Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
(Hồ Chí Minh)
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy mà những vấn đề liên quan đến trẻ em luôn được quan tâm. Một trong những vấn nóng hổi hiện nay là nạn bạo hành trẻ em.
Đầu tiên “bạo hành” là khi con người có những lời nói hoặc hành động có tính chất lăng mạ, xúc phạm hay tấn công, đánh đập một cách dã man, bất chấp vi phạm đạo đức, pháp luật. Tuy xã hội ngày càng phát triển, nhưng ở nhiều nơi,
trình độ dân trí vẫn chưa có. Vì vậy, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị bạo hành nhất.
Người xưa có câu: “Yêu cho roi, cho vọt/Ghét cho ngọt cho bùi”. Suy nghĩ đó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến cho việc đánh con cái đã trở thành một thói quen của các bậc phụ huynh, với lí do là có yêu thương mới làm như vậy. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng đứa con do mình sinh ra, mình có quyền dạy dỗ - dù là theo tiêu cực nhất. Họ dùng đòn roi để trừng phạt, dạy dỗ một đứa trẻ. Không chỉ trong gia đình, nạn bạo hành còn có thể diễn ra ở trong nhà trường diễn ra với muôn hình vạn trạng. Chắc hẳn ai cũng từng biết đến vụ việc một cô giáo nọ phạt học sinh bắt học sinh quỳ xuống để các bạn trong lớp tát liên tiếp vào mặt. Nhiều học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân…
Trẻ em bị bạo hành không chỉ về thể xác mà còn bạo hành về tinh thần. Việc mắng nhiếc, dọa dẫm đã khiến cho các em cảm thấy sợ hãi, đôi khi còn tạo ra những ám ảnh trong tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cũng như dễ dẫn đến gặp phải chướng ngại tâm lý, trầm cảm... Việc bạo hành như vậy tuy không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng để lại hậu khôn lường. Bởi những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian. Vết thương tinh thần sẽ khó chữa lành hơn rất nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo hành không chỉ đến từ trình độ dân trí kém, suy nghĩ cổ hủ đã ăn sâu vào tiềm thức. Mà còn xuất phát từ việc Nhà nước chưa có hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh để xử lí các hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn hành vi bạo hành trẻ em. Đầu tiên, Nhà nước cần ban hành các luật quy định bảo vệ quyền lợi của trẻ em hay xử lí nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em. Tiếp đến, xã hội cần chung tay lên tiếng phê phán, cha mẹ cần thay đổi suy nghĩ cổ hủ…
Trẻ em cần được bảo vệ, yêu thương. Hãy xây dựng một xã hội văn minh để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |