, luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương đồng đội như chị em;tâm hồn mơ mộng, nhạy cảm và trong sáng, hồn nhiên, có cả chút “kiêu” duyêndáng và đầy nữ tính…Bên cạnh tâm hồn mơ mộng hồn nhiên, trong một lần phá bom, tính cách củaPhương Định tiếp tục được Lê Minh Khuê miêu tả sinh động và rõ nét. Lúc đến gầnchỗ có bom, cô cũng sợ, nhưng “cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sĩ dõi theo”,lòng dũng cảm được kích thích sự tự trọng nên cô không sợ nữa, đàng hoàng bước

tới chứ không đi khom. Khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, một tiếng động sắc “gaingười”, Phương Định rùng mình và cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chắcchạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức. Xong nhiệm vụ, cô chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lolắng, “tim đập không rõ”, thần kinh căng thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết,nhưng mờ nhạt; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc bom có nổ không. Côkhông ngần ngại hi sinh; cái công việc khủng khiếp bóp ngạt trái tim này đâu chỉdiễn ra hôm nay, những nguy hiểm không kể xiết ấy diễn ra từng ngày, trở thànhmột điều quen thuộc. Cô chỉ sợ đường không thông, không hoàn thành nhiệm vụ.Rồi khi bom nổ - một thức tiếng kì quái váng óc – ngực nhói, mắt cay, cô vẫn phủiáo và chạy xuống ngay nơi nổ. Trong truyện, có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm línhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọicảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiếntrường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh củangười thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất…Trận mưa đá cuối đoạn trích đã góp phần tô đậm thêm nét tính cách độc đáocủa. Phương Định. Mưa đá bất ngờ ập đến, cô vui thích cuống cuồng, chạy ra nhặtđá; những niềm vui con trẻ lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Sau khi mưa tạnh, là cảmột dòng sông kí ức cùng nỗi nhớ da diết về gia đình và thành phố thân thương, tấtcả như trào dâng, xoáy mạnh trong tâm trí cô. Đến đây, giọng kể chậm lại, nhịpđiệu câu văn như giãn ra phù hợp với lời hồi tưởng. Nỗi nhớ đó vừa là niềm khaokhát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô ngay giữa hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh. Giữachiến trường mịt mù khói lửa, tâm hồn Phương Định vẫn luôn tỏa sáng mộng mơ,lạc quan yêu đời. Đó chính là một nét đáng yêu của của tuổi trẻ Hà Nội, đặc biệt làcủa những sinh viên Hà Nội xung phong vào chiến trường gian khổ…Lê Minh Khuê đã thành công trong việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất, góp phầnlàm nổi bật thế giới nội tâm của Phương Định nói chung, của những cô gái thanhniên xung phong nói riêng. Vai kể là nhân vật chính, có cách kể linh hoạt, tự nhiên,ngôn ngữ trẻ trung, sinh động. Đặc biệt, nhà văn sử dụng nhiều câu ngắn, câu rútgọn, câu đặc biệt phù hợp với không khi căng thẳng, khẩn trương của chiến trường. Nghệ thuật đồng hiện, bút pháp miêu tả, biểu cảm hợp lí. Nghệ thuật miêu tả tâm línhân vật rất tinh tế và sinh động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Avicii
03/04/2022 19:44:01
+4đ tặng
NHo, Phương Định, Thao - ba cô gái thanh niên xung phong dưới ngòi bút của Lê Minh Khuê trong Những ngôi sao xa xôi hiện lên trước hết với sự dũng cảm nơi chiến trường. Họ làm công việc phá bom nguy hiểm - tổ trinh sát mặt đường nhưng không bao giờ họ ngại khó, ngại khổ. Ta có thể thấy họ luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng cho công việc: chị Thao phân công nhiệm vụ, Nho đội cái mũ sắt lên đầu, Phươgn Định bị thương nhưng không đi thăm khám ở viện. Bên cạnh đó, họ còn ngời sáng vẻ đẹp của lí tưởng. Lí tưởng đã thôi thúc ba người trẻ lên đường vì quê hương ngay cả khi sống trong những thiếu thốn "cây cối xơ xác, đất đá nổ tung". Lí tưởng hun đúc họ từ ba cô gái thành ba đồng chí dũng cảm "coi cái chết là cái gì mờ mịt, mơ hồ, khóc là bằng chứng của sự tự nhục mạ". Tinh thần đồng đội cũng là nét đẹp sáng ngời trong ba cô gái. Chính tinh thần ấy đã soi chiếu và giúp họ bên nhau, động viên cùng nhau vượt qua bao nguy hiểm. Bạn đọc có thể thấy sự quan tâm trong cư chỉ họ dành cho nhau. "Nho bị thương, tôi băng cho Nho, chị Thao sốt ruột dù sợ máu nhưng vẫn đến bên Nho". Chỉ một ánh mắt nhìn nhau thôi nhưng họ hiểu người kia muốn nói điều gì. Còn gì đáng trân quý hơn thế! Có lẽ tình đồng đội đã trở thành chất keo hun đúc các cô gái và làm rực sáng tinh thần đấu tranh trong họ. Chiến trường gian khổ không làm mất đi cái đẹp của tâm hồn. Mỗi cô gái một sở thích: Phương Định thích hát, chị Thao thích chép lời bài hát, Nho thích ăn kẹo... đều rất đágn trân quý. Lê Minh Khuê đã chọn lựa hình ảnh tiêu biểu cho chiến tranh, tạo dựng tình huống truyện độc đáo và liên tiếp đưa bạn đọc đến với những suy tư để nhìn nhận ba người con gái đầy ý chí ấy. Tóm lại, vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong đã trở thành điểm nhấn trên trang văn và mãi lắng đọng trong trái tim người đọc. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×