Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

07/05/2022 09:00:44

Sau khi học xong văn bản "Sống chết mặc bay"

Sau khi học xong văn bản "Sống chết mặc bay" em thấy mọi người phải có trách nhiệm gì để giảm thiểu sự tác động của thiên tai đến cuộc sống của chúng ta
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
253
0
0
Hoàng Thanh Thảo
07/05/2022 09:01:49
+5đ tặng

Phạm Duy Tốn là một nhà văn sáng tác không nhiều, nhưng trong số các tác phẩm của ông, nổi bật nhất là truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã để lại nhiều giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, giúp người đọc hiểu rõ hơn về bộ mặt thực dân phong kiến trong xã hội đương thời.

Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí Nam Phong, số 18, xuất bản năm 1918. Đây là một trong những truyện ngắn đầu tiên của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam được viết bằng chữ quốc ngữ. Nhà văn đã tập trung tái hiện một cách khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn, xa hoa, hưởng lạc của lũ quan lại. Trước hết, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng đầu tiên về nhan đề của truyện. “Sống chết mặc bay” được lấy ý từ thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Nó đã cho thấy vô trách nhiệm của quan phụ mẫu với nhân dân. Dù dân có sống hay cái chết, quan cũng mặc kệ, không hề để ý, không hề quan tâm. Như vậy nhà văn đã gợi mở cho người đọc được nội dung của tác phẩm ngay từ nhan đề.

Tiếp đến khi đi sâu vào khám phá nội dung, người đọc có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhà văn đã khắc họa hai cảnh đối lập nhau: cảnh nhân dân hộ đê ngoài trời và cảnh các quan hộ bài trong đình. Mở đầu truyện là cảnh nhân dân hộ đê: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Đê còn hay mất ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ dân chúng và quan lại. Những tưởng trong hoàn cảnh đó, quan lại phải là người đứng “đầu sóng ngọn gió” cùng với nhân dân hộ đê. Nhưng sự việc diễn ra lại hoàn toàn đối lập với lẽ thông thường ấy.

Hoàn toàn trái ngược với hình ảnh bên ngoài, trong đình cách đó không xa, viên quan phụ mẫu của dân đang ngồi chơi bài. Nhà văn đã khắc họa một khung cảnh tráng lệ, yên bình đáng sợ: “trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng”. Thái độ của quan phụ mẫu cũng chẳng có gì là lo lắng cho con đê ngoài kia. Quan chỉ nghĩ đến ván bài đang chơi dở Khi có người chạy vào báo với quan là đê đã vỡ: “Bẩm quan lớn, dễ đê vỡ mất rồi”. Thì quan lại đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi! Thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày”. Đối diện với hiện thực ấy, mức độ vô trách nhiệm của quan càng thể hiện rõ khi quan cho rằng mình đứng ngoài cuộc trong việc hộ đê. Giọng đe dọa của quan đã thể hiện ngài là người quen thói hống hách, quát nạt. Cho nên khi nghe tin đê vỡ, ngay lập tức ngài đổ trách nhiệm cho dân: “ông cách cổ, ông bỏ tù chúng mày”. Quan đã tự cho mình chẳng có liên quan gì trong sự việc này. Hơn thế nữa, quan lại tức còn tức giận vì ngườị nhà quê đã làm gián đoạn ván bài của mình. Ngay khi đuổi được anh ta đi khỏi, quan quay trở lại ván bài một cách sốt sắng: “Thầy bốc quân gì thẻ?” Đến khi ván bài ù, quan vỗ tay xuống sập kêu to. Ngài xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!”. Niềm vui của quan là niềm vui chà đạp lên bao sinh mạng của nhân dán, bao tiếng kêu cứu. Đam mê cá nhân của quan được thỏa mãn nhưng đánh đổi bằng bao nhân mạng và của cải của người dân. Cuối cùng khi con đê bị vỡ, “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu.

Khi đọc truyện, người đọc đã cảm nhận sâu sắc về hoàn cảnh éo le của người dân, sự vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Sống chết mặc bay quả thật là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Dương
07/05/2022 09:05:13
+4đ tặng

Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.

Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.

Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.

Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...

Thứ sáu, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng.

Thứ bảy, khi có thiên tai xảy ra, cần huy động tổng hợp các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện và nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và các yếu tố đảm bảo. Sau thiên tai, cần đánh giá chính xác thiệt hại, huy động nội lực với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và coi trọng sự cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.

Thứ tám, thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; xem đây là giải pháp căn cơ nhất để phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển một cách bền vững.

Quan tâm đầu tư cho các đơn vị cơ sở xã, phường nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ cao về phương tiện cứu hộ, cứu nạn, dự trữ các nhu cầu thiết yếu lương thực, thực phẩm, thuốc men,... để phục vụ ứng cứu và khắc phục kịp thời hậu quả của thiên tai.

Cần có quy định để các ngành, các cấp, các địa phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH cần lấy quy hoạch phòng, chống bão, lũ làm một tiêu chí quan trọng để chọn phương án phù hợp.

Tiếp tục qua tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình phòng, chống thiên tai như kiên cố hóa hồ đập,... đồng thời tăng cường công tác dự báo, dự tính; cung cấp thông tin dự báo đầy đủ và tin cậy hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×