Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết

Làm phần I trừ câu 3 ra
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
9Ag

Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề gồm 01 trang)
PHẦN I (7,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết:
Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên
truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng
nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa? ”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được
bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người
đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữ chợ. “Khiếp thật, tinh những
người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa chứ, chỗ này giết được năm Pháp với
hai Việt gian; chỗ kia phả đổ một xe tăng và một xe dịp. “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia
giết một ti, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành
đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!
(Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (1,25 điểm): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện,
xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao
tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?
Câu 2 (1,25 điểm): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích
trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”.
Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp,
phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản "Làng” để làm rõ lòng
yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, trong
đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn).
Câu 4 (1,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của
nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
PHẦN II (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thể giới xung quanh chỉ là những cái bóng.
Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm
vào những chiếc bóng mà thôi. Nhưng nếu một ngày chúng ta chịu quan tâm và
lắng nghe,
thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân
thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại
và sai lầm, những ước mộng không thành. Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là
những con người hiện hữu chứ không phải chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không
hề đơn độc trên thế gian này. Cũng như sự yêu thương là có thật. Khi mà nỗi cô đơn luôn
rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu, trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh,
cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người”.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., NXB Hội nhà văn, 2016)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng
ta phải làm gì?
Câu 3 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân,
với độ dài không quá 2/3 trang giấy thị, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều kì diệu
của sự lăng nghe.
Hết
0 trả lời
Hỏi chi tiết
816

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo