Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong cuộc sống, văn hóa và tiền bạc của cải là hai giá trị đối lập nhau. Nếu như tiền bạc, của cải thuộc về giá trị vật chất thì văn hóa lại thuộc về giá trị tinh thần. Và câu nói “Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng sẽ không có ai đánh rơi một gói văn hóa cho ta nhặt” đã đem đến cho mỗi người nhiều suy tư, suy nghĩ.
Tiền bạc, của cải nói riêng hay vật chất nói chung là đại lượng có thể đo đếm một cách rõ ràng, cụ thể. Đó cũng là những vật mà con người có thể mang theo bên mình nên cũng có thể dễ dàng đánh mất. Hình ảnh “ta có thể nhặt được gói tiền” muốn nói cho chúng ta rằng tiền bạc của cải là những thứ vật chất, dễ dàng đánh mất nhưng cũng có thể dễ dàng lấy lại được, thậm chí là nhặt được từ người khác. Còn “văn hóa” lại thuộc về những giá trị tinh thần cao quý và đẹp đẽ, khó cầm nắm được khó tạo ra được, nên không ai “đánh rơi văn hóa” cho chúng ta nhặt được. Tóm lại, câu nói trên mang đến một bài học ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống: Con người có thể dễ dàng tạo ra của cải vật chất nhưng văn hóa lại được xây dựng trong suốt một quá trình.
Tại sao chúng ta có thể dễ dàng nhặt được một gói tiền? Chúng ta có thể nhặt được một gói tiền vì nó cũng giống như những vật tùy thân, dù có gìn giữ nhưng cũng sẽ có lúc bất cẩn mà đánh rơi. Còn văn hóa thì khác, đó là những giá trị tinh thần thuộc về ý thức của mỗi người, không thể cầm nắm, không thể “đánh rơi” hay “nhặt được”. Hơn nữa nó là kết quả của quá trình tích lũy không ngừng nghỉ chứ không tự nhiên có ở mỗi người, không ai dễ dàng có được nó nhờ sự may mắn trong cuộc sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một biểu tượng về văn hóa cho dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người là kết tinh của những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đất nước với những giá trị của văn minh nhân loại. Người không chỉ là một vị lãnh tụ lỗi lạc mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của Việt Nam và thế giới. Trong suốt những năm tháng của cuộc đời mình, Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập và rèn luyện để có thể trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam như ngày hôm nay.
Như vậy, đây là một quan điểm đúng đắn và sâu sắc. Mỗi học sinh hãy nâng cao ý thức học tập, tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách góp phần xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa chính là một giá trị tinh thần quan trọng đối với con người. Cũng giống như câu nói của Albert Camus: “Không có văn hóa và thứ tự do tương đối nó gợi lên, xã hội ngay cả khi hoàn hảo cũng chỉ là rừng rậm. Vì vậy mọi sáng tạo đích thực đều là món quà gửi tới tương lai”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |