Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề 1: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương … có loại đáng nhớ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
Bài làm 2
Văn chương là sáng tạo tinh thần của con người. Xã hội, con người không chỉ cần có cơm ăn, áo mặc… mà còn cần có văn chương nghệ thuật. Hoa trái làm cho thiên nhiên thêm màu mỡ, văn chương nghệ thuật tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp, bồi đắp cho tâm hồn con người thêm phong phú. Có hoa thơm trái ngọt thì cũng có hoa dại, quả đắn. Văn chương cũng vậy, có loại "đáng thờ", cũng có loại "không đáng thờ". Con người và cuộc đời không thể thiếu văn chương. Đúng như danh sĩ Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) đã nói: "Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Câu nói của Nguyễn Văn Siêu thể hiện một quan điểm văn chương rất tiến bộ.
Thế nào là loại văn chương "đáng thờ"? Đó là những sáng tác văn học, quan tâm trước hết đến con người, luôn luôn hướng tới cuộc sống và coi trọng mục đích phục vụ con người, coi "văn học là nhân học". Các nhà văm, nhà thơ theo quan điểm này coi giá trị văn chương không phỉa ở chỗ dùng từ hay, hình ảnh đẹp,.. mà là ở chỗ nó có ích cho cuộc đời nhiều hay ít, nó có giá trị nhân bản và mang tính nhân văn, có tác dụng làm giàu và góp phần bồi bổ nền văn hóa dân tộc như thế nào. Đó chính là quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh", bao gồm các tác phẩm cổ điểm như hịch, cáo, văn tế của tổ tiên, ông cha để lại, các tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực và cách mạng, ngoài ra còn có một số tác phẩm thuộc trào lưu lãng mạn trước năm 1945.
Văn chương chân chính phục vụ con người, gắn bó với nhân tâm thế sự, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, diễn tả nỗi đau, niềm vui và hy vọng của hàng triệu con người. Văn chương gắn bó với sự tịnh suy của đất nước, với tâm hồn của nhân dân. Văn chương là vũ khí, nhà văn, nhà thơ là chiến sĩ. "Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc" (Vua Trần Thái Tông). "Bút lưỡi muốn xoay dòng nước lũ" (Phan Châu Trinh); "Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng – Cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói" (Phan Bội Châu).
Giữa thế kỉ XIX, nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao thiên chức của người cầm bút:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mất thằng gian bút chẳng tà.
"Đạo" ở đây là nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, là thái độ khinh bỉ, căm thù đối với bnj Việt gian bán nước, bọn lừa thầy phản bạn.
Chủ tịch Hồ Chí minh kế thừa và phát triển quan niệm văn chương của tiền nân, nêu lên nhiều bài học sâu sắc cho văn nghệ sĩ. Trong Ngục trung nhật ký, Bác có viết:
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Trong kháng chiến chống Pháp, Bác nhắc nhở các họa sĩ, các văn nghệ sĩ: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
Những ý kiến ấy đã hùng hồn khẳng đinh: "Loại văn chương chuyên chú ở con người mới đáng thờ". Nhịp sống của đất nước và nhân dân ta không thể thiếu loại văn chương như thế. Loại văn chương "đáng thờ" mà Nguyễn Văn Siêu nói tới chính là văn chương viết về con người, phục vụ con người, đề cao tính tư tưởng của văn chương.
Trái lại, còn có loại văn chương "không đáng thờ". Đó là loại văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương". Loại văn chương đó chỉ coi trọng đến tôn thờ mặt hình thức, coi nghệ thuật là trên hết, là tất cả. Nhà thơ ngồi trong tháp ngà để sáng tác, chỉ lo trau chuốt cho cái đẹp của hình thức, lo săn tìm cái đẹp hào nhoáng bên ngoài chứ không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng, không hề quan tâm đến số phận của con người, không có trách nhiệm đối với cuộc đời và số phận. Thậm chí có lúc họ nâng hình thức nghệ thuật lên thành một thứ chủ nghĩa, một thứ tôn giáo: chủ nghĩa duy mĩ.
Đối với những thi nhân thời xưa "chuyên chú ở văn chương" có nghĩa là chỉ chăm chú gò đẽo câu chữ, đặt câu cho khéo, vế đối cho chỉnh, gieo vần hóc hiểm, sử dụng điển tích điển cố, chơi chữ cho hóm hỉnh,… Hoắc chỉ biết ngâm vịnh phù phiếm, trong thơ chỉ toàn có "mây gió trăng hoa tuyết nguyệt…" mà không hề đoái hoài đến nhân tâm thế sự. Lê Quý Đôn từng nhắc nhở: "Nếu chuộng nặn nọt, ưa mới lạ, gò gẫm từng chữ, từng câu, thì thơ làm ra sẽ kém".
Loại văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương" là loại không đáng thờ, không đáng để tâm đến. Loại văn chương ấy nhất định bị độc giả quay lưng lại, bị thời gian xóa nhòa, quên lãng.
Cái tâm và cái tài của nhà văn đã "hóa thân" thành tác phẩm làm nen giá trị văn chương vừa hay vừa đẹp. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Toản, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tản Đà,… là loại văn chương đáng thờ, để lại dấu son trong tâm hồn dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài thơ, bài văn mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn như bài Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi,.. là những tác phẩm đáng thờ, sống mãi trong tâm hồn độc giả, làm giàu đẹp nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu của hai loại văn chương "đáng thờ" và "không đáng thờ" đã nêu cao tính tư tưởng của văn chương, coi trọng tư tưởng là cái gốc của con người, của nghệ thuật, đề cao chức năng giáo dục của văn học.
Qua ý kiến ấy, ta càng thấy rõ văn chương là món ăn tinh thần vô cùng quan trọng và cao quý có tác dụng bồi đắp tâm hồn, nâng cao tư tưởng, nhất là tình yêu nước, tình nhân ái cho mỗi chúng ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |