Câu 1:
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị
Câu 2:
- Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.
-Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa chỉ người bạn thân, hiểu bạn như hiểu mình.
Câu 3:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng"
-đồng, sông ,bể, rừng trong khổ 1 gắn liền với quá khứ tươi đẹp, là hình ảnh thực hiện lên trong tâm trí của tác giả trong những năm tháng thiết tha, nồng ấm đẹp tươi khi xưa.
-Còn đồng, sông, bể ,rừng của hiện tại là hình của tâm tưởng mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ đã qua. Là sự hối lỗi của người chiến sĩ hôm nay vì đã lãng quê quá khứ nghĩa tình. Nó là sự gợi nhắc về năm tháng, về lòng người.
Câu 4:
-từ "ngỡ " là động từ
-Từ "ngỡ" trong câu thơ “ngỡ không bao giờ quên” trong bài thơ 'Ánh trăng" của Nguyễn Duy lời khẳng định, chắc chắn là, đinh ninh là không bao giờ có thể quên được "vầng trăng" - người bạn chí cốt này. Trăng còn là biểu tượng của thiên nhiên, còn là biểu tượng của nhân dân nghĩa tình, thủy chung, trước sau như một luôn đồng hành cùng người lính.Đồng thời từ "ngỡ" còn là từ có ý nghĩa chuyển mạch cảm xúc của tác giả giữa quá khứ đẹp đẽ với hiện tại, tạo sự liền mạch trong cảm xúc hồi tưởng của Nguyễn Duy.