Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
27/11/2022 23:23:45

Cho câu thơ sau, chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 8 câu

Phần I: (7 điểm)

Cho câu thơ: “Những chiếc xe từ trong bom rơi”

Câu 1: Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 8 câu. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có chứa những câu thơ đó?

 Câu 2: Xét về cấu tạo từ trong Tiếng Việt “chông chênh” thuộc loại từ gì? Hãy giải thích ý nghĩa của từ trong đoạn thơ? Trong một văn bản ở chương trình Ngữ văn THCS cũng dùng từ đó, em hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai? Chép chính xác câu thơ có chứa từ trên.

Câu 3: Qua đoạn thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, phân tích những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một thành phần khởi ngữ. (Gạch chân và chú thích rõ)

          Phần II: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian là vàng

      Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

       Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết.

       Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

       Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng là lỗ.

       Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

      Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

                                            (Theo Phương Liên- SGK Ngữ văn 9 tập 2- đd)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính văn bản trên là gì?

Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên phép liên kết đó?

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 15- 20 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò ngày nay.  
1 trả lời
Hỏi chi tiết
206
1
0
Nguyệt
27/11/2022 23:24:45
+5đ tặng

1/
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm."
>>Đoạn thơ thể hiện tinh thần đồng đội gắn bó keo sơn của người lính đồng thời cho thấy tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nơi chiến trường của họ.
2/
"Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" phản ánh chân thực tình đồng chí đồng đội, tỏng mưa bom bão đạn tinh thần ấy càng tỏa sáng, tiếp thêm sức mạnh động lực cho nhau để tiếp tục chặng đường phía trước
Liên hệ đến bài "Đồng chí" của Chính Hữu: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ"
3/
''Bếp Hoàng Cầm" là loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay địch phát hiện từ trên cao.
4/
Những người lính định nghĩa "chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy". Đây là một cách định nghĩa hóm hỉnh, cho thấy tinh thần đồng chí đồng đội keo sơn, từ tình cảm bạn bè anh em đã nâng lên thành ruột thịt.
5/
Từ láy "chông chênh" được sử dụng nhằm diễn tả hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất trên hành chình chiến đấu, họ phải sinh hoạt vất vả, giấc ngủ chập chờn.
6/
Câu thơ sử dụng phép lắp từ "lại đi" giống như nhịp bước hành quân của những người lính, nhằm nhấn mạnh tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm chiến đấu vì một ngày mai tương sáng.
7/

 Hai đoạn thơ đã thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng và tình đồng chí đồng đội găn bó keo sơn của những người lính. Dù con đường phía trước còn bao khó khăn chồng chất, nhưng tinh thần hiên ngang, lạc quan và dũng cảm của các anh thật đáng ca ngợi. Các anh vẫn vui tươi tếu táo:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây hợp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."

Sau những tháng ngày lái xe gian khổ giữa rừng Trường Sơn, phải chịu bao mưa gió, bụi bặm, bom đạn… thì hôm nay họ đã có thể gặp lại đồng đội của mình. Những cái “bắt tay” vội vàng nhưng ấm tình đồng đội. Cái “bắt tay” ấy như tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ tiếp tục chặng đường kháng chiến.
 Những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn kiên trung bất khuất, gặp lại anh em, họ cùng dựng nồi nấu bếp ăn một chén cơm mà ấm tình đồng đội"

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm."

''Bếp Hoàng Cầm" là loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay địch phát hiện từ trên cao. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, giấc ngủ chập chờn như thế ấy nhưng tinh thần họ vẫn vui vẻ, lạc quan. Họ chung bát đĩa và trở thành anh em ruột thịt. Hình ảnh ẩn dụ “xanh thêm” và nghệ thuật điệp từ “lại đi” như một lời động viên, kêu gọi các anh hãy luôn mạnh mẽ kiên cường tiến về phía trước. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin vào tương lai hòa bình, độc lập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo