Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trò chơi rồng rắn lên mây

viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trò chơi rồng rắn lên mây(ko chép mạng) giúp mik với ạ,đắp ứng đúng nhu cầu tặng 30 xu ạ
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
631
1
0
Vinh
20/04/2023 20:16:00
+5đ tặng
Trò chơi rồng rắn lên mây là một trò chơi được yêu thích trên khắp thế giới, đặc biệt là trong giới trẻ. Tuy nhiên, để tham gia vào trò chơi này, người chơi cần phải hiểu rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi để đảm bảo tính công bằng và tránh việc xảy ra tranh cãi. Dưới đây là những quy tắc và luật lệ của trò chơi rồng rắn lên mây.

1. Định nghĩa trò chơi:
Trò chơi rồng rắn lên mây là trò chơi dành cho một nhóm người chơi, mỗi người chơi có một quân rồng hoặc rắn và sẽ di chuyển trên bàn cờ để đạt tới vị trí đích. Người chơi sẽ được quyền tung xúc xắc để quyết định số điểm và quyết định số bước di chuyển trên bàn cờ.

2. Bàn cờ:
Bàn cờ sẽ bao gồm một bức tranh chiếc máy bay lên đến vùng trời xanh, nơi mà các rắn và rồng sẽ leo lên và di chuyển. Trên bàn cờ sẽ có các ô vuông để đánh dấu con đường di chuyển của rắn và rồng, cùng với các thử thách và vật phẩm phải vượt qua để đạt tới đích.

3. Số điểm và số bước di chuyển:
Số điểm và số bước di chuyển của người chơi sẽ được quyết định bằng cách tung xúc xắc. Người chơi sẽ được kéo quân rồng hoặc rắn của mình tương ứng với số điểm tung được trên xúc xắc.

4. Vật phẩm trên bàn cờ:
Trên bàn cờ sẽ có các vật phẩm như cầu vồng, giáp thần, vòng tròn sinh lực… để giúp người chơi vượt qua thử thách và tiến tới đích đến nhanh hơn. Tuy nhiên, cũng có các vật phẩm như bom hay lỗ đen sẽ làm người chơi phải đi lại hoặc phải lùi lại.

5. Chiến thắng và kết thúc trò chơi:
Người chơi đầu tiên đưa quân rồng hoặc rắn của mình đến đích sẽ chiến thắng trò chơi. Trò chơi cũng có thể kết thúc nếu tất cả các người chơi cùng tiến hành đạt tới mục tiêu.

Trên đây là những quy tắc và luật lệ cơ bản của trò chơi rồng rắn lên mây. Việc hiểu rõ và thực hiện đúng quy tắc và luật lệ là rất quan trọng để đảm bảo tính công bằng và tạo nên một trò chơi vui nhộn và hấp dẫn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hà Việt
20/04/2023 20:21:17
+4đ tặng
Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam. Trò chơi này có nguồn gốc từ truyền thuyết về con rồng và con rắn yêu nhau và sinh ra các con rắn con. Khi trời đổ mưa, con rồng bay lên mây để tìm kiếm nguồn nước cho con rắn và các con rắn con. Con rắn và các con rắn con thì ở lại dưới đất và chờ đợi sự trở về của con rồng. Trò chơi này thường được chơi vào những ngày mưa hoặc sau khi mưa tạnh. Người chơi cần có một sợi dây dài hoặc một chiếc khăn dài để làm thành con rắn. Người chơi chia làm hai đội: đội rồng và đội rắn. Đội rồng gồm một người cầm đầu dây hoặc khăn và nhảy lên xuống như đang bay lên mây. Đội rắn gồm nhiều người cầm phần còn lại của dây hoặc khăn và bò theo sau như đang là các con rắn con. Quy tắc luật lệ của trò chơi là như sau: - Đội rồng phải cố gắng kéo dây hoặc khăn qua các vật cản như cây, bụi, hố,... để làm cho đội rắn khó theo kịp. - Đội rắn phải cố gắng giữ cho dây hoặc khăn không bị đứt hoặc bị vướng vào các vật cản. Nếu dây hoặc khăn bị đứt hoặc bị vướng, đội rắn phải nhanh chóng nối lại hoặc giải phóng để tiếp tục theo đuổi đội rồng. - Trò chơi kết thúc khi đội rồng quay lại nơi xuất phát và gặp lại đội rắn. Lúc này, con rồng và con rắn ôm nhau và các con rắn con cũng ôm lấy cha mẹ của mình. Trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp cho người chơi rèn luyện sức khỏe, kỹ năng phối hợp và tình cảm đoàn kết. Trò chơi này cũng thể hiện tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, giữa người và thiên nhiên.
0
0
nguyễn châu
20/04/2023 21:54:24
+3đ tặng

*Cách chơi:

- Cô giáo sẽ cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.

- Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:

Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”

- Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” thì trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
tặng xu đi

Nguyễn Trà My
vviết bài văn mà bn trả lời lạc đề rồi
0
0
QUANG HUY PHẠM
03/09/2023 15:51:07
 
<header class="entry-header-outer" rgb(44, 47, 52); color: rgb(44, 47, 52); font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, Oxygen, Oxygen-Sans, Ubuntu, Cantarell, "Helvetica Neue", "Open Sans", Arial, sans-serif; -webkit-text-size-adjust: 100%; padding: 0px 0px 20px; margin: 0px; list-style: none; border: 0px; outline: currentcolor; box-sizing: border-box;"><nav id="breadcrumb" 0px; margin: 0px 0px 20px; list-style: none; border: 0px; outline: currentcolor; box-sizing: border-box; color: rgb(102, 102, 102);"> Home/Tin tức 247
Tin tức 247Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về trò chơi dân gian (Dàn ý + 16 mẫu) Thuyết minh trò chơi dân gian hay nhất
</header><div class="featured-area" rgb(44, 47, 52); color: rgb(44, 47, 52); font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, Oxygen, Oxygen-Sans, Ubuntu, Cantarell, "Helvetica Neue", "Open Sans", Arial, sans-serif; -webkit-text-size-adjust: 100%; padding: 0px; margin: 0px 0px 20px; list-style: none; border: 0px; outline: currentcolor; box-sizing: border-box; position: relative; line-height: 1;">
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá

TOP 16 bài Thuyết minh trò chơi dân gian SIÊU HAY, sẽ giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn nguồn gốc, quy tắc, luật lệ các trò chơi kéo co, chi chi chành chành, mèo đuổi chuột, ô ăn quan, thả diều, rồng rắn lên mây, nhảy dây, ném còn, nhảy bao bố….

Mỗi trò chơi đều cần chuẩn bị, cũng như có những quy tắc, luật chơi khác nhau. Với 16 bài thuyết minh trò chơi dân gian dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn, nhanh chóng hoàn thiện bài văn thuyết minh của mình.

Đề bài: Em hãy giới thiệu về một trò chơi dân gian quen thuộc của dân tộc Việt Nam.

Dàn ý trò chơi dân gian

a) Mở bài

  • Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,…

b) Thân bài

* Giải thích khái niệm:

  • Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
  • Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.

* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể

– Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:

  • Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu?
  • Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?

– Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:

  • Số lượng người chơi
  • Độ tuổi thường chơi
  • Thời gian chuẩn bị
  • Thời gian chơi
  • Các kỹ năng cần thiết

– Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…)

– Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, …

– Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi

– Ý nghĩa của trò chơi dân gian:

  • Giải trí, tạo niềm vui cho con người
  • Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

c) Kết bài

  • Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Thuyết minh trò chơi kéo co ngắn gọn

Hiện nay, cả xã hội đang chạy đua với thời đại 4.0, đi liền với những loại máy móc điện tử là rất nhiều những trò chơi online ra đời, chiếm chỗ cho những trò chơi thông thường khác. Nhưng đã bao giờ chúng ta thử tìm về với những trò chơi dân gian và tận hưởng theo đúng nghĩa “ tuổi thơ”. Một trong số những trò chơi dân gian phổ biến có lẽ chính là trò chơi kéo co.

Kéo co là một trò chơi xuất hiện từ rất lâu đời và không ai biết rõ về nguồn gốc của nó. Trò chơi này thường được tổ chức trong các lễ hội truyền thống của dân tộc hoặc đơn giản là được trẻ con chơi trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt trò chơi này cần phải thể hiện tinh thần đồng đội cao và phải có sức khỏe để tham gia. Luật chơi của trò này vô cùng đơn giản. trước tiên chúng ta cần chuẩn bị một sợi dây thừng to, chắc chắn, có độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, đây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Đối tượng tham gia của trò chơi này là những người thanh niên khỏe và được chia là hai phe có số lượng bằng nhau để chơi( không giới hạn số lượng của một đối chơi) . Sau đó người chơi sẽ dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng nên cần phải rất cẩn thận khi chơi.

Trò chơi kéo co đã trở thành một nét đẹp văn hóa đối với người dân Việt Nam. Nó không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà còn thể hiện sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng khéo léo giữa những người chơi với nhau. Đây là một trò chơi dân gian truyền thống được mọi người vô cùng ưa chuộng và thường được tổ chức trong các hội hè, hội xuân tưng bừng náo nhiệt. Đặc biệt, từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại.

Như vậy, kéo co là một trò chơi dân gian vô cùng có ý nghĩa. Đáng tiếc rằng hiện nay có rất nhiều trò chơi điện tử nổ ra và dường như những trò chơi dân gian này đã dần bị rơi vào quên lãng. Do vậy mà việc tuyên truyền giáo dục trẻ chơi những trò chơi lành mạnh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Và tất cả chúng ta hãy chung tay bảo vệ, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này của dân tộc.

Thuyết minh về trò chơi Chi chi chành chành

Mặt trời đã lặn sau dãy núi Ba Vì phía Tây. Bóng chiều đang sẫm lại quanh những rặng tre ven làng. Gió nam hây hẩy dần dần xua đi không khí nóng bức của một ngày hè. Từ trong các ngõ xóm, trẻ con chạy túa ra sân đình để chơi những trò chơi quen thuộc.

Ba cô bé bắt đầu chơi trò chi chi chành chành. Một bé xòe bàn tay trái ra, hai bé kia cùng nhịp nhịp ngón trỏ vào lòng bàn tay bạn. Cô bé xoè tay cất tiếng đọc bài đồng dao quen thuộc:

Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa chết trương

Ba vương ngũ đếLá bông lá càÙ à ù ập.

Chi chi chành chành là trò chơi đơn giản, không cần đến đồ chơi và chỗ chơi cố định. Chỉ dăm ba đứa trẻ là có thể bắt đầu chơi ở bất cứ chỗ nào: trong nhà, ngoài ngõ, dưới gốc cau hoặc cây rơm ngày hè, bên bếp lửa hồng trong ngày đông lạnh giá. Trò chơi này luyện cho trẻ phản xạ nhanh, tạo tình cảm yêu mến, gắn bó với bạn bè cùng trang lứa. Cùng với những trò chơi hấp dẫn khác như ú tim, rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa… mà đứa trẻ nào cũng biết, chi chi chành chành và bài đồng dao vui tươi, nhí nhảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, in sâu vào kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Thuyết minh về trò chơi Mèo đuổi chuột

Trò chơi dân gian ngày nay đang được quan tâm đúng mức. Các trò chơi này thường được chơi ở những nơi sinh hoạt tập thể, trong trường học. Một trong những trò chơi đơn giản mà không cần chuẩn bị. Đó là trò Mèo đuổi chuột. Đây là trò chơi vui và bổ ích. Ta cùng tìm hiểu trò chơi này.

Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Mèo đuổi chuột có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi trò chơi này.Cách chơi

Số người tham gia chơi: khoảng 10 người trở lên. oẳn tù tì để chọn người làm mèo và người làm chuột. Người làm mèo và người làm chuột đứng riêng ra. Những người còn lại nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Sau đó, người làm mèo và người làm chuột ngồi quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì người làm chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì cố sức đuổi theo chuột. Khi chuột chạy tới vòng tròn thì hai người đứng chỗ vòng tròn đó phải giơ cao tay cho chuột chạy ra ngoài. Nếu mèo chạy đến vòng tròn, hai người đứng chỗ đó liền đứng sát lại nhau để mèo không chui ra được. Mèo phải tìm cửa khác để ra. Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua. Ván chơi kết thúc. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi khác đóng mèo và chuột. Người chơi vừa chơi vừa hát bài đồng dao sau:

“Mời bạn ra đâyTay nắm chặt tayĐứng thành vòng rộngChuột chui lỗ hổngĐể chạy cho mauMèo đuổi phía sauChạy đâu cho thoát.Thế là chú chuộtLại hóa thành mèoCo cẳng đuổi theoBắt mèo hóa chuột.

Trò chơi rất vui, tạo bầu không khí hào hứng, sôi nổi. Luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và rèn luyện sức dẻo dai.

Thuyết minh trò chơi Rồng rắn lên mây

Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.

Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mâyCó cây lúc lắcHỏi thăm thầy thuốcCó nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

– Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

– Có !

Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:

– Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

– Con lên mấy ?

– Con lên một

– Thuốc chẳng hay

– Con lên hai.

– Thuốc chẳng hay

Cứ thế cho đến khi:

– Con lên mười.

– Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

+ Xin khúc đầu.

– Những xương cùng xẩu.

+ Xin khúc giữa.

– Những máu cùng me.

+ Xin khúc đuôi.

– Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×