LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu Tiên học lễ, hậu học văn

Giải thích câu Tiên học lễ, hậu học văn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
103
0
0
Phan Thảo
31/05/2022 14:08:06
+5đ tặng
"Tiên học lễhậu học văn" có nghĩa là việc đầu tiên cần phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích, sống có ý nghĩa đối với cuộc đời này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bngann
31/05/2022 14:08:43
+4đ tặng

Từ xưa tới nay, lễ nghĩa chính là điều mà ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu phải không ngừng rèn luyện. Và câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là lời dạy dỗ chứa đựng lời dạy đó.

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta. Câu tục ngữ này gồm hai vế tồn tại song song độc lập với nhau, nhưng bổ trợ ý nghĩa cho nhau.

“Tiên học lễ” là gì? “Tiên” là trước hết học lễ nghĩa đạo đức làm người, thể hiện sự quan trọng của việc biết lễ phép, sống đúng đạo đức biết đối nhân xử thế với những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Trong phần này cha ông ta muốn nhắc nhở con cháu mình muốn làm người tài giỏi thì trước tiên hãy học làm người tử tế, biết sống hiếu thuận, yêu kinh người bề trên, người có ơn nghĩa với mình.

“Hậu học văn” là gì? “Hậu” chính là sau, thể hiện vị trí thứ hai của việc học văn hóa, học kiến thức so với việc học lễ nghĩa đạo đức là không quan trọng bằng. Con người sống trong xã hội muốn được người khác kính nể, tôn trọng thì cần phải có đạo đức, biết sống theo lễ giáo gia phong. Sau đó mới là học văn hóa, học những điều kiến thức, mang lại lợi ích về kinh tế, thành công trong công việc cho con người. Như vậy, câu tục ngữ trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng với mỗi con người chúng ta.

Bởi nếu một người có kiến thức vô cùng uyên bác, được đất nước trọng dụng những sáng tạo cống hiến của mình. Nhưng người đó lại không biết cách đối nhân xử thế sao cho đúng giá trị đạo đức, không coi trọng những người lớn tuổi, những người sinh thành dưỡng dục ra mình thì những kiến thức tài giỏi mà anh ta học được cũng không có ý nghĩa gì hết. Một người có nhân cách tốt, thì mới là người được người ta kính trọng, yêu mến. Một con người dù tài giỏi nhưng không có đạo đức, không có nhân phẩm tốt thì dù có tài tới mấy cũng bị xã hội tẩy chay, bởi thói vô đạo đức của mình không được ai chấp nhận trong cộng đồng.

Đạo đức, lễ nghĩa chính là nền tảng làm nên sự lành mạnh của xã hội. Những con người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ được xã hội yêu mến, tạo cơ hội phát triển. Mỗi con người khi sống trong xã hội cần phải tự rèn luyện giá trị đạo đức lễ nghĩa của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, đức xã hội chấp nhận

Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn khuyên con người ta hãy học cách làm người sống có đạo đức trước khi học văn hóa. Đúng như Bác Hồ từng nói “Người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. Con người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư