Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn viết

Trong Hịch Tướng Sĩ, Trần Quốc Tuấn viết:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng..."
Em hãy chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.
  • Giúp mình với :<<
3 trả lời
Hỏi chi tiết
102
1
0
Le Nhi
09/03/2023 20:59:10
+5đ tặng
Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
huyenxinh
09/03/2023 21:04:35
+4đ tặng
Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan, cùng với đó là khát vọng được hy sinh cho độc lập của tổ quốc cao đẹp của ông. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của một vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.
1
0
Thơ Đỗ
09/03/2023 21:05:10
biện pháp tự từ : Liệt kê

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo