LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

14/11/2022 13:23:16

Phân tích thành bài văn từ bài thơ Về thăm mẹ

phân tích thành bài văn từ bài thơ về thăm mẹ

Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
528
1
0
Nguyễn Tiến Thành
14/11/2022 13:44:04
+5đ tặng
Trong kho tàng văn học có rất nhiều bài thơ viết về người mẹ. Và tác giả Đinh Nam Khương cũng đóng góp vào đó một bài thơ rất giàu cảm xúc là “Về thăm mẹ”.

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Vào một buổi chiều đông, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa nhà. Hình ảnh đầu tiên người con nhìn thấy khi trở về nhà là căn bếp vẫn chưa lên khói, lúc này mẹ đang không có ở nhà. Từ xa xưa, căn bếp đã rất quen thuộc, gắn bó với người phụ nữ. Chúng ta từng bắt gặp căn bếp của bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Còn trong bài thơ “Về thăm mẹ”, căn bếp gắn với người mẹ. Dù là hình ảnh người bà, hay người mẹ, thì khi nhớ đến căn bếp, chúng ta sẽ đều nhớ đến vẻ đẹp đảm đang của người phụ nữ

Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc hoạt một loạt những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật gần gũi, giản dị. Mọi vật trong căn nhà đều có hinh bóng của người mẹ. Những đồ vật như chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương gắn bó với công việc hằng ngày của mẹ. Không chỉ vậy, người mẹ còn luôn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Để rồi từ đó, người con càng thêm yêu thương và thấu hiểu được mẹ nhiều hơn
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” cho thấy nỗi xúc động của người con trước nỗi vất vả, sự hy sinh của người mẹ. Tất cả đều bắt nguồn từ những chuyện giản đơn từng ngày chứ chẳng phải là điều gì lớn lao. Tác giả đã sử dụng ngôn từ giản dị, giọng thơ sâu lắng, sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc để góp phần diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.

“Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Tác phẩm đã có những giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyên Nhi
14/11/2022 15:33:14
+4đ tặng

Tình mẫu tử vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Người con trong bài thơ trở về thăm mẹ sau một thời gian xa nhà. Chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi nhưng mẹ lại không có nhà. Người mẹ xuất hiện ở đây gắn với hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Và khi nhìn những đồ vật quen thuộc trong nhà, người con nhớ về mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường. Đó là những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

Người con một mình ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra” gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đó là sự xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Như vậy, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư