Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài mới: Thỉnh thoảng trên báo chí hoặc trong cuộc sống đời thưòng, chúng ta gặp một số câu văn hài hước như: “ Đi tu Phật bắt ăn chay, thịt có ăn được, thịt cầy thì không” . Hay; “ Còn trời, còn nước, còn non, / Còn cô bán rượu anh còn say sưa” . Ta thấy câu văn hay hay nhưng nhiều khi không hiểu hết ý nghĩa của những câu ca dao nầy. Do đó, công việc của chúng ta hôm nay là nghiên cứu xem chơi chữ là gì, các dạng chơi chữ nào thường gặp? Từ đó, chúng ta có thể tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương, trong đời sống hằng ngày người ta cũng rất hay chơi chữ. Không chỉ người lớn mà HS còn nhỏ tuổi cũng thích chơi chữ. Chơi chữ là một biện pháp tu từ lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ, tạo ra những liên tưỏng bất ngờ, thưòng dùng để châm biếm, đả kích hoặc để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị,.
Lối chơi chữ rất đa dạng, SGK đã nêu ra 5 lối chơi chữ:
+ Dùng từ đồng âm.
+ Dùng lối nói trại (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm.
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. Có khi kết hợp lối chơi chữ đồng âm với lối chơi chữ đồng nghĩa, câu đối . VD: “Au là trẻ, trẻ ăn ấu. Kê là gà, gà ăn kê” .
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |