Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử! ko chép gg:)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
343
2
0
Kly
17/10/2022 19:52:44
+5đ tặng

Nếu như được xuyên không về quá khứ, tôi muốn xuyên về giai đoạn cuối thời Lý, đầu thời Trần để chứng kiến Drama nổi tiếng nhất lịch sử: Cảnh – Hoàng – Thiên – Liễu.

Bài viết dưới đây không nói về đúng sai của Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung cũng như những việc liên quan chính trị. Hậu thế chúng ta chỉ nên ngoảnh mặt lại nhìn lịch sử, chứ không được phán xét những gì tiền nhân đã làm.

Với cuộc đời đầy sóng gió, Lý Chiêu Hoàng – Lý Chiêu Thánh – Lý Thiên Hinh, tên húy là Lý Phật Kim: Vị vua cuối cùng của nhà Lý, Nữ hoàng đầu tiên của Đại Việt, Nữ vương bi kịch nhất lịch sử. Từ làm vua triều Lý xuống làm hậu triều Trần, bị phế truất làm công chúa và tệ hại nhất là bị chồng đem gả cho người khác.

Năm 1224, Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là công chúa Chiêu Thánh. Năm đó nàng mới 7 tuổi – bảy tuổi, nàng lên ngôi, và rơi vào cuộc chiến chính trị, báo động kết thúc của vương triều nhà Lý rực rỡ hơn 200 năm.

1225 – Dưới sự dàn xếp của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt thời gian cai trị của nhà Lý, lịch sử bước sang trang mới. Từ Hoàng đế, Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu, vợ của Trần Thái Tông Trần Cảnh.

Về việc nhường ngôi cho chồng, Đại Việt sử kí toàn thư có ghi chép:

“Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng.

Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ.

Thủ Độ nói: “Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?”.

Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”.

Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ Độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu và các tướng không được vào. Thủ Độ loan báo rằng:

“Bệ hạ đã có chồng…”

Bảy tuổi, làm sao có tình cảm nam nữ? Có chăng chỉ là sự gần gũi và ngây thơ giữa 2 đứa trẻ. Chỉ vì sự trong sáng của trẻ thơ mà những người lớn kia đã biến nó thành một âm mưu chính trị – một cách chuyển giao êm thấm và khôn khéo.

1226 – Trần Thủ Độ ép chết Lý Huệ Tông. Trước khi chết ngài còn khấn: “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế.”

Quả nhiên, lời từ miệng vua thốt ra không sai. Sau đó, nhà Trần cũng bị rơi vào tay ngoại thích, khi Hồ Quý Ly lên ngôi và lập ra nhà Hồ.

Năm 1233, Lý Chiêu Hoàng 14 tuổi, hạ sinh thái tử Trần Trịnh, nhưng Thái tử mất sau đó không lâu. Sau cơ sự ấy, cơ thể nàng suy nhược và không hoài thai được nữa.

1237 – Lo sợ Chiêu Thánh không sinh nở được sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nhà Trần, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung bàn bạc, yêu cầu Trần Thái Tông phế hoàng hậu, lập Thuận Thiên công chúa – chị gái của Chiêu Thánh, và cũng là vợ của Trần Liễu (anh trai của Thái Tông Trần Cảnh) – đang mang thai 3 tháng, lên làm Hoàng hậu.

Trần Cảnh không chấp nhận được chuyện trái đạo, vô luân thường đạo lý ấy, nên đang đêm đã trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư chùa Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Thái sư vừa dỗ dành vừa gây sức ép rất lớn, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo.

Không còn cách nào khác, Trần Thái Tông phải trở về kinh thành, phế bỏ Chiêu Thánh, lập công chúa Thuận Thiên làm Hoàng hậu. Chiêu Thánh công chúa lúc đó độ 19 – 20 tuổi.

Vậy Trần Cảnh – Chiêu Hoàng – Thuận Thiên – Trần Liễu. Ai mới là người có lỗi?

Chiêu Thánh – từ ngôi cửu ngũ chí tôn, bị giáng thành Hoàng hậu rồi làm Công chúa, mang tội danh thiên cổ làm mất cơ nghiệp nhà Lý. Cuộc đời là một nỗi bi thương.

Thuận Thiên – lên ngôi Hoàng hậu nhưng là để thay thế cho em gái. Lấy chồng của em gái, em trai của chồng. Có lẽ sự ăn năn đã khiến bà ra đi khi còn quá trẻ – 32 tuổi. Tuy nhiên, bà vẫn có ba người con với Trần Cảnh và một với Trần Liễu.

Còn Trần Liễu – Còn gì đau lòng hơn khi vợ mang thai cốt nhục 3 tháng của mình lại bị em ruột lấy làm vợ. Lực bất tòng tâm không thể kháng lại thế lực lớn, chỉ có bi phẫn, uất hận lẫn đau thương.

12 năm – Cùng nhau lớn lên, 7 năm làm vợ chồng, từ ngây thơ non nớt đến tình yêu khắc cốt khi tâm….

Vậy Chiêu Thánh có yêu Trần Cảnh hay không?

Chắc chắn là có, nhưng thời thế và lợi ích gia tộc không cho phép họ ở bên nhau, chỉ có thể mãi mãi nhìn người kia ở bên cạnh người khác.

Vậy Trần Cảnh có yêu Chiêu Thánh không?

Cũng chắc chắn là có, vì họ đã cùng nhau trải qua những năm tháng thanh xuân. Năm 20 tuổi, vì không thể chấp nhận được việc cưới chị dâu do Trần Thủ Độ sắp xếp, Vua đã bỏ kinh lên chùa với ý niệm xuất gia. Về câu chuyện gả vợ cho người khác, Trần Cảnh cũng bị tiếng vang chê trách muôn đời:

“Trách người quân tử bạc tình

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.”

Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần) – vị tướng có công cứu giá và được đặc ân đổi họ sang họ Trần.

Không biết Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh cho Lê Tần với mục đích gì, nhưng dù sao những năm tháng còn lại, Chiêu Thánh cũng được hạnh phúc bên chồng và sinh hạ một trai một gái. Một trong những người con là vị tướng Trần Bình Trọng với câu nói để đời – “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Năm 1277, Trần Thái Tông qua đời.

Năm 1278, Chiêu Thánh công chúa qua đời, ra đi không rõ nguyên nhân.

Dù sao đi nữa, tôi vẫn tin vào tình yêu, tin vào duyên nợ giữa Trần Cảnh và Chiêu Thánh. Tôi tin hai người họ vốn đã yêu nhau vô cùng, nhưng kiếp này lại vô tình trở thành nạn nhân trong cuộc chiến vương quyền chính trị tàn bạo.

Nhưng người xưa đã đi, lịch sử luôn là ẩn số. Nhìn mối lương duyên của hai người, hậu thế cũng chỉ có thể thở dài xót xa. Âu cũng là số kiếp có duyên nhưng phận mỏng của Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hoa anh Dao
17/10/2022 20:55:05
+4đ tặng

cách1
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.
                                                       Cách 2
                                                                     bài làm
 Quốc ca Việt Nam - một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.

Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D., ông lại biết được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.

Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D. - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý - người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.

Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.

Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×