Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh và câu thơ nào?( bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 9)

1) Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh và câu thơ nào?( bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 9)
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.633
0
0
Khánh Nguyễn
20/11/2022 21:09:15
+5đ tặng

Hình ảnh được lặp lại và những chi tiết có trong có thay đổi trong ai khổ thơ. Việc lặp lại và thay đổi đã tạo nên sự đối ứng đầu cuối, thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi và trở về.

- Sự khác biệt là ở hướng của đoàn thuyền (ra khơi và trở về); ở thời gian (hoàng hôn và bình minh); hình ảnh bao trùm (mặt trời lặn và mặt trời mọc); ở khí thế con người (hăng hái khi ra đi, phấn chấn trước thành quả lao động khi trở về).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Hà Thương
20/11/2022 21:09:48
+4đ tặng

So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá:

*Giống nhau:

Hình ảnh"câu hát căng buồm":thể hiện niềm tin của những người lao động và tinh thần lạc quan ,niềm vui tươi của họ

*Khác nhau:

-Khổ đầu;Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn,khi mặt trời xuống biển

-Khổ cuối:cảnh đoàn thuyên đánh cá trở về lúc bình minh,khi mặt trời đội biển

0
1
Tiến Dũng
20/11/2022 21:10:04
+3đ tặng

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là khúc ca lao động đầy hào hùng của những người ngư dân khi hòa mình vào không khí lao động mới của đất nước. Bài thơ đã tái hiện sống động công việc lao động của người ngư dân trên biển, trong đó hai khổ thơ đầu diễn tả cảnh lên đường, những khổ tiếp theo là hoạt động của đoàn thuyền giữa biển trời đêm, cho đến khổ cuối ta được thấy cảnh đoàn thuyền bội thu trở về trong buổi bình minh lên.

"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Giống như một bài ca lao động, đã trải qua những khúc dạo đầu, đoạn điệp khúc và giờ là khúc cuối ngân nga, vang vọng. Mở đầu bài thơ là câu hát của người dân lao động - ngư dân làng chài, đến khi kết thúc bài thơ vẫn là câu hát ngân vang, tha thiết ấy. Khi đoàn thuyền đánh cá trở về, câu hát một lần nữa cất lên thể hiện cho niềm vui phơi phới, hạnh phúc dâng trào vì chuyến ra khơi trải qua một đêm vất vả trên biển đã được an toàn, bội thu trở về. Mặc cho khoang thuyền đã nặng đầy cá nhưng thuyền vẫn lướt đi lướt nhanh trên mặt biển như "chạy đua cùng mặt trời". Những câu hát của ngư dân cùng với ngọn gió làm căng buồm cho thuyền lướt nhanh trở về như đang chạy đua với thiên nhiên. Hình ảnh con người lao động trong tư thế làm chủ, dưới khung cảnh hùng vĩ, bao la của biển cả trở nên thật đẹp đẽ, huy hoàng.

Hình ảnh "mặt trời đội biển nhô màu mới" một lần nữa được xuất hiện tạo ra sự hô ứng thú vị với hình ảnh "mặt trời xuống biển" ở phần đầu bài thơ. Nếu như khổ đầu là hình ảnh mặt trời của buổi chiều hoàng hôn, tia nắng đã sắp tàn chỉ còn lại hòn than rực hồng, thì tới khổ thơ cuối, mặt trời ấy là của buổi sớm bình minh ngày hôm sau. Bình minh lên, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ kỳ vĩ, tráng lệ. Mặt trời đã có màu mới, tượng trưng cho ánh sáng mới, cuộc sống mới tươi đẹp, rực rỡ và tráng lệ. Nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh cũng là thời gian của chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá. Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" thể hiện cho thành quả lao động suốt hành trình muôn dặm ngoài biển khơi, cũng là thể hiện sự tự hào trước những thành quả trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Mắt của những con cá được ánh mặt trời chiếu rọi vào, lóe lên rực rỡ điểm tô cho thành quả lao động cực nhọc, dường như mỗi mắt cá lại là một mặt trời, là mặt trời huy hoàng của cuộc sống, của tương lai đất nước. Ta thấy rõ niềm tự hào, vui say trong lao động với hy vọng một cuộc sống tươi đẹp huy hoàng trước mắt của người dân làng chài trên đoàn thuyền đánh cá.

Bằng những hình ảnh đẹp, mới mẻ và nhiều màu sắc, khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận giống như lời ca ngợi ngân vang và bay bổng, từng câu thơ, từng hình ảnh đã gói gọn cả một hành trình lao động sản xuất yêu nước của người dân làng chài. Chỉ là một đoàn thuyền đánh cá nhưng đã góp phần vào công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, mỗi ngư dân đều đang đóng góp sức mình làm cho ngày mai của đất nước ngày càng tươi sáng hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×