Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hình ảnh các cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã là một nguồn cảm hứng bất tận cho văn học cách mạng, đó là những cô gái kiên cường nhưng giàu tình cảm, mang những phẩm chất tốt đẹp. Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) là một minh chứng tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt của hình tượng cô thanh niên xung phong trong lòng bạn đọc. Nhà văn Lê Minh Khuê, bằng một bút pháp tinh tế và cảm nhận sâu sắc, đã mở ra một khoảng trời kí ức trong tâm hồn Phương Định, hé lộ những phẩm chất của nhân vật, đặc biệt qua dòng chảy tâm trạng của Phương Định khi cơn mưa đá tới: “Ở đây, trên cao điểm… chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi”.
Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Đề tài của Lê Minh Khuê trong những năm chiến tranh chính là cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” kể về cuộc sống của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Ba nữ thanh niên xung phong (Thao, Phương Định, Nho) làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm, họ phải luôn bình tĩnh đối mặt với thần chết. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút bình thản, mơ mộng, và rất gắn bó với đồng đội của mình. Một lần phá bom, Nho bị thương, cả Phương Định và chị Thao đều xót xa, lo lắng. Bỗng nhiên một cơn mưa đá ập đến khơi dậy trong Phương Định rất nhiều kí ức và hoài niệm. Đoạn trích nằm ở cuối tác phẩm, miêu tả diễn biến tâm trạng của Phương Định trong cơn mưa đá
Qua đoạn trích trên, ta nhận ra Phương Định là một cô gái giàu tình cảm, có tâm hồn trong sáng. Khi cơn mưa đá vừa đến, trong tâm hồn đa cảm của Phương Định ánh lên những tia sáng của niềm vui. Lúc này đây, không khí oi ngạt và căng thẳng của cuộc chiến vẫn chưa lắng xuống, cụm từ “cao điểm đầy bom” như dồn nén trong đó tất cả những ngột ngạt, những đau đớn, những xót xa của cuộc phá bom vừa diễn ra, nó gợi nhớ người đọc hoàn cảnh sống biệt lập và đầy hiểm nguy của Phương Định cùng đồng đội.
Cho nên, câu văn “trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá” không chỉ là một lời trần thuật đơn thuần, mà còn hàm chứa trong đó một sự ngạc nhiên, vui thích. Bởi sự xuất hiện của cơn mưa đá khiến mạch truyện trở nên đầy chất thơ, cơn mưa đá đã phủ lên hiện thực khốc liệt của chiến trường một màn sương huyền ảo: Tiếng mưa ồn ã tương phản với bầu không khí im lặng đến đáng sợ của giờ phút phá bom. Hơi lạnh của cơn mưa tương phản với sự oi ngạt, căng thẳng của hoàn cảnh chiến trường gian khổ, ác liệt. Niềm vui mà cơn mưa mang đến, tương phản với tâm trạng rối bời, lo lắng, kìm nén của chị Thao và Phương Định khi Nho bị thương. Cơn mưa đá chính là cao trào cảm xúc, như một sự vỡ òa tâm trạng.
Phương Định gọi cảm xúc của mình là “niềm vui con trẻ” – đó là cái niềm vui tràn đầy, hồn nhiên, cái niềm vui ngây thơ không vướng chút lo âu, nhọc nhằn, để được sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc đời. Niềm vui ấy, trong phép ẩn dụ “nở tung ra, say sưa, tràn đầy”, bừng sáng trong tâm hồn cô thanh niên xung phong như một đóa hoa tươi tắn đầy hương sắc. Phải chăng niềm vui ấy chính là hương sắc của chính tâm hồn đầy mộng mơ, đầy hồn nhiên của Phương Định?
Và niềm vui ấy không chỉ bừng lên trong tâm hồn Phương Định, mà còn có sức lan tỏa, cộng hưởng đến đồng đội của cô. Chị Thao nếu lúc trước còn lúng túng, đau xót vì chị sợ máu, không thể chăm sóc cho Nho, thì bây giờ chị “lúi húi hốt cái gì dưới đất”. Từ láy “lúi húi” gợi lên sự mải mê, ham thích, những viên đá do cơn mưa mang lại cũng khơi dậy trong chị những niềm vui nho nhỏ, hồn nhiên. Nếu lúc trước Nho hãy còn dáng vẻ tiều tụy, đau đớn vì vết thương, thì nay niềm vui ấy lan tỏa khiến Nho có sức sống hơn. Nho “nhổm dậy, môi hé mở”. Câu nói của Nho, “Này, mày cho tao mấy viên nữa” giản dị, thân tình nhưng lại có vẻ gì đáng yêu. Tình đồng chí giữa Nho và Phương Định dường như được biểu hiện bình dị bằng sự sẻ chia những thứ thật nhỏ nhặt, là viên kẹo chanh, là đá từ cơn mưa,… nhưng ẩn sau đó là sự quan tâm, chăm sóc, là sự thấu hiểu, là sự gắn bó như chị em trong gia đình.
Cơn mưa đột ngột tạnh và đánh thức trong Phương Định những nỗi bâng khuâng, tiếc nuối. Sự tiếc nuối trống trải như lan tỏa khắp tâm hồn Phương Định qua câu văn “Nhưng tạnh mất rồi” buông nhẹ như một tiếng thở dài, và qua câu hỏi tu từ “Sau chóng thế” đầy xuýt xoa, lưu luyến. Phương Định tiếc nuối điều gì? Phương Định không tiế
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |