Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

 

ĐỀ BÀI

A.PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (5.0 điểm)

Emhãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

                   Dòng sông mới điệu làm sao

                     Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.

                   Trưa về trời rộng bao la

                     Áo xanh sông mặc như là mới may.

                    Chiều chiều thơ thẩn áng mây

                    Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.

                    Đêm thêu trước ngực vầng trăng

                    Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.

                               (Trích: Dòng sông mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1: ( 2,0 điểm):Dòng sông ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự miêu tả ấy có tác dụng gì?

Câu 2: (1,0 điểm): Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng biện pháp tu từ từ nào? Chỉ rõ những biện pháp tu từ đó?

Câu 3: (2,0 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
229
0
0
Tuấn Kiệt
21/06/2022 20:30:42
+5đ tặng

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc khác nào mới may

Chiều chiều thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên ...

(Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ trên.

⇒⇒ Thể thơ: lục bát ( 6 - 8 ) ; PTBĐ của bài thơ trên là: tự sự, miêu tả.

Câu 2. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng?

⇒⇒ Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm: 

- Buổi sớm: "mặc áo" lụa đào thướt tha. 

- Buổi trưa: áo xanh sông "mặc" khác nào mới may. 

- Buổi chiều: "cài lên màu áo" hây hây ráng vàng. 

- Buổi đêm: thêu trước ngực vầng trăng trên nền nhung tím. 

→→ Tác dụng: Nhằm khắc họa lại vẻ đẹp của dòng sông qua từng thời điểm trong một ngày. 

Câu 3. Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện BPTT, biện pháp nghệ thuật đó.

⇒⇒ Bài thơ trên chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. 

- Các từ ngữ thể hiện BPTT đó là: mặc ; cài lên ; điệu. 

Câu 4. Nêu cảm nhận chung của em về nội dung bài thơ.

⇒⇒ Nội dung: bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương theo từng thời điểm trong cùng một ngày. Đồng thời qua đó cũng thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ngọc Anh
21/06/2022 20:31:21
+4đ tặng
câu 1
-dòng sông được miêu tả theo trình tự thời gian
- miêu tả theo trình tự thời gian có tác dụng cho việc miêu tả sự thay đổi về màu sắc của dòng sông

 
0
0
Linhchann
21/06/2022 20:31:31
+3đ tặng
1.trình tự thời gian.sắp xếp
2,Biện pháp tu từ: so sánh ( có từ như là từ so sánh, áo xanh sông mặc là vế được so sánh, mới may là vế để so sánh )
3.Bài thơ "Dòng sông mặc áo" là một bài thơ vô cùng đặc sắc. Bằng việc sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc và cả sự quan sát tinh tế của mimhf, tác giả đã thể  hiện lên sự thay đổi màu sắc trong mỗi thời điểm của dòng sông. Đầu tiên là vào buổi nắng lên, tác giả đã miêu tả dòng sông như mặc áo lụa đào và thướt tha một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ. Tiếp theo là lúc về trưa. ở đây, dòng sông lại thay đổi màu sắc : từ màu lụa đào chuyển sang màu xanh. biện pháp so sánh như càng làm thêm vẻ tươi mới cho dòng sông. Và đến chiều tà, màu sắc lại nhẹ nhàng thay đổi sang màu hây hây ráng vàng. Đây là màu của hoàng hôn rực rỡ. Vậy ta có thể thấy, đây là một bài thơ đặc sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×