Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
 Đề 1: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Đề 2: Uống nước nhớ nguồn
            cản ơn nhiều
1 trả lời
Hỏi chi tiết
73
1
0
Boy lạnk lùnk
11/04/2022 20:55:41
+5đ tặng

Với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã hun đúc được những truyền thống tốt đẹp mà cho dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, của thời gian cũng không thể phai mờ. Trong đó, truyền thống nhân nghĩa, thủy chung là bao trùm hơn cả và lòng biết ơn chính là một trong những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp này. Đạo lý sống tốt đẹp đó được ông cha ta lưu truyền trong những câu ca dao, tục ngữ để răn dạy con cháu đời sau. Tiêu biểu nhất chính là hai câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”

Hai câu tục ngữ trên tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng đều chứa đựng bài học luân lý về cách sống, tình nghĩa cao đẹp giữa con người với nhau đó là cần phải biết ơn cha ông tổ tiên, những anh hùng cứu nước những con người đã mang lại cho ta cuộc sống hòa bình hạnh phúc.

Câu tục ngữ: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thật ngắn gọn nhưng chứa đựng trong đó là một đạo lý sống rộng khắp. Ông cha ta đã mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” rất chân thực để răn dạy con cháu. Khi chúng ta được thưởng thức những trái thơm, quả ngọt thì cần nhớ tới mồ hôi của người đã vun trồng chăm sóc để cây trồi nảy lộc đơm hoa kết quả. Câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa này mà suy rộng ra quả ngọt ở đây chính là những thành quả về giá trị vật chất và tinh thần mà những người đi trước đã dùng biết bao công sức, tâm huyết để lưu truyền cho con cháu muôn đời. Thiết yếu nhất trong cuộc sống của chúng ta là miếng cơm manh áo những thứ đó đâu tự dưng mà có:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Khi được thưởng thức bát cơm thơm dẻo trên tay, để có những hạt ngọc đó biết bao công sức đã bỏ ra, bao giọt mồ hôi mặn chát đã chảy xuống của những bác nông dân. Đâu chỉ có vây, tấm áo ta mặc, chiếc giày ta mang, con đường ta đi, ngôi trường ta học và còn biết bao những điều khác chẳng thể kể hết đó là công sức của bao lớp người đã dựng xây để chúng ta thế hệ con cháu được hưởng quả thơm, trái ngọt. Con người sống đâu chỉ vật chất đã đủ, cha ông ta còn chắt lọc và để lại biết bao những di sản văn hóa, nghệ thuật, những thành tựu sáng tạo độc đáo. Đó là những câu ca quan họ, điệu hò, điệu ví, những công trình văn hóa tâm linh đã góp phần tạo nên một Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ấm nồng tình người.

 

Đến câu tục ngữ thứ 2 cũng giống như câu tục ngữ thứ nhất mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể sinh động. Nước chính là thứ thiết yếu hàng đầu cho muôn loài và con người thiếu nước muôn vật chẳng thể sinh sôi phát triển. Nước trong câu tục ngữ này cũng chính là hàm ý chỉ những thành quả tốt đẹp nhất của cha ông mà con cháu được hưởng thụ. Ở câu tục ngữ trên tác giả dân gian sử dụng từ “Kẻ” có phần thu hẹp thì ở câu tục ngữ này từ “nguồn” đã diễn tả sự sâu rộng hơn, bao trùm hơn. Đó chính là nguồn gốc, nguồn cội vô cùng thiêng liêng của mỗi dân tộc, là tổ tiên, ông bà, cha mẹ và biết bao con người khó có thể nói hết đã tạo ra dòng nước mát lành chính là đất nước Việt Nam tười đẹp cho bao thế hệ con cháu sinh sống và phát triển.

Hai câu tục ngữ chỉ vỏn vẹn vài từ ngắn gọn nhưng chứa đựng bài học luân lý sâu sắc mà khi ai đã đọc thì chẳng thể nào quên. Trong hai câu tục ngữ đều có từ “nhớ” đây là một từ quan trọng, tâm điểm không thể thay thế. Nếu ta thay từ “nhớ” bằng một từ khác như: “biết”, “hiểu”,..câu tục ngữ vẫn chung ý nghĩa nhưng giá trị nhân văn, giá trị tư tưởng đã suy giảm đi rất nhiều. Nó không còn thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Trong kho tàng văn học dân gian, bao ca từ tười đẹp nói về lòng biết ơn cũng có từ “nhớ”

“Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi”

