Trong cuộc sống của chúng ta, đã là con người thì ai cũng có những sai lầm, thiếu sót. Cả cuộc đời của chúng ta là sự cho – nhận, vay – trả… Thế nên khi chúng ta mắc lỗi lầm cần có người khoan dung, rộng lượng tha lỗi; khi giúp ích được chúng cho người khác, ta sẽ nhận lại sự biết ơn. Điều đó thể hiện rõ qua câu nói "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những diều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá và trong lòng người". Sau đây tôi xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Dân gian có câu chuyện: Hai người bạn rất thân cùng nhau đi dạo ngắm biển và tranh luận về một vấn đề. Anh này không chịu anh kia đã buông lời xúc phạm bạn mình, người bị xúc phạm ghi lên cát lỗi lầm của bạn. Lúc sau, hai người quyết định đi bơi, người bị xúc phậm khi nãy bây giờ bị đuối sức, được bạn mình kéo lên. Anh ta liền khắc lên đá công ơn, sự giúp đỡ của bạn. Qua câu chuyện, ta hiểu được rằng: có những lỗi lầm cần phải quên đi, có những công ơn nghĩa tình cần phải được lưu lại và khắc sâu trong tim mãi mãi. Vậy “lỗi lầm” là gì? “Lỗi lầm” là những sai sót mà bản thân chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Vì có những “lỗi lầm” nên mới cần đến sự thứ tha, khi chúng ta cứu giúp người khác, sẽ nhận lại “sự biết ơn”. “Biết ơn” là bày tỏ tình cảm, ghi nhớ công ơn đối với những gì cứu giúp khi gặp nạn, một lời an ủi hay cử chỉ ân cần cũng được xem như là đã giúp đỡ người khác về mặt tinh thần rồi. Câu chuyện trên là một bài học mang đậm tính giáo dục, nhân văn, sâu sắc về sự tha thứ và lòng biết ơn.
Thế tại sao chúng ta lại phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và biết ơn khi họ làm điều gì đó tốt đẹp cho mình? Dẫu biết những lồi lầm ấy có thể gây ra cho ta những đau buồn, thậm chí tổn thất về mặt vật chất lẫn tinh thần, song,, ta cần có long khoan dung và vị tha để quên đi, xóa bỏ theo thời gian và hãy luôn tin tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp trong con người họ: cũng giống việc người này viết lỗi lầm của bạn mình lên cát. Hơn nữa, nếu ta không quên đi chuyện cũ mà cứ giữ lấy những lỗi lầm của người khác, thù hận thì sẽ sống mãi trong bực bội, ghen ghét, không một lúc nào tâm hồn được thảnh thơi. Nếu ta cứ nuôi dưỡng mãi sự căm hận, chẳng khác nào ta nuôi trong tâm hồn một con thú dữ luôn tìm cách hãm hại đồng loại, chực chờ mãi khiến tâm hồn ta héo mòn đi. Quan trọng hơn hết, có ai trong chúng ta là vô tội chưa, đã ai chưa từng mắc lỗi? Khi chúng ta mắc lỗi mà nhận lại được sự tha thứ, chẳng phải rất nhẹ nhõm sao? Khi người khác giúp đỡ mình, chúng ta cần phải biết ơn họ, trân trọng những sự giúp đỡ đó. Những biểu hiện của “lỗi lầm” và sự “tha thứ” luôn có trong cuộc sống quanh ta: Cha mẹ luôn luôn rộng lòng tha thứ cho những lỗi lầm của con cái hay thầy cô luôn cho học sinh mình cơ hội để sửa sai,… Sự tha thứ đó còn biểu hiện từ ngàn xưa khi Lê Lợi đánh thắng giặc Minh và còn cấp thuyền, cấp ngựa, lương thực cho chúng về nước. Quang Trung đã tha chết cho các tướng sĩ khi họ ra chịu tội,…
Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống có những người luôn sống trong hận thù, ganh ghét, không bao giờ tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, lại còn có những người không biết tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô, những người giúp đỡ mình. Thật là đáng trách! Hiểu được những điều này, ta cần khắc ghi những công ơn lên “đá” – tức là trái tim mình, xóa bỏ những lỗi lầm, hận thù, ghen ghét, đố kị.
Tóm lại “lỗi lầm” và “sự biết ơn” là yếu tố quan trọng mà một con người không thể không có. Con người sống nhờ lòng khoan dung và truyền thống cội nguồn. Ngay từ khi còn là học sinh, chúng ta phải luyện cho mình câu “xin lỗi” và “cảm ơn”, phải cố gắng khắc phục những khuyết điểm về mọi mặt để hoàn thiện mình, hơn thế nữa, khi con người giúp đỡ mình, phải biết nhớ ơn họ. Là học sinh em sẽ tập sống tha thứ và thể hiện lòng biết ơn vì đó là những thái độ sống đúng đắn mà một người cần phải có trong cuộc sống hiện nay.