Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích ý kiến "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó"

Giải thích ý kiến "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó" (tách 5 đoạn)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
153
1
0
kngn
19/04/2022 17:55:07
+5đ tặng

Bác Hồ đã nói : " có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ! " .

 Câu nói này của Bác thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân. làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô dụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ớ đây không đáng được trân trọng nữa. Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức.

Con người sống trên đời không phải cứ việc tồn tại là sẽ hoàn thành chữ "Người" vốn có mà phải làm sao cho xứng đáng với chữ "Người" ấy, đã là một con người thì phải có nhân cách, mà hơn hết đó là nhân cách tốt đẹp, hay nói cách khác, đó là đạo đức. Đạo đức ấy đó là cư xử hành thiện, tu nhân tích đức, có đạo đối nhân xử thế phải lẽ, biết thế nào là điều hay lẽ phải, biết tránh xa những việc làm xấu, việc làm sai trái có hại cho người khác. Cái “đức” chính là gốc rễ của lối sống đẹp, là nền tảng để con người sống tốt đẹp hơn đồng thời tạo ra các giá trị đem lại sự tốt đẹp cho người khác. Về phần tài năng, đây là một năng lực mà ai cũng mong có, tài năng, khả năng hay nói cách khác đó là trình độ học vấn hay năng lực trên một lĩnh vực nào đó cũng là phần vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Muốn làm bất cứ một điều gì cũng cần có kiến thức, quan trọng hơn là có tài năng. Chỉ những người có đủ năng lực thực sự mới có khả năng gánh vác những trách nhiệm, trọng trách lớn vì vậy họ là những người được trọng dụng hơn cả so với những người bình thường. Có thể nói, chính tài năng là chìa khóa cho sự thành công trên mọi lĩnh vực đời sống.
Vậy cái “đức” quan trọng hơn hay là cái “tài” quan trọng hơn? Như Bác đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nếu một người có đầy đủ đạo đức, nhân cách nhưng không có tài năng thì đối với một số việc, không có đủ kiến thức, muốn hoàn thành thì là một việc rất khó khăn. Còn “Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng”, một người có tài năng mà không có đạo đức, cho dù thuận lợi cho bất cứ công việc gì cũng không nhằm mục đích tốt đẹp, vì lòng nhân thì ngược lại, rất có thể đó là một tài năng gây hại cho con người, cho tổ quốc, đó là một kẻ vô dụng. 

Từ đó , chúng ra rút ra được kết luận rằng : " đức và tài chính là hai phẩm chất không thể thiếu ở mỗi con người. Học sinh cần rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý cũng như có đủ khả năng làm việc và học tập tốt để có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội và đất nước ! "

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hy
19/04/2022 19:12:50
+4đ tặng
Mb : Dẫn dắt vấn đề nghị luận 
Tb - Gải thích tài là j ? +đức là j 
Tại sao phải cần có đức +vai trò 
Biểu hiện của những người có đức 
Nêu 1 số ví dụ qua ý kiến trên 
Đánh giá nhận định 
Kb 

Bài tham khảo 
Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×