Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, là nơi sinh trưởng của rất nhiều loại cây. Có loài cho bóng mát, có loại cho hoa, có loại cho quả, và cũng có loại cho dòng nước mát lành, trong đó có cây mía. Mía là loại cây vô cùng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta.
Mía là loại cây rất đặc biệt bởi nó là loại cây khổng lồ trong các cây họ Hòa Thảo, là một loại cỏ sống lâu năm, được tìm thấy và gieo trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới hoặc ôn đới. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều mía và trên khắp đó đây của tổ quốc, ta có thể bắt gặp những khóm mía đứng chụm vào nhau thành những cụm mía xanh tốt.
Mía là loại cây không có cành mà chúng chỉ gồm một thân, lá và rễ. Thân mía, tùy vào điều kiện sinh sống mà nhỏ hoặc to. Nhưng so với các loại cỏ cùng loài thì mía là loại có thân mập, cao khoảng hai đến sáu mét. Thân mía thẳng và chắc như những cây gậy gộc nhỏ với nhiều đốt, mỗi đốt dài tầm một gang tay người trưởng thành. Bao bọc bên ngoài thân là lớp áo màu tím, hơi cứng để bảo vệ lớp “thịt mía” phía trong. Dù thẳng nhưng khi mọc, cây mía thường nghiêng một góc ba mươi độ so với mặt đất vì mía quá dài và mảnh khảnh, khó để phát triển lên thẳng như những loài cây vững chãi khác. Đầu thân, hay còn gọi là ngọn mía, đâm trổ những lá dài, thuôn nhọn như thanh kiếm, màu xanh thẫm, được phủ một lớp lông nhỏ và cứng, sờ vào thấy hơi ram ráp và ngứa. Khi gió thổi qua từng khóm, lá mía chạm vào xanh, tạo ra âm thanh xào xạc vui tai mà êm ái, hòa vào khúc điệu lá của những cây ngày nắng hạ. Một số giống mía còn cho ra hoa, hoa mía hay còn gọi là bông cờ không mọc riêng lẻ mà thường mọc thành từng chùm. Vì trong gieo trồng, người ta thường chọn các giống mía không ra hoa hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp để hạn chế mía ra hoa, nên ít khi ta thấy hay nhắn đến hoa mía.
Thân mía khi tách lớp vỏ tím bên ngoài thì có vị ngọt, phần gốc sẽ ngọt hơn phần ngọn mía. Điều kiện sinh trưởng của mía là ở nhiệt độ trên hai mốt độ C và mía sẽ chết khi nhiệt độ thấp dưới năm độ C. Mía là loài cỏ hướng sáng, đòi hỏi một môi trường sống có nhiều ánh sáng, thiếu ánh sáng thì mía sẽ kém phát triển và giảm lượng đường trong thân. Vì vậy ở những vùng nhiệt đới, mía phát triển mạnh nhất vào mùa hè với từng khóm xanh tốt khi độ dài của ngày tăng lên. Bên cạnh các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, thì mía cũng như bao loại cây khác, cần được cung cấp đủ nước để phát triển. Mía không kén đất nên dễ trồng và phổ biến ở khắp nới trên thế giới.
Không chỉ được trồng vì dễ chăm sóc mà mía còn trở nên phổ biến bởi những lợi ích thiết thực và giá trị kinh tế mà nó đem lại. Thân mía được ép làm nước uống hoặc được cắt thành miếng nhỏ, nhai râm ran những lúc nghỉ ngơi thư giãn. Mía cũng được ăn sau bữa chính như một cách để làm sạch miệng. Nước mía đá giờ đây cũng là thức uống phổ biến ở Việt Nam, còn gì tuyệt bằng được thưởng thức một cốc mía có thêm chút đá mát vào ngày hè nóng nực. Nước mía ép từ thân ngoài việc được uống trực tiếp còn có thể được chế biến thành đường, tạo ra sản phẩm mía đường rất nổi tiếng và mang giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên, là một sản phẩm hữu cơ nên được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi các loại đường hóa học đang tràn lan và được sử dụng một cách bừa bãi. Bã mía sau khi được ép lấy nước có thể được sử dụng như một loại phân bón xanh, vừa tiết kiệm chi phí chăm sóc lại vừa góp phần bảo vệ môi trường. Người nông dân cũng sử dụng lá mía làm thức ăn cho vật nuôi như trâu, bò, thỏ, …
Cây mía tuy không phải loài cây được nước ta chú trọng phát triển và đầu tư như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, … nhưng lại là loại cây có giá trị sử dụng cao và có tiềm năng để phát triển nếu được quan tâm nhiều hơn. Mía không chỉ hiện hữu trong đời sống mà đi vào câu thơ, đi vào những lời ru êm ái của mẹ, đi vào kỉ niệm quá khứ tuổi thơ:
cho mink 5* nhé.................