Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

đọc các lát cắt trong atlat địa hình VN trang 13,14 theo hướng dẫn bài thực hành 40 trong sgk

đọc các lát cắt trong atlat địa hình VN trang 13,14 theo hướng dẫn bài thực hành 40 trong sgk
1 trả lời
Hỏi chi tiết
526
1
0
vdungg
24/04/2023 22:19:10
+5đ tặng

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:
+ Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Qua dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá
+ Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?
(tỉ lệ ngang của lát cắt 1:2 000 000).
Độ dài lát cắt khoảng 360km (khoảng cách A – B đo được khoảng 18 cm: 18 × 20 km = 360 km)

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):
+ Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?
-Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Đá mác ma xâm nhâp và đá mác ma phun trào. Đất mùn núi cao
-Khu cao nguyên Mộc Châu có: Trầm tích đá vôi. Đất feralít trên đá vôi.
-Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Trầm tích phù sa. Đất phù sa trẻ.
+ Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
-Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Rừng ôn đới, phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều.
– Khu cao nguyên Mộc Châu có: Rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
– Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8).
Đặc điểm chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa hạ. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình nên có sự khác biệt:
-Khu vực Thanh Hoá: là vùng đồng bằng gần biển; nhiệt độ trung bình cao >23độC, lượng mưa tương đối khoảng 1700 – 1900 mm/năm.
-Khu vực Mộc Châu: là vùng cao nguyên nằm bên trong đồng bằng; nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 17độC – 25độC, lượng mưa vừa phải ≈ 1600mm/năm.
-Khu vực Hoàng Liên Sơn: là vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển vào nên có mưa nhiều nhất so với hai khu vực trên với lượng mưa trung bình từ 3500 – 3600 mm/năm; nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8độC – 18độC.
Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp:
+Khu núi cao Hoàng Liên Sơn
+Khu cao nguyên Mộc Châu
+Khu đồng bằng Thanh Hóa

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư