Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới :
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Tiếng Việt 2, Tập 1)
Khoanh tròn vào một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5)
Câu 1. Câu chuyện trên thuộc thể loại nào?
A.Truyện cười. B. Truyền thuyết. C. Truyện cổ tích. D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Nội dung chính của truyện trên là:
A.Tình cảm anh em. B. Tình cảm cha con.
C. Tinh thần đoàn kết. D. Tình cảm vợ chồng.
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu chuyên trên là:
A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ
Câu 4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. Cho thừa hưởng cả gia tài. B.Trách phạt
C.Lấy ví dụ về bó đũa. D. Giảng giải đạo lí của cha ông.
Câu 5. Câu văn “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” là câu mở rộng thành phần nào?
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Bổ ngữ
Câu 6. Em có nhận xét gì về hình ảnh người cha trong câu chuyện trên.
Câu 7. Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì? Trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn ngắn (3-5 câu).
Câu 8. Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra cho bản thân từ câu chuyện trên. (Trả lời khoảng 3-5 câu).