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Để có đất nước tươi đẹp này biết bao anh hùng vĩ đại, những người liệt sĩ, những người đánh đổi cả mạng sống cho đất nước tự do, hạnh phúc tương lai. Từ xa xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, rồi biết bao những anh hùng xả thân vì nước: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… Chúng ta cũng chẳng phải kiếm tìm đâu xa những con người mà ta cần biết ơn kính trọng đó là cha mẹ sinh thành dưỡng dục, thầy cô ân cần dạy dỗ cho ta kiến thức hay là cô lao công, bác xe ôm, nhưng cô chú lao công,… còn nhiều lắm những con người hi sinh thầm lặng giúp cho cuộc sống yên bình tươi đẹp hơn.

 

Nhớ ơn là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta. Mỗi người cần phải thấm nhuần tư tưởng cao đẹp này, duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng là duy trì nét đẹp tâm hồn. Nhớ ơn không phải là những lời nói xuông mà phải xuất phát từ cái tâm sáng, từ lòng chân thành gắn liền với những việc làm tốt đẹp thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” gần gũi nhất là thờ cúng ông bà tổ tiên trong mỗi gia đình và rộng hơn là những lễ hội tổ chức hàng năm tưởng nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc. Hàng loạt những ngày mít tinh, kỉ niệm: 27/7- ngày thượng binh liệt sỹ, 20/11 – ngày nhà giáo Việt Nam… Những việc làm thể hiện lòng biết ơn như một bông hoa đẹp tỏa hương thơm mát cuộc sống thêm rực rỡ chan hòa yêu thương. Đặc biệt, chúng ta thế hệ trẻ chính là những người được “ ăn quả”, “uống nước” được hưởng những thành quả tốt đẹp mà cha ông truyền lại nên ai cũng phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đep này. Bằng hành động nhỏ nhất ta hãy biết nói lời cảm ơn với những ai giúp đỡ ta, luôn có trách nhiệm trong mỗi công việc để hoàn thiện bản thân, xây dựng đất nươc.

Tuy nhiên ngày nay cũng có nhiều hiện tượng suy đồi đạo đức đâu đó trong xã hội cũng có kẻ vô ơn, ích kỉ quay lưng phản bội lai người đã giúp đỡ mình. Đó là những kẻ ích kỉ giả dối chỉ muốn hưởng thụ, thật đau lòng biết bao khi hàng loạt vụ án nghịch tử giết cha mẹ đã xảy ra, nhiều kẻ đối xử tàn nhẫn với người thân, học trò vô lễ với thầy cô. Nếu bạn đến một di tích lịch sử văn hóa sẽ thấy nhan nhản những hành động xấu xí nơi thờ cúng những vị anh hùng dân tộc. Thật đáng buồn khi những em học sinh của một ngôi trường mang tên Phan Bội Châu người anh hùng dân tộc, khi các em được hỏi có biết ông là ai thì tất cả đều cười trừ không biết. Đó chỉ là số ít trong rất nhiều những hành động xấu xí tỏ rõ sự vô ơn, sống quên nguồn cội của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Trong cuộc sống hiện đại với những thú vui phù phiếm tầm thường đã khiến bao người trở nên vong ân bội nghĩa quên đi quá khứ, và những người đó sẽ nhận lại sự coi thường khinh ghét trở thành những kẻ vong bạc đáng thương.

 

Là người con của dân tộc Việt Nam anh hùng bản thân mỗi chúng ta phải luôn thấm nhuần bài học giáo dục về nhân cách, bài học cội nguồn phải luôn được gìn giữ phát huy.Mỗi người hãy tu dưỡng cho mình một nhân cách tốt đẹp, tỏa hương như loài sen giản dị, thanh khiết. Cùng với đó, một người giữ gìn sẽ không đủ vậy nên hãy giúp cho mỗi người dân đất Việt đều trở thành một đóa hoa thơm, hương sắc cùng chung sức viết lên những trang sử vàng dân tộc.

Hai câu tục ngữ giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, để có được trái ngọt nước mát cho con cháu ông cha ta đã mất bao công sức, tâm huyết để vun trồng, gạn đục khơi trong nên lòng thành kính, biết ơn là vô cùng quan trọng cũng là một trong những phẩm chất cao quý nhất vậy nên thế hệ trẻ hôm nay phải luôn trau rồi rèn luyện bản thân để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. Đồng thời hai câu tục ngữ cũng răn dạy cảnh tỉnh những kẻ vong ân bội nghĩa phải thức tỉnh bởi lẽ:

“Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo